Chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp tình cờ một người lạ gây ấn tượng với bạn và bạn muốn làm quen, bắt chuyện với họ. Vậy cách bắt chuyện với người lạ như thế nào để dễ dàng bắt chuyện và để lại ấn tượng với người đó. Hãy cùng Box.edu tìm hiểu qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về cách giao tiếp này nhé!
Mục lục bài viết
Cách bắt chuyện với người lạ
Tự tin chủ động làm quen vì người đối diện giống bạn
Chắc chắn trong mỗi lần giao tiếp với người lạ bạn sẽ cảm thấy ngại ngùng và rụt rè. Nhiều khi có cảm giác không cảm thấy thoải mái. Và khi nhìn vào người đối diện trực tiếp cảm thấy rợn người, đáng sợ.
Tuy nhiên có một bí mật mà bạn cần biết đó chính là cách nắm bắt tâm lý người đối diện cũng có cảm giác gần giống như bạn. Họ muốn làm quen nhưng cũng ngại bày tỏ lời.
Chính vì thế hãy mạnh dạn bước tới làm quen với họ. Kéo gần khoảng cách giữa hai người. Đừng quên mở lời chào thân thiện và gây ấn tượng bằng lời chào với họ.
Bản thân bạn cần phải tự tin và giữ được cảm xúc. Hãy hít một hơi thật sâu và mỉm cười để bắt đầu cuộc trò chuyện với họ nhé!
Tự tin chủ động làm quen vì người đối diện giống bạn
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ
Ngay khi bản thân bạn lấy được tinh thần, tâm lý sẵn sàng để bắt chuyện với bất kỳ một ai đó. Bạn cần phải mở đầu bằng lời chào thân thiện. Sau đó gây ấn tượng bằng lời giới thiệu độc đáo.
Đó chính là khoảnh khắc giúp bạn tạo ra ấn tượng đầu tiên của mình với người đó. Chính vì thế cần phải chuẩn bị thật chu đáo cho trường hợp này.
Nên xây dựng một kịch bản sẵn để giới thiệu về bản thân hoặc trang bị thêm cho mình kỹ năng giao tiếp. Với bí quyết đó mọi cuộc giao tiếp đó sẽ thành công ngoài sức tưởng tượng của bạn.
Với ấn tượng về lần gặp gỡ đầu tiên sẽ chỉ kéo dài vài giây nhưng sẽ khắc sâu vào trong tâm lý của bạn và người đối diện khi họ có những suy nghĩ về bạn.
Nếu bạn có khiếu hài hước và có bất kỳ sáng tạo gì thì có thể giới thiệu tên của mình với một hình ảnh liên tưởng nào đó. Điều này sẽ khiến cho đối phương nhớ về bạn và có ấn tượng sâu sắc.
Tìm người sẵn sàng nói chuyện
Đầu tiên bạn cần phải quan sát xem họ có phải là người thân thiện, dễ gần và cởi mở không. Bạn có thể quan sát qua nét mặt, ngôn ngữ cơ thể hoặc để ý những hành động của họ với những người xung quanh.
Sau đó trước khi tiến gần để nói chuyện thì bạn cần phải chờ xem người đó có mỉm cười hoặc trao đổi giao tiếp bằng ánh mắt với bạn không. Nếu bạn đang thấy họ nói chuyện với ai đó thì cần chú ý đến điệu bộ bằng tay của họ. Xem họ có tôn trọng và lắng nghe đối phương không.
Đánh giá cuộc trò chuyện đó, nếu bạn thấy họ là một người thoải mái trong giao tiếp thì đây sẽ là cơ hội cho bạn. Bởi vì họ là một người dễ nói chuyện và không cảm thấy phiền nếu bạn muốn đến gần và bắt chuyện với họ.
Bạn chỉ nên tiếp cận với những người lạ khi người đó mang đến cho bạn cảm giác an toàn khi họ ở bên bạn. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng và nguy hiểm cần phải tin vào linh cảm của bản thân mình và tránh xa người đó ngay lập tức. Đây là một cách bắt chuyện với người lạ đơn giản và hiệu quả nhất bạn nên bỏ túi.
Giao tiếp bằng ánh mắt và nụ cười
Nếu bạn tạo cho họ cảm giác đáng tin thì người ta chắc chắn sẽ dễ dàng để bạn bắt chuyện cùng. Cần phải tinh ý, liếc nhanh nhìn về phía họ. Cố gắng nắm bắt tâm lý qua việc giao tiếp bằng ánh mắt của họ. Chỉ cần một giây thôi là bạn có thể hiểu được nhiều điều qua đó.
