Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa nói lắp hiệu quả

Nói lắp là một trong những triệu chứng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc giao tiếp. Những người nói lắp sẽ gặp hạn chế trong giao tiếp, tự ti về bản thân và ngại giao tiếp xã hội.

Vậy nguyên nhân của bệnh nói lắp và gì? Cách chữa nói lắp ra sao? Mời bạn đọc tham khảo các khía cạnh liên quan đến bệnh nói lắp mà Box.edu chia sẻ thông qua bài viết dưới đây.

>> Xem thêm: Cách mở quãng giọng thông qua các bài tập cơ bản

>> Xem thêm: Cách phát âm chuẩn L và N trong Tiếng Việt hiệu quả 100%

Mục lục bài viết

Nguyên nhân của bệnh nói lắp

Nguyên nhân bên trong

Nguyên nhân bên trong của bệnh nói lắp là do yếu tố di truyền. Nguyên nhân bẩm sinh là do hệ thực vật dễ bị kích thích.

Nguyên nhân bên ngoài

Nguyên nhân bên ngoài là những yếu tố từ môi trường sống làm ảnh hưởng đế tình trạng nói lắp, cụ thể như:

  • Trẻ em trong giai đoạn tập nói không được chỉnh sửa đúng cách dẫn đến hình thành thói quan nói lắp trong giai đoạn trưởng thành.
  • Nói lắp có thể xuất phát từ nguyên nhân do mặc cảm về tâm lý kéo dài. Người nói lắp thường dùng cách này để che lấp những khó khăn về tư duy hoặc tâm lý e ngại đám đông.
  • Nói lắp có thể xuất phát từ những chấn thương sơ sinh khi trẻ nhỏ bị ngã va đầu vào vật cứng gây tổn thương vào vùng ngôn ngữ Broca. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.
  • Bệnh nhân bị mắc một số chứng bệnh liên quan đến não bộ như viêm não, viên màng não khi đã điều trị khỏi nhưng vẫn để lại di chứng ở vùng ngôn ngữ.
  • Một số bệnh lý liên quan đến khả năng phát âm như: nghe kém, dị tật ở cơ quan phát âm hoặc cử động miệng khó.

Nguyen-nhan-benh-noi-lapNguyên nhân của nói lắp có thể do di truyền hoặc giao tiếp xã hội

Biểu hiện của bệnh nói lắp

Trước khi học cách chữa bệnh nói lắp, bạn cần tìm hiểu những nguyên nhân và biểu hiện của bệnh này. Biểu hiện nói lắp ở mỗi người sẽ khác nhau phụ thuộc vào tình trạng nhẹ hoặc nặng. Thế nhưng nhìn chung, các biểu hiện thường gặp khi bị nói lắp như sau:

  • Người bị nói lắp thường cảm thấy khó khăn khi nói một câu hoặc một từ.
  • Thời gian phát âm một từ thường kéo dài quá lâu so với bình thường.
  • Thường hay nói “um” khi chuẩn bị nói một từ khó phát âm tiếp theo.
  • Cảm thấy khó khăn, căng cứng vùng mặt khi muốn phát âm một từ nào đó.
  • Ngắt, nghỉ câu ở những vị trí không phù hợp hoặc nghỉ lấy hơi giữa chừng để suy nghĩ về từ cần phát âm tiếp theo.
  • Tỏ ra lo lắng, bối rối trong khi nói chuyện.
  • Ngại giao tiếp xã hội bởi khả năng giao tiếp hạn chế.
  • Ngoài ra còn kèm theo các cử chỉ khác như: chớp mắt liên tục, giật cơ mặt, rung môi, rung hàm hoặc nắm chặt tay lại…

Cách chữa nói lắp được thực hiện như thế nào?

Điều trị nói lắp tại nhà

Tập thư giãn

Khi điều trị nói lắp tại nhà, điều đầu tiên bạn cần quan tâm đến là việc tập thư giãn tất cả các cơ. Sau đó là thư giãn về mặt tinh thần.

Bỏ qua hết những suy nghĩ tiêu cực về bệnh nói lắp, hãy nghĩ rằng đó là vấn đề lớn với người khác chứ không phải bạn. Đồng thời, tập trung mọi sự chú ý vào não bộ của bạn, thở đều giống như việc bạn đang ngồi thiền vậy.

Luyện tập trước gương

Luyện tập chữa bệnh nói lắp trước gương bằng cách tự giao tiếp với chính mình trong khoảng 30 phút. Có thể bạn sẽ cảm thấy gặp khó khăn, thiếu tự nhiên trong những lần đầu. Thế nhưng nếu kiên trì luyện tập, bạn sẽ thấy tự tin hơn rất nhiều khi giao tiếp thực tế với người khác.

