Khi đi làm ngoài việc quan tâm đến mối quan hệ đồng nghiệp. Thì bạn cũng cần chú ý đến cách giao tiếp với cấp trên của mình. Cho dù bạn có là một nhân viên gương mẫu, xuất sắc về thành tích và tài năng. Nhưng bạn không biết cách ứng xử với mọi người đặc biệt là cấp trên của mình. Thì bạn cũng không được đánh giá cao. Do vậy Box.edu sẽ đưa ra một vài lời khuyên giúp bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp tốt hơn với cấp trên của mình.
Mục lục bài viết
Lợi ích của việc giao tiếp tốt với cấp trên
Lợi ích của việc giao tiếp tốt với cấp trên
Có thể bạn cho rằng đây là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu là người thông minh thì bạn nên học cách giao tiếp với cấp trên của mình một cách chính xác. Trong công việc dù là làm việc bình đẳng hợp tác. Nhưng cách ứng xử của bạn cũng nói lên con người của bạn. Bạn là nhân viên công ty nên cần thể hiện sự tôn trọng với những người có quyền hạn. Và kiến thức cũng như năng lực cao hơn mình. Điều này sẽ giúp bạn trưởng thành hơn, trở nên là một người lịch sự. Tinh tế và được lòng mọi người cũng như cấp trên của mình. Đồng thời công việc cũng được thuận lợi hơn rất nhiều. Nếu biết các giao tiếp và thái độ cư xử tốt.
Các yếu tố để có kỹ năng giao tiếp tốt với cấp trên
Trước khi tìm hiểu về những cách giao tiếp với cấp trên tốt nhất. Thì bạn phải nắm được những yếu tố sau đây. Đó chính là bí quyết giao tiếp thành công sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của bạn, cụ thể:
- Bản thân bạn phải có cùng chí hướng và mục đích với cấp trên
- Cần chú ý đến những câu hỏi, câu nói của cấp trên để biết rằng họ đang quan tâm đến điều gì
- Thẳng thắn với tất cả vấn đề và chịu trách nhiệm với những sai sót của mình
- Tập trung vào những điều mà bạn có thể kiểm soát và làm tốt nhất
- Trong công việc không nên đặt cái tôi của mình quá cao
- Chú ý lắng nghe phản hồi của cấp trên một cách cởi mở và không nên tranh cãi
- Không dùng những lời lẽ nịnh nọt thái quá, sẽ khiến cấp trên nghĩ bạn là một người giả tạo, xu nịnh và không trung thực
Các cách giao tiếp với cấp trên bạn cần nắm vững
Các cách giao tiếp với cấp trên bạn cần nắm vững
Tạo dựng mối quan hệ bình đẳng
Bình đằng ở đây không phải là việc không tôn trọng cấp trên của mình. Mà trong công việc tất cả mọi việc nên bình đẳng. Sếp là người trả lương cho bạn còn bạn chính là người làm việc cho công ty. Hai bên cùng làm việc hợp tác sòng phẳng. Không làm ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của nhau. Tuyệt đối không nên có suy nghĩ là “ông chủ” và “người làm thuê”. Do vậy hãy cố gắng trở thành một cánh tay đắc lực của cấp trên. Như vậy bạn cũng sẽ có cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân tốt hơn.
Kỹ năng lắng nghe rất quan trọng
Cách giao tiếp với cấp trên quan trọng nhất chính là sự lắng nghe tiếp thu. Trong một cuộc họp bạn không nên chỉ suy nghĩ về những vấn đề xung quanh. Mà nên tập trung chú ý lắng nghe lời của cấp trên nói. Điều này vừa thể hiện sự tôn trọng với Sếp của mình lại cho thấy bạn là một người hiểu chuyện biết lắng nghe ý kiến của mọi người. Chắc chắn bạn sẽ được cấp trên chú ý và cân nhắc tốt hơn.
Hãy để ý và tìm hiểu mục tiêu cũng như mong muốn của cấp trên. Để sắp xếp và thực hiện nó một cách chính xác nhất. Có thể cấp trên là những người không hay nói nhiều. Họ chỉ muốn nhìn vào kết quả cũng như hành động của bạn, vậy nên hãy chứng minh cho họ thấy là bạn tự tin làm tốt những công việc được giao.
Khả năng kiếm chế cảm xúc
Đây là việc có thể nói là khó khăn đặc biệt với những bạn có cái tôi cá nhân cao. Hoặc là người nhạy cảm, khó kiểm soát được cảm xúc của mình. Tuy nhiên, khi làm việc thì bạn nên nhớ kỹ năng quan trọng nhất chính là học cách kiềm chế cảm xúc với cấp trên. Những việc như nóng giận, tranh cãi với cấp trên sẽ chỉ làm tổn hại đến bản thân mình thôi, trong mắt của Sếp và mọi người bạn cũng không được đánh giá cao.
Môi trường làm việc sẽ không tránh khỏi những lúc gặp vấn đề tiêu cực khi giao tiếp với cấp trên, tuy nhiên hay cố gắng bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của mình. Tuyệt đối không nên tỏ thái độ bất bình mà hãy đợi thời gian cả hai bình tình ngồi xuống trình bày và giải quyết mọi vấn đề. Bạn cũng cần chú ý đến lời nói, hành động và ngữ điệu hay cường độ giọng nói của bản thân cho phù hợp.