Nếu bạn cảm thấy hơi sợ hãi hãy cố gắng nở nụ cười ấm áp và chờ đợi phản ứng của người kia ra sao. Nếu như họ mỉm cười lại với bạn thì đó là một dấu hiệu cho thấy họ đã sẵn sàng dừng lại và bắt chuyện với bạn.
Luôn giữ nụ cười trên môi. Điều đó sẽ giúp cho bầu không khí trở nên tích cực hơn. Và tất nhiên cuộc trò chuyện cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng và vui vẻ hơn rất nhiều.
Giao tiếp bằng ánh mắt và nụ cười
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Bản thân bạn cần xây dựng cho mình một dáng vẻ dễ dần và thân thiện. Tuyệt đối đừng có những hành động như khoanh tay. Như vậy sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó gần, khó nói chuyện.
Cần điều chỉnh người xoay về phía học và hơi nghiêng người về phía trước. Như vậy sẽ tạo cảm giác muốn nói chuyện với đối phương. Bạn có thể dễ dàng tưởng tượng đối phương là một người đáng mến. Và sẽ dễ dàng thư giãn hơn ngay khi ở bên cạnh họ.
Bạn có thể chuẩn bị bằng cách tập thể hiện ngôn ngữ cơ thể trước ở nhà cho phù hợp.
Giữ khoảng cách
Nếu người lại cảm thấy không thoải mái khi bạn tiến quá gần thì cần lưu ý. Với mỗi người đều có một ranh giới cá nhân riêng. Chính vì thế bạn cần phải chú ý và ghi nhớ ranh giới đó của họ.
Cần phải để ý ngôn ngữ cơ thể của họ. Bạn cần xem họ có quay đi hoặc nhìn đi chỗ khác không. Nếu có thì đó là một dấu hiệu căng thẳng. Và đặc biệt họ cảm thấy không thoải mái thì bạn cần phải lùi lại, giữ khoảng cách. Cần phải tôn trọng phản ứng của họ. Hãy tinh tế để đối phương cảm thấy thoải mái.
Ngoài ra bạn cũng cần tôn trọng không gian cá nhân riêng đến từ hai phía. Đừng ngần ngại lên tiếng bày tỏ với người khác về sự không thoải mái của bạn.
Chủ động chào hỏi
Chỉ cần chủ động với một câu chào đơn giản sẽ giúp bạn khởi đầu một cuộc trò chuyện. Ngay khi bạn đi qua một nhóm người thì có thể nói một câu nào đó ngắn gọn với tất cả những người bạn gặp.
Có thể lúc đầu bạn sẽ cảm thấy hơi sợ một chút. Nhưng hãy chủ động nói lời chào để tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở. Bản thân bạn cần cho họ thấy mình đã sẵn sàng cho cuộc hội thoại này.
Ngay khi bạn không có thời gian để tiếp tục cuộc trò chuyện kéo dài hàng giờ thì vẫn cần phải chào hỏi. Thể hiện hành động đáng mến để khiến cho bạn xây dựng hình ảnh thân thiện.
Trường hợp nếu bạn không đủ can đảm và cảm thấy lo lắng khi chào hỏi những người khác. Hãy chủ động rủ người khác chủ động làm quen đi cùng bạn tới bắt chuyện với người lạ đó.
Chủ động chào hỏi
Giới thiệu bản thân
Cách bắt chuyện với người lạ là cần bắt đầu với lời giới thiện ngắn gọn, thân thiện. Nếu cả hai cảm thấy chưa quen biết nhau thì bạn không cần phải trình bày hết ra lý lịch của bản thân.
Hãy cung cấp cho họ những thông tin cá nhân cần thiết và trọng tâm. Như vậy sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Nếu ngay trong môi trường làm việc này bạn có thể bày tỏ chức danh nghề nghiệp liên quan đến cuộc trò chuyện.
Khi cuộc trò chuyện đi sâu hơn, hai người cảm thấy thoải mái, thân thiết hơn thì bạn có thể kể chi tiết hơn về các thông tin khác.
Tìm hiểu đối phương
Trong cuộc đối thoại nếu bạn gọi tên họ khi đang nói chuyện sẽ tạo được sự kết nối, thân mật hơn. bất kỳ ai cũng thích nghe âm thanh tên gọi của mình, đặc biệt là trong giao tiếp. Chính vì thế hãy gọi tên họ ngay khi bắt đầu câu chuyện.
