10 Cách giao tiếp của lãnh đạo vừa có tâm, vừa có tầm

Cách giao tiếp của lãnh đạo với nhân viên sẽ quyết định sự thành công của họ. Vậy nghệ thuật giao tiếp của nhà lãnh đạo bao gồm các yếu tố nào? Mời bạn đọc cùng Box.edu tham khảo các nội dung chi tiết thông qua bài viết. 

Mục lục bài viết

Kỹ năng giao tiếp lãnh đạo là gì?

Kỹ năng giao tiếp lãnh đạo liên quan đến cách một nhà lãnh đạo truyền tải nội dung. Văn hóa và giá trị cốt lõi của công ty đến nhân viên của mình. Những thông điệp này có ý nghĩa quan trọng đối với nhân viên, khách hàng, cổ đông, đối tác và giới truyền thông.

Mục đích của việc trau dồi các kỹ năng liên quan đến cách giao tiếp của lãnh đạo. Là nuôi dưỡng cảm giác tin cậy ở nơi làm việc. Việc giao tiếp công sở tốt sẽ giúp gắn kết nhân viên trong tập thể, giữ chân nhân viên. Và tập trung thực hiện các mục tiêu đã đề ra. 

ky-nang-giao-tiep-lanh-dao-la-gi (1)Kỹ năng giao tiếp lãnh đạo là gì

Tầm quan trọng của giao tiếp đối với công việc lãnh đạo

Kỹ năng giao tiếp là tính chất quan trọng trong công việc và cuộc sống. Mà bất cứ ai cũng nên trang bị cho mình. Đối với vai trò là một nhà lãnh đạo, điều này lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Sở hữu kỹ năng giao tiếp đỉnh cao chứng tỏ bạn là một nhà lãnh đạo tài năng. Bởi năng lực lãnh đạo và giao tiếp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ở cương vị là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải thuần thục kỹ năng này để có thể phát triển đội nhóm. Đồng thời mở rộng mối quan hệ với khách hàng, đối tác và doanh nghiệp.

Bạn có biết rằng, cách giao tiếp của lãnh đạo ảnh hưởng đến cách làm việc và năng suất của họ. Bởi công việc quản lý đòi hỏi bạn phải có tư duy chiến lược. Suy nghĩ rõ ràng, sau đó chia sẻ thông tin và truyền đạt ý tưởng của mình đến với những đối tượng khác nhau.

Bên cạnh đó, bạn phải biết cách phân luồng các thông tin một cách nhanh nhạy. Để cung cấp nó cho tổ chức và những bên liên quan, người có tầm ảnh hưởng đến mình. 

Đối với một nhà lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp khéo léo, thông minh giúp họ gắn kết nhân viên của mình. Từ đó xây dựng lòng tin, giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài với tập thể, giúp tập thể phát triển vững mạnh và vượt qua khủng hoảng một cách thành công. Vậy nên ngoài việc có hiểu hiểu biết kiến thức chuyên sâu thì nhà lãnh đạo cần có kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống một cách khéo léo bạn đọc có thể tham khảo khoá học giao tiếp tại Box để có cho mình những kiến thức mới.

Cách giao tiếp của lãnh đạo tài ba?

Chân thực và chân thành

Dù với vai trò là một nhà lãnh đạo, thế nhưng bạn đừng mượn danh nghĩa là công ty hay tổ chức để thay cho lời nói cá nhân của mình. Hãy trung thực và chân thành với những gì bạn nói ra. Cũng đừng nên nói những điều không phải từ bản thân bạn muốn truyền đạt.

Hãy chứng minh cho mọi người thấy bạn là ai, đến từ đâu, những giá trị bản thân và độ am hiểu của bạn về các vấn đề thông qua cách mà bạn giao tiếp.

Nhân viên của bạn sẽ tôn trọng và sẵn sàng tuân theo những sự chỉ đạo của một nhà lãnh đạo đích thực. Vì vậy, đừng chú trọng vào cách bạn sẽ hùng biện mà chú tâm vào những giá trị thực bạn đang mang lại. 

