Bật mí các cách làm chủ cảm xúc trong mọi hoàn cảnh

Làm chủ cảm xúc là kỹ năng quan trọng mà bạn nào cũng cần nắm được để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của bạn. Cảm xúc của con người là vô hạn và có sự thay đổi khác nhau. Một người biết kiểm soát và tiết chế cảm xúc tốt thì sẽ được mọi người yêu quý và sẵn sàng giúp đỡ bạn lúc cần tốt hơn. Cùng Box.edu tìm hiểu cách làm chủ càm xúc trong mọi hoàn cảnh nhé!

Mục lục bài viết

Tìm hiểu làm chủ cảm xúc là gì?

tim-hieu-lam-chu-cam-xuc-la-gi.jpg

Tìm hiểu làm chủ cảm xúc là gì?

Làm chủ cảm xúc là việc mà bạn học hỏi những cách làm chủ được cảm xúc của mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào để tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề một cách chính xác và hợp lý nhất. Việc giữ được cảm xúc của mình sẽ giúp bạn đạt được thành công và phát triển bản thân tốt hơn nhiều. Do vậy mà làm chủ cảm xúc rất quan trọng và bản thân mỗi người cần cải thiện và nâng cao mỗi ngày.

Tại sao cần làm chủ cảm xúc trong mọi hoàn cảnh?

Trong cuộc sống hiện đại thì con người sẽ phải tiếp xúc và bị tác động bởi nhiều thứ xung quanh cho nên cảm xúc thay đổi là điều dễ hiểu. Có nhiều vấn đề về: công việc, tình cảm và gia đình cũng như các mối quan hệ khác sẽ khiến bạn bộc lộ rõ cảm xúc của bản thân.

Nếu bạn không làm chủ được cảm xúc của mình thì rất dễ gây ra những hậu quả xấu cho bản thân ảnh hưởng đến công việc và tình cảm của mọi người. Không phải hành động mà ngay cả lời nói cũng có thể làm tổn thương đến những người xung quanh.

Do đó mà bản thân mỗi người rất nên làm chủ cảm xúc của chính bản thân mình cho thật tốt. Nó sẽ được hình thành qua thời gian rèn luyện, trau dồi và học hỏi. Cho dù bạn ở vị trí xã hội hay công việc nào thì việc làm chủ cảm xúc là vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc và sự nghiệp.

Lợi ích của cách làm chủ cảm xúc trong mọi hoàn cảnh

Tránh được những xung đột

Trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống, ở các cuộc nói chuyện mang tính bàn bạc hay tranh luận với nhau có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, nếu không làm chủ cảm xúc của mình thì các cuộc nói chuyện này sẽ không thu lại được nhiều kết quả, thậm chí có thể xảy ra mâu thuẫn trong lúc tranh luận. Những người không biết các làm chủ cảm xúc của mình có thể sẽ mắc phải một phản ứng phổ biến đó là bảo thủ. Việc đem tình cảm cá nhân để giải quyết đúng sai, thể hiện cái tôi quá lớn và bộc lộ điểm yếu của mình là không nên.

Khi đó người kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân sẽ để lý trí và luận điểm phát huy hết tác dụng của mình thay vì để cảm xúc chi phối. Luôn có cho mình một góc nhìn khách quan, hãy tìm hiểu thật kỹ các vấn đề một cách hợp lý và luôn tôn trọng ý kiến của các thành viên xung quanh. Học được cách làm chủ cảm xúc sẽ giúp bạn có cách cư xử phù hợp, tránh được những xung đột và làm dịu đi được tình hình căng thẳng đồng thời có một kết quả như mong muốn trong các cuộc tranh luận.

Xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài

Trong bất kỳ trường hợp nào, việc kiểm soát được cảm xúc trong giao tiếp sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ một cách thuận lợi. Việc thể hiện cho mình những cảm xúc bốc đồng, giận dữ, hơn thua… có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến phá hủy một mối quan hệ. Đặc biệt, với cấp trên, đồng nghiệp hay đối tác và khách hàng thì việc không làm chủ được cảm xúc của mình sẽ làm cho mối quan hệ trở nên xấu đi tùy vào mức độ.

Hướng dẫn cách làm chủ cảm xúc trong mọi hoàn cảnh

huong-dan-cach-lam-chu-cam-xuc-trong-moi-hoan-canh.jpg

Hướng dẫn cách làm chủ cảm xúc trong mọi hoàn cảnh

Hạn chế những căng thẳng

Cách làm chủ cảm xúc trong mọi hoàn cảnh tốt nhất đầu tiên phải kể đến đó là việc hạn chế xảy ra các căng thẳng để có thể giữ cân bằng và tập trung vào công việc tốt hơn. Việc giữ tinh thần thoải mái, tránh gặp những vấn đề phải suy nghĩ căng thẳng sẽ giúp bạn đưa hệ thần kinh trở về trạng thái ban đầu.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp hạn chế căng thằng như: tập thể dục, yoga hoặc ngồi thiền là những cách tốt nhất giúp giảm căng thẳng và lo lắng tốt nhất.