Đọc thật to

Học cách nói thật to sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơi thở của mình trong khi nói. Khi đã biết thở đúng cách, bạn có thể dễ dàng khắc phục được tình trạng nói lắp của mình.

noi-that-to (1)Phương pháp điều trị nói lắp là đọc thật to và rõ chữ

Cố gắng loại bỏ căng thẳng ra khỏi đầu

Thay vì bi quan về tình trạng nói lắp hiện tại của mình, hãy chấp nhận sự thật này. Cố gắng tìm ra những phương pháp phù hợp để giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Và quan trọng hơn hết là bạn nên loại bỏ hết những căng thẳng, lo âu khi giao tiếp xã hội để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Tập thở là cách chữa nói lắp hiệu quả

Đa phần những người nói lắp thường gặp phải vấn đề về kỹ thuật thở trong giao tiếp. Do vậy, hãy cố gắng tập thở để tự tin hơn khi nói.

Trước khi bắt đầu nói về một điều gì đó, hãy thở 2 hơi thật sâu. Điều này giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Nếu bạn đang ở trong một trạng thái nào đó không thoải mái thì hãy cố gắng hít thở thật sâu qua mũi.

Ngoài ra, khi giao tiếp, bạn cũng đừng cố gắng ghi nhớ tốc độ nói của đối phương. Bởi có rất nhiều người nói nhanh nhưng mục tiêu của bạn khác họ. Mục tiêu của bạn là nói với tốc độ vừa phải, rõ chữ, dễ hiểu. Hiểu được mục đích của việc này sẽ giúp bạn học được cách chữa bệnh nói lắp hiệu quả hơn.

Cố gắng tạo ra sự nhịp nhàng khi nói

Những người nói lắp thường mất tật nói lắp khi hát. Nguyên nhân là vì trong giai điệu bài hát có những từ kéo ra dài hơn. Do đó họ hát một cách trơn tru hơn so với việc giao tiếp thông thường.

Vì vậy, cách để chữa bệnh nói lắp là tạo ra một chút nhịp điệu vào câu nói của bạn. Bạn sẽ thấy rằng tật nói lắp của mình sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

Hạn chế nhìn thẳng liên tục vào người đối diện

Căng thẳng chính là khởi đầu của một chuỗi nói lắp. Do đó, khi giao tiếp, để giảm sự căng thẳng và thiếu tự tin, thay vì nhìn trực diện vào đối tượng giao tiếp, bạn nên nhìn qua đầu người đó hoặc một điểm ở phía sau.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giao tiếp bằng mắt. Thế nhưng đừng nhìn chằm chằm vào người đối diện bởi họ sẽ vô tình làm cho cả hai bên cảm thấy khó chịu và mất đi sự thoải mái trong giao tiếp.

Cách chữa bệnh nói lắp với các chuyên gia ngôn ngữ

Ngoài các phương pháp chữa nói lắp tại nhà, bạn có thể đến khám và áp dụng các ngôn ngữ trị liệu từ các chuyên gia nếu rơi vào một trong các trường hợp như sau:

  • Tình trạng nói lắp kéo dài và không được cải thiện trong suốt 6 tháng.
  • Tình trạng nói lắp trở nên thường xuyên hơn.
  • Nói lắp ảnh hưởng quá nhiều trong giao tiếp và tương tác xã hội.
  • Nói lắp do di truyền
  • Nói lắp kèm theo các biểu hiện như tự ti, trầm cảm, lo lắng.

Các chuyên gia tâm lý sẽ nói chuyện với người bị chứng nói lắp để tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân. Những trao đổi trực tiếp này sẽ giúp người bệnh cảm thấy tự tin hơn, đồng thời giảm bớt căng thẳng tâm lý khi giao tiếp trước đám đông.

cach-chua-noi-lap (1)Cách chữa nói lắp từ các chuyên gia ngôn ngữ

Can thiệp giáo dục

Khi phát hiện tình trạng nói lắp ở trẻ, cha mẹ cần phải bàn bạc với giáo viên để có thể tìm ra những phương pháp điều trị kịp thời. Một mặt để giảm bớt căng thẳng, tự ti cho trẻ khi giao tiếp. Mặt khác, trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn khi có những người thật sự quan tâm và lắng nghe những điều mà trẻ nói.

Khuyến kích trẻ tham gia các hoạt động xã hội

Khuyến khích trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động ở trường lớp để trẻ cảm thấy mạnh dạn, tự tin hơn. Đồng thời đây cũng là những cơ hội vô cùng tuyệt vời để trẻ nâng cao nhận thức về bản thân khi giao tiếp với xã hội.

Tổng kết

Như vậy thông qua nội dung bài viết trên đây, Box.edu đã cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa nói lắp. Đây là những kiến thức vô cùng quan trọng cha mẹ nên trang bị nếu trẻ nhà mình đang gặp phải tình trạng nói lắp. Nắm được những biện pháp can thiệp sớm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp.

Hiện tại trên website Box.edu chúng tôi có rất nhiều phương pháp chữa nói lắp khác và những cách luyện giọng khác nhau mời bạn cùng theo dõi khoá học luyện giọng nói cùng chúng tôi bạn nhé.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)