Gợi ý 7 cách chê khéo léo khi giao tiếp phù hợp nhất

Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng mà không phải ai cũng có thể làm nó một cách trọn vẹn và tốt nhất. Có những người được rèn luyện nên khả năng giao tiếp của họ cũng được cải thiện hơn nhiều. Nhìn chung thì muốn làm điều gì tốt nhất bạn cũng phải học từ những điều nhỏ nhất. Hôm nay Box.edu sẽ hướng dẫn các bạn cách chê khéo léo khi giao tiếp.

Mục lục bài viết

Gợi ý cách chê khéo léo khi giao tiếp

goi-y-cach-che-kheo-leo-khi-giao-tiep.jpg

Gợi ý cách chê khéo léo khi giao tiếp

Bí quyết 1: Chọn thời điểm phù hợp

Cho dù là lời khen hay chê thì việc chọn thời điểm thích hợp là vô cùng quan trọng trong giao tiếp. Có những lời khen chê khi không được đặt vào thời điểm tốt sẽ làm cho đối phương cảm thấy xấu hổ, tự ti thậm chí là bị tổn thương. Người xưa đã có câu nói là: “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Câu nói này không chỉ khuyên chúng ta cần để ý đến lời nó mà còn là thời điểm mà bạn đưa ra những lời nhận xét cho một ai đó.

Bạn có thể lựa chọn khoảng thời gian sau cuộc họp, giờ nghỉ trưa hoặc những nơi riêng tư chỉ có 2 người để đưa ra lời chê hoặc khen khéo léo trong giao tiếp nhưng không quên sự chân thành.

Một lưu ý trong nghệ thuật giao tiếp là không nên đánh giá người khác khi bạn đang ở trạng thái tức giận, dễ nổi nóng. Vì lúc này bạn sẽ khó kiểm soát được lời nói của mình dễ gây thêm hiểu lầm và tổn thương cho mọi người. Đặc biệt là những lời chê bai thường sẽ khó nghe nên bạn cũng không nên nói ra ở chốn đông người.

Vậy thời điểm nào là phù hợp nhất? Đó chính là khi bạn đang có một tâm trạng tốt, thoải mái và tự tin để chia sẻ. Và bạn cảm thấy lời chê này của bạn sẽ giúp đối phương trở nên tốt hơn chứ không phải đang hạ bệ hay nói xấu họ.

Bí quyết 2. Cần khách quan trong việc khen chê

Cách chê khéo léo khi giao tiếp đó là phải khách quan. Bao giờ lời khen cũng dễ nghe và sẽ được lòng của mọi người hơn. Còn những lời chê bai thì đâu ai muốn được nhận. Cho nên nếu không nhận xét khách quan thì nó sẽ trở thành tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến người được nhận lời chế bai.

Tốt nhất là bạn nên quan sát đối phương và tìm hiểu kỹ mọi việc, không nên hùa theo đám đông để nói xấu họ. Nếu không sẽ gây ra những hậu quả không tốt có thể xảy đến với họ.

Bí quyết 3. Không nên chỉ chú ý đến những mặt hạn chế

bi-quyet-3-khong-nen-chi-chu-y-den-mat-han-che.jpg

Bí quyết 3. Không nên chỉ chú ý đến những mặt hạn chế

Bản thân mỗi người đều có những mặt tích cực và hạn chế. Cho nên cách chê khéo léo khi giao tiếp đó là xem xét cả mặt tích cực của họ, để xem những mặt hạn chế này của họ có đáng bị chỉ trích và phê bình hay không?

Bí quyết 4. Chú ý đến thứ tự trong nghệ thuật khen chê là: khen trước, chê sau

Đây là nghệ thuật giao tiếp mà ai cũng cần phải nắm được. Khen trước và chê sau để giúp xoa dịu những lời chê bai sau đó. Điều này góp phần giúp đối phương cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn rất nhiều. Đồng thời vừa giúp họ nhận ra được ưu điểm của mình để tiếp tục phát huy và rèn luyện, nỗ lực cải thiện mặt hạn chế của mình một cách hoàn thiện và tốt đẹp hơn.

Bí quyết 5. Lựa chọn các hình thức phù hợp

Trong trường hợp đối tượng là người có tính cách thoải mái, cởi mở và nhiệt tình thì việc bạn đưa ra những lời góp ý cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên thì không phải ai cũng có tính cách giống nhau. Có những người họ cảm xúc và dễ nổi nóng, nếu bạn không góp ý phù hợp sẽ làm họ tức giận và có thể chỉ trích lại bạn ngay lập tức. Vậy nên bạn cần phải học được cách kết thúc cuộc trò chuyện chuyện tinh tế để chuyển sang câu chuyện khác hay hơn.

Bí quyết 6. Biết đồng cảm là cách chê khéo léo khi giao tiếp

Việc đồng cảm, thấu hiểu và đặt mình vào vị trí của người khác là rất tốt sẽ giúp bạn cân nhắc việc dùng lời lẽ sao cho phù hợp với đối tượng nhất.

Với những bạn cảm thấy tự ti và không tin tưởng bản thân thì những lời khen. Sẽ là sự động viên tinh thần rất lớn đối với họ. Giúp họ cảm thấy được an ủi và thoải mái hơn rất nhiều.

Tuy nhiên nên nhớ rằng khen ở đây là phải đúng sự thật chứ không phải là bịa ra. Để khiến người đó có những suy nghĩ sai hoặc chửi mắng khéo họ.

Việc chê cũng vậy, bạn cần tìm hiểu lý do để quyết định có nên nói ra hay không? Để có thể lựa chọn thời điểm thích hợp nhất cho việc dùng những lời chê bai này với một ai đó.

Bí quyết 7. Công khai tin tốt và nói riêng những tin xấu

Ở trước mặt nhiều người ai cũng mong muốn được nghe những lời khen, điều này giúp họ cảm thấy tự tin và hạnh phúc hơn nhiều. Do vậy khi nhận thấy những sai lầm của người khác bạn nên bình tĩnh, xem xét và nói chuyện riêng với những góp ý riêng tư để họ không cảm thấy bị tổn thương hay xấu hổ khi ở trước mặt mọi người.

Nếu việc gặp mặt trong giao tiếp hằng ngày để nói những lời chê bai. Với một ai đó cảm thấy khó khăn thì bạn cũng có thể góp ý với họ. Thông qua việc nói chuyện điện thoai, hay nhắn tin hoặc nói chuyện với người thân thiết của họ. Bằng các này bạn sẽ không cảm thấy ngại. Khi phải nói ra cũng như việc truyền đạt đến đối phương cũng đơn giản hơn nhiều. Đây cũng là một cách giao tiếp khôn khéo mà những người có xu hướng nhạy cảm có thể tiếp cận được với những lời góp ý từ bạn.

Tổng kết

Box.edu hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ cho các bạn ở trên. Sẽ giúp bạn nắm được những cách chê khéo léo khi giao tiếp. Khen chê đều là nghệ thuật có tại các khoá học giao tiếp trên Box. Nếu biết được những điều này sẽ làm bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày và biết cách ứng xử và đối đãi với những người xung quanh hơn.

5/5 - (10 bình chọn)