Top 7 cách làm tròn số trong Excel nhiều người sử dụng nhất

Nếu bạn đang làm quen và học Excel online để tính toán các số liệu bạn cũng sẽ hay gặp phải các trường hợp số liệu lẻ (tiền lẻ, số thập phân,…) Vậy cách làm tròn số trong Excel như thế nào để nhanh gọn và chuẩn xác? Hãy cùng Box.edu tìm hiểu ngay trong bài viết với 7 cách sử dụng hàm để làm tròn số liệu của mình nhé!

Xem thêm: 4 Cách đổi số thành chữ trong Excel nhanh chóng và chính xác

Xem thêm: 3 Cách tách họ và tên trong Excel nhanh nhất bạn chưa biết

Mục lục bài viết

Nguyên tắc làm tròn số trong Excel 

Trong Excel việc định dạng dữ liệu vô cùng quan trọng vì nó giúp bạn nhận diện được chính xác dữ liệu và dễ dàng sử dụng các công cụ xử lý phù hợp cho việc thống kê dữ liệu của mình

Để làm tròn số trong Excel bạn cần sử dụng đến các hàm. Mỗi hàm đều yêu cầu đối tượng làm tròn là một con số ở dạng dữ liệu Number. Vì thế bạn cần định dạng dữ liệu của mình chuẩn trước khi áp dụng hàm. Bạn có thể định dạng dữ liệu dưới dạng: Number, Accounting, Currency đều được.

Nguyen-tac-lam-tron-so-trong-Excel
Nguyên tắc làm tròn số trong Excel

Khi làm tròn số trong Excel bạn cần chú ý những nguyên tắc sau:

  • Đối với phần dữ liệu được làm tròn thì số lớn nhất trong phần xét làm tròn nhỏ hơn 5 thì sẽ được hàm áp dụng làm tròn xuống.
  • Đối với phần dữ liệu được làm tròn thì số lớn nhất trong phần xét làm tròn lớn hơn 5 thì sẽ được hàm áp dụng làm tròn lên.
  • Trường hợp một số hàm làm tròn như hàm ROUND thì cho phép làm tròn tới phần bên trái của dấu ngăn thập phân trong số liệu. Bạn có thể làm tròn hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm,… với tham số xét phần làm tròn là âm
  • Khi thực hiện làm tròn số âm thì trước hết cần chuyển hết giá trị trong ô thành giá trị tuyệt đối của nó (Chuyển thành giá trị của số đó mà không có dấu âm). Tiếp đó thực hiện thao tác làm tròn số rồi áp dụng dấu âm trở lại để hoàn thiện kết quả. (Ví dụ: Nếu muốn làm tròn số -789 thành -780 thì bạn cần phải thực hiện thêm 1 bước trước khi áp dụng hàm. Đó chính là chuyển -789 về số tuyệt đối là +789 sau đó áp dụng hàm để làm tròn xuống thành 780. Rồi chuyển giá trị vừa làm tròn thành số âm -780)
  • Hàm ROUNDDOWN là hàm sử dụng để làm tròn số xuống
  • Hàm ROUNDUP là hàm được sử dụng để làm tròn số lên
  • Hàm ROUND sẽ giúp làm tròn số nguyên lên hoặc xuống theo quy tắc.
  • Một quy tắc chung bạn cần lưu ý muốn làm tròn số không có phần thập phân (Nghĩa là số nguyên) thì cần rút ngắn độ dài của các chữ số tới vị trí mà bạn muốn làm tròn. (Ví dụ: Nếu muốn làm tròn dãy số 2345678 xuống 3 chữ số theo bước như sau: sử dụng hàm ROUNDOWN theo công thức ROUNDDOWN(2345678,-4) để chuyển số thành 2340000. Trong đó phần 234 là chữ số có giá trị có nghĩa)
  • Muốn làm tròn một số âm về bội số âm hoặc làm tròn một số khác chứa các vị trí thập phân thành một số chứa các vị trí thập phân thì bạn nên sử dụng hàm MROUND

Vì thế trước khi bạn thực hiện làm tròn số trong Excel cần chú ý xác định chính xác 2 yếu tố sau:

  • Dữ liệu đã định dạng đúng yêu cầu chưa? Loại dữ liệu đó đã được điều chỉnh về cùng loại Number chưa?
  • Bạn cần làm tròn tới đâu để lựa chọn dùng hàm cho hợp lý

7 Cách làm tròn số trong Excel 

cach-lam-tron-so-trong-excel
Cách làm trong số trong Excel

Sử dụng hàm ROUND để làm tròn số 

Công thức

=ROUND(Number,N)

Trong đó:

  • Number (Bắt buộc): Giá trị cần làm tròn hoặc ô chứa giá trị cần làm tròn
  • N (Có thể là giá trị âm hoặc dương): Đối số, giá trị thực tế truyền cho tham số khi thực hiện gọi hàm

Chú ý:

