Bật mí 11 cách kết thúc bài thuyết trình thu hút và hấp dẫn

Một bài thuyết trình sẽ có câu trúc gồm 3 phần: mở đầu, thân bài và kết thúc. Ngoài một phần mở màn ấn tượng và một nội dung hấp dẫn thì để giúp bài thuyết trình của bạn ghi lại dấu ấn sâu đậm hơn với người nghe thì cũng cần quan tâm đến phần kết thúc. Vậy cách kết thúc bài thuyết trình thế nào cho cuốn hút thì cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

👉 Xem thêm: Những cách mở đầu bài thuyết trình chinh phục người nghe

👉 Xem thêm: Hướng dẫn: Cách xây dựng kịch bản thuyết trình hay, ấn tượng

Mục lục bài viết

Tầm quan trọng của cách kết thúc bài thuyết trình

tam-quan-trong-cua-cach-ket-thuc-bai-thuyet-trinh.jpg

Tầm quan trọng của cách kết thúc bài thuyết trình

Đối với những người mới học thuyết trình thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thuyết trình, chưa biết cách sắp xếp hoặc sắp xếp bố cục chưa đúng dẫn đến bài thuyết trình bị lộn xộn. Đồng thời cách kết thúc bài thuyết trình của họ cũng chưa thực sự thuyết phục người nghe.

Mỗi phần của bài thuyết trình đều sẽ có một vai trò cụ thể. Phần mở đầu giúp thu hút sự chú ý của khán giả thì phần kết thúc cũng cần tạo sự ấn tượng mạnh mẽ cho mọi người.

Thông thường phần kết bài bạn sẽ tóm tắt, tổng kết những nội dung quan trọng cùng thông điệp muốn truyền tải cho người nghe. Điều này cũng giúp xác định xem mọi người có thực sự quan tâm đến phần trình bày của bạn hay không và để lại ấn tượng trong tâm trí của khán giả lâu hơn.

Do vậy cách kết thúc bài thuyết trình cũng rất quan trọng cho nên bạn cần chú ý thực hiện một cách trọn vẹn đem lại hiệu quả cho phần trình bày của mình.

11 cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng

Tóm tắt lại nội dung chính

Để khiến màn kết thúc trở nên ấn tượng thì bạn cần tóm tắt lại nội dung chính mà bạn đã trình bày một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất. Điều này sẽ giúp người nghe có thể nắm được kiến thức tổng quan và nội dung cốt lõi phù hợp nhất. Đồng thời có thể đưa ra các ví dụ để khán giả nắm được một cách chính xác và bị thuyết phục bởi ý kiến và quan điểm của mình tốt hơn.

Cung cấp các thông điệp cốt lõi

Tiếp theo là bạn nên đưa ra những thông điệp chính và quan trọng mong muốn truyền tải đến tất cả mọi người. Sau phần trình bày điều mà bạn muốn khán giả có thể nhớ nhất là gì hãy nhấn mạnh và gửi gắm trong lời nói và hành động của bạn. Bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

  • Đầu tiên là đặt câu hỏi trong phần giới thiệu và kết thúc bài thuyết trình của bạn bằng cách trả lời câu hỏi đó
  • Kể một câu chuyện mà bạn đã bắt đầu trong bài thuyết trình của mình. Có thể sử dụng giai thoại để thể hiện thông điệp cốt lõi
  • Đặt cho bài phát biểu của bạn một tiêu đề dễ nhớ và sử dụng tiêu đề để kết thúc bài thuyết trình đó

Đưa ra lời kêu gọi hành động 

Để nhấn mạnh và tạo ấn tượng tốt nhất bạn hãy đưa ra các hành động thể hiện sự kêu gọi thực hiện. Sau phần trình bày này mong muốn được thể hiện mình nhiều hơn. Thông thường nó sẽ bao gồm: các động từ mạnh, nhấn mạnh vào hành động quan trọng. Nếu bạn thực hiện điều này sẽ giúp tạo điểm nhấn và thu hút sự tương tác của mọi người tốt hơn đấy.

Sử dụng những trích dẫn cụ thể

Cách kết thúc bài thuyết trình nữa đó là áp dụng những câu nói hay trích dẫn cụ thể. Điều này sẽ giúp tăng sức thuyết phục cho phần trình bày hơn. Quan trọng là bạn phải lựa chọn phù hợp, bám sát với nội dung chủ đề của bài thuyết trình. Tránh việc đưa ra những dẫn chứng không liên quan khiến mọi người đánh giá bạn đang chưa chuẩn bị sẵn sàng và hiểu những gì mà mình đang nói. Cách này sẽ được áp dụng tốt nếu như bạn biết cách lựa chọn và trình bày nó thật sinh động và hấp dẫn.

Dùng các câu hỏi tu từ

Cách tạo ấn tượng cho khán giản ở màn kết thúc đó là đặt ra các câu hỏi ngắn gọn giúp kích thích khả năng tư duy, suy nghĩ của bạn tốt nhất. Cần đảm bảo rằng câu hỏi có liên quan đến chủ đề của bài thuyết trình. Nó sẽ là tiền đề và là cơ hội để bạn đạt hiệu quả và thành công hơn trong phần trình bày của mình.