Ngoài ra quan trọng là việc kiềm chế cảm xúc này chính là bạn đã chiến thắng được bản thân mình cũng như trong giao tiếp với cấp trên bạn sẽ có hỉnh ảnh tốt trong mắt họ. Họ nhận định bạn là người biết suy nghĩ thấy đáo, trưởng thành và rất chuyên nghiệp. Cùng từ đó mà mối quan hệ của bạn và cấp trên cũng trở nên tốt đẹp và khả năng hợp tác lâu dài hơn.
Không đưa ra lời phán xét
Con người sẽ luôn có mặt tốt và xấu. Nên nhớ rằng cấp trên của bạn cũng là một người bình thường sẽ không tránh khỏi những sai lầm, chính vì vậy mà bạn không nên đưa ra những lời phán xét với bất kỳ ai. Hãy nhìn nhận mọi việc một cách khách quan, nên nhận xét công bằng và công tâm nhất. Tất nhiên bạn có quyền đưa ra những quan điểm, ý kiến của riêng mình về công việc hay lợi ích của công ty chứ không phải là những lời chê bai hay phàn nàn. Điều này làm giảm đi hình ảnh đẹp của bạn trong mắt của cấp trên, từ đó mà khoảng cách giữa Sếp và nhân viên cũng dần lớn hơn.
Không nên xu nịnh
Thêm một cách giao tiếp với cấp trên đó là không xu nịnh. Đừng nghĩ rằng những lời nịnh nọt của bạn có thể giúp dễ dàng thoát khỏi những chuyện mình đã làm sai hay để giúp thăng chức nhanh hơn. Cấp trên của bạn đủ thông minh và tỉnh táo để biết đâu là lời thật lòng còn đâu là lời nịnh hót.
Những người ưa nịnh thường được cho là người giả tạo, không chân thành và không được xem trọng tỏng cuộc sống. Do vậy mà khi giao tiếp với cấp trên bạn nên bày tỏ quan điểm một cách chân thực, đầy đủ thành ý để tăng niềm tin và cái nhìn tốt hơn của Sếp với các bạn. Bao giờ sự chân thành cũng được đổi lấy sự công nhận và đánh giá tốt hơn rất nhiều.
Nắm rõ ranh giới
Dù cho trong công việc cần có sự bình đẳng giữa Sếp và nhân viên. Tuy nhiên không phải đi quá giới hạn cho phép vì dù sao cấp trên cũng là người điều hành, quản lý của bạn. Việc đóng góp ý kiến, nêu quan điểm của bản thân là tốt những cũng chỉ nên ở một mức độ nhất định. Không nên can thiệp quá sâu vào những vấn đề không cần thiết xung quanh cấp trên.
Những kỹ năng mềm khi giao tiếp với cấp trên
Những kỹ năng mềm khi giao tiếp với cấp trên
Chuẩn bị một tinh thần tốt
Thực tế bạn sẽ cảm thấy tự ti khi giao tiếp với Sếp. Do vậy hãy chuẩn bị tâm lý và tinh thần vững vàng, đặc biệt là nên chủ động trong cuộc nói chuyện tạo không khí thoải mái và cởi mở. Gợi ý cho bạn đó là:
- Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại tài liệu, giấy tờ có liên quan. Đến nội dung công việc cần giao tiếp với cấp trên
- Xác định những công việc cần sếp hỗ trợ
- Liệt kê ra các nội dung quan trọng cần giao tiếp với cấp trên
Tiếp thu, biết lắng nghe phê bình và đóng góp
Kỹ năng lắng nghe và tiếp thu là rất quan trọng trong giao tiếp với cấp trên. Đồng thời những lời đóng góp phê bình cũng sẽ giúp bạn có thêm nhiều bài học đáng giá cho mình.
Có những điều lời phê bình của cấp trên là chưa đúng. Nhưng bạn cũng nên bình tĩnh và tiếp thu các ý kiến không nên vội vàng giải thích. Cần chọn thời gian phù hợp để giúp việc trao đổi trở nên tốt hơn.
Cách ứng xử thông minh
Mỗi người lãnh đạo sẽ có cách làm việc khác nhau. Do đó bạn cần biết cách ứng xử thông minh và khéo léo trong giao tiếp với cấp trên để tạo mối quan hệ tốt đẹp.
Đầu tiên bạn phải bình tĩnh lắng nghe, quan sát và tiếp thu ý kiến. Đồng thời giữ thái độ chừng mực và khách hàng với cấp trên. Có thể nói việc nắm bắt tâm lý là điều cần thiết. Để giúp bạn có cách ứng xử lịch sự, thông minh nhất.
Tổng kết
Chúng tôi mong rằng những cách giao tiếp với cấp trên được trình bày ở trên. Là cơ sở để bạn có thể học giao tiếp với mọi người tốt hơn. Những cách trên sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc tạo lập mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên của mình.
Để trở thành người giao tiếp tốt, việc thường xuyên trau dồi kiến thức cũng như những kỹ năng từ xã hội là rất cần thiết hoặc bạn cũng có thể đăng ký tham gia khoá học giao tiếp trên Box, các chuyên gia sẽ hướng dẫn chi tiết giúp bạn vừa học vừa thực hành.
Chúc các bạn may mắn và thành công!