  • N=0: Làm tròn tới số nguyên gần nhất
  • N<0: Làm tròn tới vị trí thập phân được chỉ định
  • N>0: Làm tròn sang bên trái của dấu thập phân
  • Phần giá trị được làm tròn nhỏ hơn 5 thì làm tròn xuống
  • Phần giá trị được làm tròn lớn hơn 5 thì làm tròn lên

Cách sử dụng hàm ROUND

Nhập công thức sau vào ô chứa giá trị muốn làm tròn:

=ROUND(Number,N)

Ví dụ minh hoạ:

  • N = 0: Làm tròn tới số nguyên gần nhất
ham-ROUND-de-lam-tron-so-1
N = 0: Làm tròn tới số nguyên gần nhất
  • N < 0: Làm tròn tới vị trí thập phân được chỉ định. Nếu bạn lấy N = 1 nghĩa là lấy 1 số lẻ, nếu lấy N = 2 thì nghĩa là lấy 2 số lẻ,…
ham-ROUND-de-lam-tron-so-2
N < 0: Làm tròn tới vị trí thập phân được chỉ định
  • N > 0: Làm tròn sang bên trái của dấu thập phân. Nếu bạn lấy N = -1 nghĩa là làm tròn đến hàng chục, nếu lấy N = -2 thì nghĩa là làm tròn đến hàng trăm,…
ham-ROUND-de-lam-tron-so-3
N > 0: Làm tròn sang bên trái của dấu thập phân

Cách làm trong số lên bằng hàm ROUNDUP 

Hàm Roundup là hàm làm tròn kết quả lớn hơn giá trị gốc và giá trị lớn hơn bao nhiêu sẽ tuỳ thuộc vào việc bạn gán trong công thức

Công thức

=ROUNDUP(Number,num_digits)

Trong đó:

  • Number: Giá trị cần làm tròn hoặc ô chứa giá trị cần làm tròn
  • Num_digits: Đối số có thể là giá trị âm hoặc giá trị dương

Chú ý:

  • Num_digits = 0: Làm tròn tới số nguyên gần nhất
  • Num_digits >0:  Làm tròn tới vị trí thập phân được chỉ định. Nếu Num_digits = 1 nghĩa là lấy 1 số lẻ, Num_digits = 2 nghĩa là lấy 2 số lẻ,…
  • Num_digits < 0:  Làm tròn sang bên trái của dấu thập phân. Nếu Num_digits = -1 nghĩa là làm tròn đến hàng chục Num_digits = -2 nghĩa là làm tròn đến hàng trăm,…

Cách sử dụng hàm ROUNDUP

Nhập công thức vào ô chứa giá trị cần làm tròn:

=ROUNDUP(Number,num_digits)

Ví dụ minh hoạ:

  • Num_digits = 0:
lam-trong-so-len-bang-ham-ROUNDUP-1
Num_digits = 0: Làm tròn tới số nguyên gần nhất
  • Num_digits >0: 
lam-trong-so-len-bang-ham-ROUNDUP-2
Num_digits >0:  Làm tròn tới vị trí thập phân được chỉ định
  • Num_digits < 0: 
lam-trong-so-len-bang-ham-ROUNDUP-3
Num_digits < 0:  Làm tròn sang bên trái của dấu thập phân

Cách làm tròn số xuống bằng ROUNDDOWN 

Trong Excel hàm Rounddown được sử dụng để làm tròn kết quả có kết quả nhỏ hơn giá trị gốc và giá trị nhỏ hơn bao nhiêu sẽ phụ thuộc và tham số bạn gán trong hàm

Công thức

=ROUNDDOWN(Number,num_digits)

Trong đó:

  • Number: Giá trị cần làm tròn hoặc ô chứa giá trị cần làm tròn
  • Num_digits: Đối số có thể là giá trị âm hoặc giá trị dương

Chú ý:

  • Num_digits = 0: Làm tròn tới số nguyên gần nhất
  • Num_digits >0:  Làm tròn tới vị trí thập phân được chỉ định. Nếu Num_digits = 1 nghĩa là lấy 1 số lẻ, Num_digits = 2 nghĩa là lấy 2 số lẻ,…
  • Num_digits < 0:  Làm tròn sang bên trái của dấu thập phân. Nếu Num_digits = -1 nghĩa là làm tròn đến hàng chục Num_digits = -2 nghĩa là làm tròn đến hàng trăm,…

Cách sử dụng hàm ROUNDDOWN

Nhập công thức vào ô chứa giá trị cần làm tròn:

=ROUNDDOWN(Number,num_digits)

Ví dụ minh hoạ:

  • Num_digits = 0:
lam-tron-so-xuong-bang-ROUNDDOWN-1
Num_digits = 0: Làm tròn tới số nguyên gần nhất
  • Num_digits >0: 
lam-tron-so-xuong-bang-ROUNDDOWN-2
Num_digits >0:  Làm tròn tới vị trí thập phân được chỉ định
  • Num_digits < 0: 
lam-tron-so-xuong-bang-ROUNDDOWN-3
Num_digits < 0:  Làm tròn sang bên trái của dấu thập phân

