Mẫu biên bản bàn giao công việc là gì và chúng được sử dụng với mục đích gì?
Mời bạn đọc tìm hiểu các nội dung mà Box.edu chia sẻ trong bài viết
👉 Xem thêm: 8 Bí quyết nâng cao hiệu suất công việc giúp đạt 100% KPI
👉 Xem thêm: 8 Cách sắp xếp công việc hiệu quả giúp bạn gia tăng hiệu suất
Mục lục bài viết
Biên bản bàn giao công việc là gì?
Biên bản bàn giao là một loại giấy tờ, hay nói chính xác hơn là tủ tục mà người lao động bắt buộc phải làm và giao nộp cho bộ phận hành chính nhân sự trước khi nghỉ việc, chuyển công tác hoặc nghỉ theo chế độ thai sản. Việc thực hiện biên bản này sẽ giúp cho người lao động có thể chuyển việc/nghỉ việc một cách dễ hơn hơn.
Biên bản bàn giao thường có các nội dung liên quan đến các công việc đã thực hiện trong suốt thời gian ký hợp đồng lao động với công ty, các công việc dự án được giao nhưng đang làm dở. Ngoài ra, trong biên bản bàn giao còn có mục thống kê các loại tài sản như thiết bị, dụng cụ, tài liệu mà người lao động đã sử dụng trong suốt thời gian làm việc ở doanh nghiệp.
Người nhận bàn giao sẽ đóng vai trò là người thay thế. Nghĩa là họ sẽ tiếp tục thực hiện các công việc còn đang dang dở cũng như sử dụng các loại tài sản, dụng cụ của người cũ để phục vụ cho công việc.
Ý nghĩa của việc biên bản bàn giao
Biên bản bàn giao mang lại những ý nghĩa vô cùng tuyệt vời như sau:
Bảo vệ quyền lợi của các bên trong tổ chức sau khi bàn giao
Vì bất cứ lý do gì, trước khi nghỉ việc và không thể tiếp tục những công việc còn đang dang dở, người lao động phải bàn giao rõ ràng để tránh việc như:
- Phải bồi thường khi có vấn đề liên quan đến thất thoát tài sản
- Tài liệu, văn bản quan trọng có thể bị mất xóa bỏ.
- Dụng cụ, tài sản chung bị chiếm dụng thành của riêng
- Bí mật kinh doanh có thể bị phát tán gây ảnh hưởng đến uy tí và tổn thất cho doanh nghiệp.
Biên bản bàn giao được thực hiện khi nào?
Thể hiện trách nhiệm công việc của người bàn giao
Bạn sẽ chứng minh được mình là người có tinh thần trách nhiệm với công việc ngay cả những giây phút gắn bó cuối cùng tại công ty. Điều đó được thể hiện qua việc lập biên bản và bàn giao công việc một cách đầy đủ, chi tiết. Điều này không chỉ giúp bạn để lại ấn tượng tốt trong mắt lãnh đạo, đồng nghiệp mà nó còn là cơ hội để bạn có thể tìm kiếm công việc mới một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, không phải bất cứ nhân viên nào được tiếp nhận công việc cũ cũng có thể dễ dàng thực hiện công việc mới một cách trơn tru, hiệu quả. Chưa nói đến việc, họ sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức để làm quen với những công việc mà trước đây mình chưa từng đảm nhận.
Chính vì vậy, biên bản bàn giao cùng với những hướng dẫn chi tiết của người bàn giao sẽ giúp người được tiếp nhận cảm thấy dễ dàng hơn trong cách xử lý công việc.
Thực hiện đúng quy trình làm việc
Việc bàn giao không chỉ thể hiện trách nhiệm của người lao động mà đây còn là yêu cầu cần thiết trong quy trình làm việc của các doanh nghiệp.
Quy trình này sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc và có sự tham gia đầy đủ của bên bàn giao và người được tiếp nhận bàn giao.
Nội dung biên bản bàn giao bao gồm những gì?
Tùy vào mục đích bàn giao như: nghỉ thai sản, nghỉ việc, chuyển bộ phận mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những mẫu bàn giao khác nhau để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, 99% các biên bản bàn giao đều phải đảm bảo các thông tin cần thiết như sau:
- Thông tin liên quan đến ngày, tháng, năm, địa điểm thực hiện việc bàn giao.
- Thông tin chính xác liên quan đến người bàn giao và người nhận bàn giao. Cụ thể: Họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, chức vụ, mã số nhân viên, chức danh, bộ phận làm việc, số chứng minh thư nhân dân.
- Lý do bàn giao các công việc là gì. Đó có thể là bàn giao để luân chuyển bộ phận/ đơn vị công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ chế độ thai sản.
- Nội dung bàn giao: Đây là phần nội dung quan trọng. Trong phần này, bạn sẽ ghi chú các công việc đang thực hiện bàn giao và tiến độ của nó, đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Cộng việc đó được thể hiện dưới dạng con số, đầu việc hay bảng kế hoạch.
- Ký tên: Cả người bàn giao và người được bàn giao, cùng với đại diện hành chính nhân sự sẽ ký và ghi đầy đủ họ tên vào phần cuối của biên bản.
Sau khi hoàn thành biên bản bàn giao, mỗi bên sẽ giữ lại một bản để làm bằng chứng. Đây chính là cơ sở để người lao động có thê sử dụng nó trong trường hợp phát sinh tranh chấp lao động.
Ngoài ra, để việc bàn giao được diễn ra thuận tiện và nhanh chóng nhất. Người bàn giao nên lập sẵn các nội dung cần bàn giao. Đồng thời đính thêm các tài liệu đi kèm để người tiếp nhận có thể thực hiện theo một quy trình xuyên suốt từ đầu đến cuối.
Mẫu biên bản bàn giao công việc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG VIỆC
Hôm nay, ngày…/…../….., tại……………………………………………………………..
Chúng tôi gồm:
- Bên giao:
Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh:……………………………….. Bộ phận: …………………………
- Bên nhận:
Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh:……………………………….. Bộ phận: …………………………
Lý do bàn giao:
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
Cùng tiến hành bàn giao các hạng mục với nội dung như sau:
A. BÀN GIAO CÁC CÔNG VIỆC | ||||
STT | Nội dung công việc | Người nhận | ||
1 | ||||
2 | ||||
… | ||||
B. BẢN GIAO TÀI LIỆU, TÀI SẢN | ||||
STT | Tên tài liệu, tài sản | Số lượng | Tình trạng | Vị trí |
1 | ||||
2 | ||||
… |
Người bàn giao cam đoan rằng toàn bộ nội dung công việc đang thực hiện và toàn bộ tài liệu, tài sản đang sử dụng đã được bàn giao đầy đủ. Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./.
Bên giao
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Bên nhận
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Bên làm chứng
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Box.edu đã cùng bạn tìm hiểu về mẫu biên bản bàn giao công việc. Bạn có thể sử dụng mẫu có sẵn mà chúng tôi chia sẻ hoặc thay đổi một số nội dung cho phù hợp với mục đích của mình.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!