Kể câu chuyện truyền cảm hứng

Câu chuyện ở phần cuối để giúp củng cố lại được nội dung chính của bài thuyết trình. Cần đảm bảo câu chuyện như sau:

  • Câu chuyện phải ngắn gọn, cuốn hút
  • Chọn câu chuyện có liên quan đến những điểm chính của bài thuyết trình. Những câu chuyện về trải nghiệm khách hàng hoặc sự thành công nào đó
  • Câu chuyện có liên quan và khuyến khích sự đồng cảm từ khán giả 

Gửi lời cảm ơn chân thành

gui-loi-cam-on-chan-thanh.jpg

Gửi lời cảm ơn chân thành

Thông thường khi kết thúc phần trình bày thì bạn cũng nên gửi lời cảm ơn đến mọi người đã chú ý lắng nghe bạn trình bày. Đây là phép lịch sự mà tất cả phần trình bày đều cần có. Đặc biệt là những bạn đóng góp ý kiến, quan điểm cho bạn một cách thiện chí giúp phần thể hiện của bạn tăng sức thuyết phục hơn.

Đưa vào những hình ảnh sinh động

Bạn nên cung cấp các hình ảnh đẹp, sống động để giúp tạo sự hấp dẫn cho bài thuyết trình của mình. Ngoài ra nó còn giúp khán giả cảm thấy đỡ nhàm chán và thoải mái tiếp nhận các ý kiến hơn. Kết hợp hình ảnh và từ ngữ đơn giản, ngắn gọn sẽ tăng sự hiệu quả hơn rất nhiều. Đặc biệt là giữ đến phần cuối cùng của buổi thuyết trình để khán giả tập trung vào phần thể hiện của bạn tốt hơn.

Sử dụng câu ngắn gọn nhưng mạnh mẽ

Tiếp theo là bạn hãy dùng câu nói ngắn gọn, súc tích nhất để tạo ấn tượng và thu hút sự chu ý của mọi người. Thông tin mà bạn cung cấp tuy đơn giản, ngắn gọn nhưng không kém phần hiệu quả và mạnh mẽ để đánh trúng vào tâm lý của mọi người nghe được tốt nhất. Đây cũng là cách kết thúc bài thuyết trình mà được rất nhiều bạn lựa chọn trong hầu hết các bài thuyết trình của mình.

Khiến cho khán giả vui vẻ

Tạo bầu không khí vui vẻ sẽ giúp tăng hiệu quả hơn cho phần thuyết trình của bạn. Đặc biệt là ghi điểm trong mắt người nghe nhờ sự hài hước, vui vẻ cùng thái độ thân thiện và cởi mở. Chỉ cần đảm bảo việc chọn hoặc tạo ra một câu chuyện cười sẽ lặp lại điểm chính của bài thuyết trình của bạn. Giúp tăng thêm sự cuốn hút và thành công hơn cho phần trình bày của bạn.

Đưa ra sự lựa chọn

Thay vì chỉ đứng yên nói xong phần trình bày đã dược chuẩn bị, bạn cũng nên kết hợp linh hoạt việc đưa ra giải pháp bằng hình thức lựa chọn đơn giản trước khi kết thúc. Nó sẽ giúp tổng kết lại ý kiến, quan điểm của mỗi bạn một lần nữa. Sau đó tổng hợp và đưa ra một hướng giải pháp cụ thể sẽ được áp dụng. Trên thực tế cách này sẽ được dùng trong các cuộc họp hành cần đưa ra đề xuất giải pháp cụ thể.

Những lưu ý trong cách kết thúc bài thuyết trình

Tránh kết thúc bằng phần hỏi & đáp

Lời khuyên đầu tiên dành cho bạn là không nên đặt ra nhiều câu hỏi cho mọi người. Mà hãy đón nhận thắc mắc câu hỏi của khán giả và dành thời gian tập trung giải đáp cho thật hoàn hảo.

Nên có phần tóm tắt hoặc liên hệ thực tế

Trên slide trình chiếu cuối cùng thay vì để lời cảm ơn bạn có thể sáng tạo chiếu phần tóm tắt hoặc các liên hệ thực tế. Nó sẽ giúp cho mọi người có thể nắm được kiến thức cũng như nắm được thông tin chính xác thay vì cảm thấy bị cụt hứng khi nhìn phần slide cảm ơn kết thúc thông thường.

Ra hiệu phần thuyết trình đã kết thúc

Để tránh những sự bàn luận mất nhiều thời gian thì bạn có thể ra hiệu việc kết thúc bài thuyết trình bằng cách nói lời cảm ơn cuối cùng. Như vậy là mọi người hiểu rằng bạn đã hoàn thành xong phần thuyết trình của mình và có thể vỗ tay chúc mừng phần trình bày của bạn.

Tổng kết

Box.edu mong rằng những thông tin này sẽ là bí quyết tuyệt vời khiến bạn trở nên thu hút và ấn tượng nhất qua cách kết thúc bài thuyết trình. Đồng thời học thuyết trình không còn là nỗi lo lắng của nhiều bạn nữa.

Chúc các bạn thành công!

5/5 - (11 bình chọn)