Tìm kiếm chủ đề xung quanh, gần gũi
Nếu bạn đang không tìm được chủ đều nào để nói chuyện thì hãy lựa chọn ngay một sự việc gần đó để bắt chuyện. Hoặc bạn có thể gửi mở đến những câu chuyện bạn vừa bắt gặp gần đây.
Bạn có thể bắt đầu với chủ đề thời tiết. Hoặc những chủ đề liên quan đến chủ nhân của buổi tiệc. Chủ đề ăn uống. Hoặc về đối tượng khác cũng là chủ đề “béo bở” để bạn và người đó nói chuyện/
Khi bạn nói chuyện với một người tình cờ gặp trên phố thì có thể đề cập đến các cửa hàng. Hoặc thông tin về hàng hoá xung quanh. Hoặc tình trạng giao thông, khung cảnh, không khí ngày hôm nay.
Tìm kiếm chủ đề chung
Bạn có thể mở đầu với những câu chuyện phiếm trong văn hoá đại chúng. Hoặc đơn giản là những chủ đề sự kiện trên thời sự. Hoặc bạn có thể lựa chọn những chủ đề về chương trình truyền hình hoặc đơn giản là về một bộ phim đang HOT gần đây.
Ngay khi cảm thấy tâm trạng của cả hai cảm thấy thoải mái, dễ gần thì có thể tiếp tục thăm dò và đưa ra những đề tài liên quan về gia đình, công việc hoặc bất kỳ chủ đề nào khác.
Tìm kiếm chủ đề chung
Chủ động mở lời khen ngợi
Chắc chắn lời khen là một trong những cách bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân tự nhiên và đáng yêu. Nó sẽ giúp đánh tan đi bầu không khí căng thẳng ban đầu.
Bản thân bạn cần phải đề cập đến những điều đặc biệt hoặc những lời khen chân thành. Sau câu làm quen ban đầu bạn có thể tiếp tục trò chuyện và tìm hiểu thêm thông tin về người đó.
Hạn chế bình luận về vẻ bề ngoài của họ. Điều này tất nhiên sẽ khiến bạn mất điểm và tất nhiên cũng sẽ làm cho đối phương không thoải mái.
Gợi mở bằng những câu hỏi
Một trong những cách bắt chuyện với người lạ đơn giản đó chính là đặt ra những câu hỏi mở. Bạn có thể tìm hiểu thêm về người kia để họ biết thêm về bạn và ngược lại. Đặc biệt người đó cũng sẽ cảm thấy thích nói chuyện về mình.
Bạn có thể nói về những đam mê của họ hoặc những gì mà họ muốn trải nghiệm trong cuộc sống. Hãy cố gắng đặt ra những câu hỏi để đối phương cảm thấy thoải mái và chi tiết hơn. Điều này cũng sẽ khiến cho câu chuyện được tiếp diễn vui vẻ.
Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi sau:
- Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh?
- Trong năm nay điều gì tốt đẹp đã đến với bạn?
- Bạn đang mong chờ điều gì thế?
- Bạn và cô ấy quen nhau à? Hai người quen nhau như thế nào vậy?
Chia sẻ câu chuyện của bạn
Bản thân bạn cần phải cởi mở để có thể khuyến khích đối phương nói chuyện cùng mình. Nếu người kia cảm thấy chưa muốn chia sẻ nhiều khi bắt đầu câu chuyện thì cần phải tạo cảm giác gần gũi.
Hãy sử dụng những câu chuyện về chủ đề bí quyết nâng cao kỹ năng cân bằng cuộc sống và những điều bạn quan tâm. Như thế bạn sẽ khiến cho đối phương cảm thấy thoải mái và dễ gần hơn.
Hoặc những chủ đề về công việc, sở thích hoặc những kinh nghiệm trong cuộc sống. Hoặc công việc cũng sẽ là những chia sẻ hữu ích dành cho họ. Tiếp sau đó bạn cần giữ lại những thông tin cá nhân. Sau đó đưa ra những chủ để khiến họ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ.
Nói về những mối quan tâm chung
Trong cuộc trò chuyện giữa hai người bạn có thể tìm ra những điểm chung. Có thể đưa vào cuộc trò chuyện. Nếu bạn cảm thấy người kia đang hào hứng khi nhắc đến sở thích của bạn. Đó chính là mối quan tâm chung bạn có thể tận dụng. Hãy chủ động khai thác thêm thông tin về chủ đề đó. Dựa vào đó để làm chủ đề trò chuyện của hai người là cách bắt chuyện với người lạ dễ dàng nhất.