Giao tiếp minh bạch

Cách giao tiếp của lãnh đạo luôn đề cao yếu tố minh bạch. Đừng để nhân viên của bạn chỉ biết đến bạn thông qua Email bàn công việc và những cuộc gọi. Thay vào đó, hãy dành thời gian để trò chuyện và tương tác với mọi người. Bởi biết đâu, sự giao tiếp minh bạch, rõ ràng sẽ giúp bạn và nhân viên của mình tìm ra những ý tưởng mới hay ho hơn thì sao.

Bên cạnh đó, việc liên tục kết nối với tổ chức sẽ giúp người khác biết bạn là một người lãnh đạo như thế nào. Mọi người cần nhìn thấy và cảm nhận được tầm quan trọng của bạn để có thể gắn bó với công việc nhiều hơn. 

giao-tiep-minh-bach-1 (1)Giao tiếp minh mạch là cách hiệu quả để bạn có thể tương tác với nhân viên của mình

Học cách lắng nghe

Muốn giao tiếp hiệu quả, trước hết bạn phải là người biết lắng nghe. Lắng nghe sẽ giúp bạn nắm bắt được thông tin và quan điểm của người khác. Đây chính là nền tảng giúp bạn xây dựng lòng tin, sự tôn trọng trong các mối quan hệ. 

Lắng nghe tích cực là một kỹ năng quan trọng trong huấn luyện và đào tạo. Với vai trò là một người lãnh đạo, bạn hãy cho phép nhân viên của mình được thể hiện những quan điểm, “bức xúc” bên trong. Đồng thời sẵn sàng đặt câu hỏi để mở lòng trước những suy nghĩ của họ. 

Sự đồng cảm

Sự đồng cảm và thông cảm là hai khái niệm dễ bị gây nhầm lẫn. Thông cảm thường là cảm giác thương hại khi bản thân một người không hiểu hết cảm xúc của người kia. Còn đồng cảm là khả năng đặt bản thân vào vị trí, hoàn cảnh của người khác để hiểu những suy nghĩ của họ.

Cách giao tiếp của lãnh đạo là khả năng đồng cảm. Tức là họ đặt vị trí của mình vào nhân viên để thấu hiểu nhu cầu và cảm xúc của họ. Sự chân thành và khả năng kết nối là một năng lực quan trọng của một nhà cầm quân giỏi. 

Sự đồng cảm là một kỹ năng lãnh đạo hiệu quả. Vì nó giúp người lãnh đạo cải thiện mối quan hệ với nhân viên của mình. Từ đó tương tác hiệu quả và mang lại những lợi ích tốt hơn. 

Kiểm soát cảm xúc

Bản thân chúng ta thường có xu hướng đưa ra những quyết định dựa trên cảm giác hơn là những gì chúng ta nghĩ. Do vậy, chúng ta cần quản trị cảm xúc của mình để giao tiếp hiệu quả hơn. 

Bản thân là một người lãnh đạo, nếu bạn không điều khiển được cảm xúc của mình. Bạn có thể đưa ra những quyết định sai lầm hoặc không thể truyền đạt đúng nội dung, tư tưởng với nhân viên của mình.

Vì thế hãy đảm bảo rằng mình có khả năng kiểm soát cảm xúc tuyệt vời trong mọi tình huống vì nó sẽ giúp bạn thấu hiểu bản thân, thấu hiểu người khác và thông điệp mà bạn đang muốn truyền tải. 

Khẳng định thông qua hành động

Những nhà lãnh đạo tài ba là những bậc thầy trong việc sử dụng nghệ thuật ngôn từ. Họ có khả năng trình bày vấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc với những lập luận Logic. Nhưng cách giao tiếp của lãnh đạo không chỉ dừng lại ở lời nói đơn thuần. Nếu bạn chỉ biết “nói một đằng, làm một nẻo” thì nhân viên sẽ nhìn bạn với một ánh mắt khác. Đồng thời sự tín nhiệm dành cho bạn cũng sẽ bị giảm sút. 