Không phản ứng ngay lập tức

Cách làm chủ cảm xúc trong mọi hoàn cảnh tiếp theo bạn có thể áp dụng chính là trước mọi tình huống hay hoàn cảnh nảo đó thì không nên phản ứng ngay mà hãy giữ cho tinh thần ổn định hơn. Vì những phản ứng ngay lập tức sẽ rất dế gây ra những sai lầm, có thể làm tổn thương người khác bởi lời nói của mình. 

Trước khi đưa ra bất kỳ một cảm xúc và phản ứng nào thì hãy học cách hít thở, thả lỏng cơ thể sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn. Sau đó lựa lời nói chuyện để không làm tổn thương người khác.

Điều chỉnh lại hành động của cơ thể

Trước những tình huống khó khăn khiến cảm xúc cá nhân dễ trở nên tiêu cực và mất dần sự kiểm soát. Việc điều chỉnh hành động của cơ thể cũng là cách tốt nhất để bạn có thể cân bằng được cảm xúc của bản thân.

  • Thả lỏng người: Quan sát và tự mình cảm nhận xem bản thân đang bị căng thẳng ở phần nào của cơ thể thì hãy thả lỏng phần đấy. Đồng thời mở rộng lòng bàn tay của mình, thả lỏng vai và buông căng cơ chân kết hợp xoay cổ và nắm mở tay. Điều này sẽ giúp tâm trí trở nên thư giãn, kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn
  • Hít thật sâu để lấy lại bình tĩnh: Nếu cảm thấy cảm xúc của mình đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát thì hãy cố hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Giúp tâm trí thêm thư giãn và cân bằng cảm xúc 

Thể hiện sự tự tin để làm chủ cảm xúc của mình

Những người bị thiếu tự tin sẽ rất dễ bị cảm xúc lấn át tinh thần. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ khiến những người thiếu tự tin vào trạng thái bi quan, có thể trở nên tức giận vô cớ. Ngược lại với những người tự tin, có khả năng đương đầu với mọi khó khăn sẽ dễ dàng kiểm soát của mình hơn nhiều. Có được sự tự tin trong giao tiếp sẽ giúp bạn làm chủ được cảm xúc của mình, vững vàng trước những lời phán xét của người khác từ đó lấy lại cho mình cảm giác lạc quan và năng lượng tích cực.

Việc làm chủ cảm xúc là một trong những công việc khó khăn và đòi hỏi cần phải có thời gian tập luyện hằng ngày. Lời khuyên là hãy giữ cho mình một trạng thái tích cực để tạo nên những hành động tích cực tạo nên một cuộc sống hạnh phúc và thành công.

Không dùng từ ngữ mang tính chất phán xét

Bản thân mỗi người luôn luôn tồn tại hai loại cảm xúc đối lập đó là tích cực và tiêu cực. Cho nên đừng vì sự bực tức trong người mà dùng những lời nói, từ ngữ không đúng mực có tính chất phán xét mọi người. Điều này sẽ làm cho mọi người cảm thấy khó chịu và đánh giá không tốt về bạn. Không những thế bản thân bạn cũng trở nên bức xúc, cảm giác ức chế khi bị đánh giá thấp trong quá trình giao tiếp.

Kiểm soát cảm xúc của mình bằng trí tuệ

Con người có một sức mạnh phi thường đó chính là trí tuệ. Do đó hãy điều khiển cảm xúc của mình thông qua trí tuệ. Nên nhìn nhận mọi người bằng một thái độ tích cực, đừng để những cảm xúc tiêu cực của mình dẫn lối đến với những hành vi của bản thân. Nhận biết được những ưu điểm, những phẩm chất tốt của người khác sẽ giúp bạn không chỉ có những hành vi tích cực mà còn có thể học tập, tích lũy cho bản thân mình một khối lượng kiến thức, kỹ năng khổng lồ.

Tự xoa dịu bản thân mình

Nếu trường hợp bạn đang rơi vào một tình huống xảy ra nhiều mâu thuẫn đan xen làm cho bản thân cảm thấy ức chế, phẫn nộ thì hãy tìm lối thoát cho bản thân bằng cách tự xoa dịu mình. Bạn có thể sử dụng một số kỹ thuật cơ bản giúp bạn cân bằng cảm xúc như hít thở sâu, đặt tay lên ngực để theo dõi và điều chỉnh nhịp tim hoặc có thể nghe nhạc, đọc một câu truyện cười. Những việc đơn giản sẽ giúp bạn làm chủ cảm xúc trong mọi tình huống vô cùng hiệu quả.

Tổng kết

Chúng tôi mong rằng tất cả những chia sẻ trên sẽ gợi ý cho các bạn cách làm chủ cảm xúc trong mọi hoàn cảnh tốt nhất. Từ đó có thể nâng cao cảm xúc và tinh thần của mình tốt hơn nhiều. Đồng thời đây là nền tảng cơ bản giúp bạn cải thiện kỹ năng mềm của mình để phục vụ trong công việc cũng như cuộc sống sau này. Chúc các bạn thành công!

5/5 - (10 bình chọn)