Nói về những mối quan tâm chung
Cần nhớ đừng phán xét hoặc chỉ trích họ về bất kỳ vấn đề nào. Đặc biệt là khi họ đưa ra ý kiến khác. Hãy nghĩ thoáng và tiếp thu ý kiến của họ một cách cởi mở, thật lòng.
Nếu mà cả hai không hiểu rõ về nhau thì chắc chắn sẽ cảm thấy lúng túng. Đặc biệt là cuộc nói chuyện sẽ đi vào bế tắc, cả hai không biết nên nói gì và bắt đầu với chủ đề nào.
Bạn cần chủ động tìm hiểu các điểm chung theo từng chủ đề sau đây:
Điểm chung trong bối cảnh
Nếu như hai bạn đang đi xem phim thì cả hai người có thể lựa chọn đó là một bối cảnh chung. Bạn có thể tìm hiểu sở thích của họ về phim ảnh qua những câu hỏi cùng chủ đề liên quan. Như vậy sẽ khiến cho cuộc nói chuyện của bạn có mức đồng điệu cao.
Đồng điệu về dáng vẻ cơ thể
Cảm xúc của chúng ta được cơ thể phản ánh rất rõ. Chính vì thế nhiều người dựa vào ngôn ngữ cơ thể này để tìm được sự đồng điệu giữa họ và đối phương. Bạn chỉ cần quan sát vẻ bề ngoài để tìm hiểu về họ.
Đừng nên bắt chước hoặc có những lời đánh giá không hay về ngoại hình của họ. Điều này sẽ khiến cho người đối diện cảm thấy khó chịu và không thích cùng bạn.
Điểm chung về sở thích
Bạn cần cố gắng tìm hiểu về sở thích của người đối diện qua những câu hỏi. Nhờ đó bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được toàn bộ sở thích của họ. Việc tổng hợp được thông tin về người đối diện cũng giúp cho họ khai thác sâu hơn vào các chủ đề khác và hiểu sâu hơn về họ.
Điểm chung về các giá trị và quan điểm sống
Với mức đồng điệu cao nhất cần phải được quan sát và tìm hiểu chi tiết thì bạn mới có thể nhận ra. Khi hai người ngồi nói chuyện với nhau sẽ dễ dàng phát hiện ra những lý tưởng chung. Đây sẽ là những mấu chốt quan trọng giúp cho cuộc sống của bạn và giúp bạn trở nên sôi nổi hơn trong cuộc nói chuyện.
Chủ động lắng nghe
Bản thân bạn cần biết lắng nghe và chú tâm đến những gì người kia nói. Và tất nhiên sự chăm chú lắng nghe đó của bạn sẽ được người khác tôn trọng. Trong khi trò chuyện bạn có thể sử dụng ánh mắt để giao tiếp với họ kết hợp với hành đồng gật đầu để bày tỏ quan điểm đồng tình và chăm chú.
Tuyệt đối không được sử dụng điện thoại trong lúc nói chuyện với đối phương. Như vậy là bày tỏ thái độ không tôn trọng. Và bạn cần nhớ phải biểu cảm gương mặt và chú trọng đến những cử chỉ để điều chỉnh phù hợp. Tránh làm mất hứng của đối phương khiến cuộc đối thoại của bạn đi vào bế tắc.
Lựa chọn thời điểm kết thúc cuộc đối thoại
Khi bạn và đối phương đã tìm hiểu về nhau được khá nhiều thông tin thì hãy để ý đến việc kết thúc cuộc hội thoại. Bạn có thể quan sát dấu hiệu của đối phương muốn kết thúc cuộc trò chuyện.
Hãy nhớ đây là một cuộc trò chuyện xã giao và bạn chỉ nên kéo dài nó trong vài phút. Để lựa chọn được thời điểm kết thúc cuộc hội thoại phù hợp bạn cần chú ý đến những điểm sau:
- Để ý xem đối phương có hành động khác lạ: ngọ nguậy, nhìn đồng hồ,…
- Khuôn mặt căng thẳng, tỏ thái độ gấp gáp trong lời nói,..