Vì thế, hãy hành động. Hãy chứng minh cho mọi người, bạn là một nhà lãnh đạo có thể nói được, làm được. Từ đó bạn mới có thể xây dựng được niềm tin và sự mến mộ từ phía mọi người. 

Nhà lãnh đạo giao tiếp bằng cả thái độ và hành động

Giao tiếp là quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa người nói và người nghe. Cần lưu ý rằng, thái độ và hành động còn mang ý nghĩ bổ sung cho nội dung thông điệp khi bạn viết và nói. Hành vi sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin liên quan đến trạng thái, cảm xúc của bạn.

Bởi vậy, cách giao tiếp của bạn có thể tiết lộ thông tin về sự chân thành, uy tín cũng như các khía cạnh khác trong tính cách con người bạn.

Khi một nhà lãnh đạo chỉ biết nói những câu chuyện phi thực tế thì mọi người sẽ dễ nhận ra được sự thật đằng sau chỉ là những lời nói sáo rống, không có giá trị. 

Một nhà lãnh đạo tài ba, tâm huyết sẽ có đầy đủ kỹ năng ra quyết định lãnh đạo quản lý:

  • Ứng xử khéo léo trước thái độ phản kháng của người nghe.
  • Lắng nghe mọi ý kiến của cá nhân trong tổ chức
  • Khuyến khích cấp dưới trai đổi trực tiếp và cởi mở
  • Hiểu rõ về những kỳ vọng của cấp dưới thông qua cách thức đặt câu hỏi
  • Tham khảo ý kiến của người khác trước khi bắt đầu thực hiện kế hoạch hành động. 

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là một tố chất không thể thiếu của người lãnh đạo. Khả năng thuyết trình ấn tượng, thu hút sẽ giúp bạn truyền tải vấn đề tới nhân viên của mình một cách mạch lạc. Đồng thời kỹ năng này còn giúp người lãnh đạo dễ dàng thuyết phục khách hàng, đối tác của mình.

Phát triển kỹ năng thuyết trình là một khía cạnh quan trọng. Giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc trong bất cứ trường hợp nào. 

Tiếp nhận và phản hồi

Lắng nghe những ý kiến đóng góp từ nhân viên không chỉ minh chứng tư cách của một nhà cầm quân giỏi mà còn xây dựng lòng tin với mọi người. Điều quan trọng hơn hết là bạn không chỉ phản hồi mà còn phải hành động để thay đổi. 

Nếu bạn chỉ biết lấy ý kiến nhân viên của mình mà không thực hiện chúng, nhân viên sẽ mất niềm tin vào khả năng thực hiện hành động của bạn. Bạn có thể không trả lời những bình luận của nhân viên ngay lập tức. Tuy nhiên, hãy phản hồi và thực hiện chúng trong những giai đoạn tiếp theo. 

Nghe-thuat-giao-tiep-cua-nguoi-lanh-dao (1)Cách giao tiếp của lãnh đạo tài ba được thể hiện bằng cả lời nói và hành động

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngoài ngôn từ thì ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng giúp bạn truyền tải nội dung. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể để đảm bảo rằng mình đang gửi đúng thông điệp. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cơ thể còn có tác dụng củng cố lập luận của bạn. Giúp bạn làm rõ suy nghĩ, quan điểm của cá nhân mình. 

Bạn có thể chủ động bắt tay để tạo sự thân thiện. Cởi mở hoặc giao tiếp bằng mắt để rèn luyện sự tập trung của nhân viên. Đây chắc chắn sẽ là những hành động thức đẩy sự tương tác và cởi mở với cấp dưới trong quá trình giao tiếp. 

Tổng kết

Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu các kiến thức liên quan đến cách giao tiếp của lãnh đạo tài ba. Đây là nghệ thuật giao tiếp giúp bạn tạo dựng mối quan hệ và xây dựng niềm tin với nhân viên của mình. 

Hãy bỏ túi ngay nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo vừa có tâm. Vừa có tầm trong tương lai nhé.

Cảm ơn và chúc bạn thành công!

5/5 - (5 bình chọn)