Làm tròn số với hàm MROUND 

Trong Excel hàm MROUND giúp làm tròn giá trị trong ô đến bội số của số khác

Công thức

=MROUND(Number,num_digits)

Trong đó:

  • Number: Giá trị cần làm tròn hoặc ô chứa giá trị cần làm tròn
  • Num_digits: Đối số có thể là giá trị âm hoặc giá trị dương

Chú ý: Khi Number và num_digits khác dấu nhau thì hàm sẽ hiển thị báo lỗi #NUM. Còn nếu Number và num_digits cùng dấu thì kết quả sẽ được hiển thị đúng

Cách sử dụng hàm ROUND

Nhập công thức vào ô chứa giá trị cần làm tròn:

=MROUND(Number,num_digits)

Ví dụ minh hoạ:

Lam-tron-so-voi-ham-MROUND
Làm tròn số với hàm MROUND

Cách làm trong với hàm EVEN, hàm ODD 

Hàm EVEN và Hàm ODD là hai hàm sẽ làm tròn giá trị đến số nguyên chẵn nhất và lẻ nhất. Vì thế cả hai hàm này đều làm tròn xa số 0

Công thức

= EVEN(number)

= ODD(number)

Trong đó:

  • Number: Giá trị cần làm tròn hoặc ô chứa giá trị cần làm tròn

Ví dụ minh hoạ

Cach-lam-trong-voi-ham-EVEN-ham-ODD
Cách làm trong với hàm EVEN, hàm ODD

Làm tròn số bằng hàm CEILING và hàm FLOOR

Cũng tương tự như hàm MROUND 2 hàm CEILING và FLOOR đề sẽ làm tròn tới bội số gần nhất của giá trị đó. Nhưng hàm CEILING thì sẽ làm tròn xa số 0 còn hàm FLOOR thì ngược lại, làm tròn trở về số 0. Bạn cần lưu ý để tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng

Công thức

= CEILING(Number, significance).

= FLOOR(Number, significance)

Trong đó:

  • Number: Giá trị cần làm tròn hoặc ô chứa giá trị cần làm tròn
  • Significance: Số cần làm tròn đến bội số của nó

Chú ý: Number và Significance trái dấu nhau thì hãm sẽ báo lỗi hiển thị #NUM, còn nếu Number và Significance thì hàm sẽ hiển thị kết quả bình thường

Ví dụ minh hoạ

Lam-tron-so-bang-ham-CEILING-va-ham-FLOOR
Làm tròn số bằng hàm CEILING và hàm FLOOR

Hàm làm tròn số INT, TRUNC 

Hàm INT sẽ làm tròn giá trị trong ô thành số nguyên

Công thức

=INT(number)

= TRUNC(number [,num_digits])

Trong đó:

  • Number: Giá trị cần làm tròn hoặc ô chứa giá trị cần làm tròn
  • Num_digits: Là số nguyên mà bạn muốn cắt bớt

Chú ý:

  • Num_digits = 0 hoặc bạn bỏ qua không nhập thì hàm sẽ thực hiện bỏ hết phần thập phân trong số đó
  • Num_digits > 0: Number là số thập phân thì Num_digits sẽ chỉ ra con số thập phân mà bạn muốn giữ lại sau dấu phận
  • Num_digits < 0: Hàm sẽ làm tròn số thành một số nguyên và làm tròn sang bên trái của số thành bội số của 10
  • Riêng trường hợp Num_digits khác 0 trong hàm Round thì sẽ được làm tròn còn hàm TRUNC thì chỉ được cắt bỏ bớt số mà không được làm tròn
  • Đối số > 0 thì hàm INT và hàm TRUNC sẽ cho kết quả giống nhau. Khi đó bạn cần chú ý Num_digits của hàm TRUNC = 0 hoặc không có. Giá trị là số âm thì cả hai hàm sẽ cho ra kết quả khác nhau

Ví dụ minh hoạ

Ham-lam-tron-so-INT-TRUNC 
Hàm làm tròn số INT, TRUNC

Tổng kết 

Với 7 cách làm tròn số trong Excel vừa chia sẻ trong bài viết chắc chắn đã giúp bạn giải quyết các vấn đề về định dạng số liệu. Còn rất nhiều những kiến thức về Excel sẽ được chia sẻ trong Blog của chúng tôi. Khám phá ngay hôm nay để giúp bạn trở thành một cao thủ Excel nhé!

5/5 - (5 bình chọn)
Xin chào các bạn! Mình là Hà Nguyên Phương Hiện đang là tác giả của Box.edu.vn website nổi tiếng chuyên review, đánh giá, giới thiệu các khóa học hay nhất hiện nay.