- Bày tỏ thái độ vui vẻ với cuộc hội thoại
- Đột ngột tỏ vè ngập ngừng và ít nói
Nếu thấy những dấu hiệu này bạn cần phải biết khéo léo dừng câu chuyện lại
Lựa chọn thời điểm kết thúc cuộc đối thoại
Dò hỏi ý kiến đối phương
Nếu bạn là một người chưa biết nhiều kiến thức trong cuộc sống hoặc thiếu kiến thức về lĩnh vực nào đó. Chẳng hạn như một người mới bắt đầu tiếp cận với các chủ đề ẩm thực, thể thao hoặc âm nhạc với có thể sử dụng những câu hỏi:
“Bạn thấy món ăn này nếu cho thêm muối sẽ như thế nào?”
“Bạn thấy bộ phim kinh dị này có ấn tượng không?”
“Bài hát này tôi thấy rất ý nghĩa, còn bạn?”…..
Tham khảo lời khuyên hoặc xin gợi ý
Ngay khi có cơ hội bạn cần phải dò hỏi ý kiến của đối phương. Hoặc xin đối phương những lời khuyên về một vấn đề. Có thể lựa chọn chủ đề chung nào đó mà hai người đang nói chuyện. Hãy giữ thái độ lắng nghe, tôn trọng và chăm chú khi người đối diện nói về những lời khuyên hữu ích với bạn. Đó sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu dành cho bạn đấy nhé!
Mẹo khi bắt chuyện với người lạ
Để có thể dễ dàng bắt chuyện với người lạ và tận dụng được triệt để. Và những cách bắt chuyện với người lạ được chia sẻ bên trên. Bạn cần phải bỏ túi cho mình những mẹo khi bắt chuyện với người lạ như sau:
Chủ động đưa ra câu hỏi Nếu – Thì
Với những câu hỏi này bạn cần phải nêu ra những tình huống trong cuộc sống của mình để liên tưởng, tưởng tượng. Người đối diện sẽ sử dụng đế óc sáng tạo của họ để thấu hiểu suy nghĩ và quan điểm của bạn.
Ví dụ khi trên mạng xã hội nổi lên một cuộc dự thảo về quyết định của Bộ giáo dục. Với chủ để “Bãi bỏ biên chế trong ngành giáo dục”. Bản thân bạn có thể đặt ra những câu hỏi như:
“Nếu bạn là người trong cuộc, đang tham gia công tác giảng dạy thì quan điểm của bạn như thế nào….”
Sử dụng câu hỏi “Còn bạn thì sao”
Với câu hỏi này sẽ cho thấy bạn đang quan tâm về người đối diện trong cuộc hội thoại này. Và đây là cơ hội để họ có thể chia sẻ. Khi nghe được thông tin về chia sẻ đó sẽ gợi mở thêm cho bạn được chủ để về câu chuyện tiếp theo.
Không nên hỏi “Có … Không”
Trong giao tiếp đây là một dạng câu hỏi đóng. Nó chỉ khiến cho người nghe chỉ biết trả lời có hoặc không. Điều này quá nhàm chán. Bạn cần phải có thêm định hướng về chủ đề nói chuyện tiếp theo. Chính bởi vậy ngay khi giao tiếp với người lạ bạn cần chú ý: Hạn chế đưa ra những câu hỏi này. Nó sẽ khiến cho cuộc đối thoại của bạn nhàm chán và xa cách.
Xin thông tin liên hệ
Hãy nhớ nên kết thúc cuộc nói chuyện này bằng hành động xin thông tin của đối phương. Bạn có thể xin số điện thoại, email hoặc tài khoản mạng xã hội của họ để tiện liên lạc. Nhưng liên hệ này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về cuộc sống, công việc, gia đình của họ. Như vậy bạn sẽ có nhiều cơ hội để tìm hiểu thêm những câu chuyện thú vị và nhiều chủ đề khác cùng nhau.
Tổng kết
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những cách bắt chuyện với người lạ khéo léo và gây ấn tượng. Chỉ với những kinh nghiệm, kiến thức chia sẻ về kỹ năng mềm trong bài viết trên chắc chắn sẽ giúp bạn làm quan và xây dựng được nhiều mối quan hệ hơn.
Để biết thêm nhiều phương pháp, các kỹ năng trong giao tiếp giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hãy cùng khám phá khóa học kỹ năng giao tiếp ứng xử trên Box, các chuyên gia sẽ hướng dẫn chi tiết từ cơ bản đến nâng cao giúp bạn vừa học vừa có thể thực hành được ngay.
Chúc bạn thành công!