Nghề nghiệp trong tương lai của bạn có giúp bạn thành công hay không là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm. Đặc biệt là đối với những bạn sắp bước vào kỳ thi đại học quan trọng nhất của cuộc đời mình.
Cách lựa chọn ngành nghề phù hợp được xác định như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu những nội dung chi tiết thông qua bài viết.
Mục lục bài viết
Cách lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân
Bước 1: Dành thời gian cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai
Việc lựa chọn một công việc phù hợp trong tương lai rất quan trọng bởi nó là một phần trong cuộc sống của bạn. Công việc mà bạn lựa chọn phải là việc có ích, mức sống có thể nuôi sống được bản thân, gia đình. Và quan trọng hơn hết là bạn tìm được tìm vui trong chính công việc của mình.
Nếu công việc lựa chọn không phù hợp với bản thân với đạo đức xã hội, nó sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng tiêu cực như thất nghiệp, mất thời gian, công sức, tiền bạc và không phát triển được bản thân.
Do vậy hãy dành thời gian để suy nghĩ xem điều gì là quan trọng nhất đối với bạn, để từ đó tìm ra một công việc phù hợp với bản thân.
Cách lựa chọn ngành nghề phù hợp có thật sự khó như bạn nghĩ
Bước 2: Loại bỏ những vấn đề sai lầm khi chọn nghề
Một số quan điểm sai lầm khi chọn nghề đó là chọn theo “mác”, theo “nhãn”, chọn theo phong trào hoặc chọn theo sự áp đặt của gia đình mà không biết nghề đó có thật sự phù hợp với mình không.
Bên cạnh đó, còn có nhiều người chọn nghề theo kiểu may rủi hay phương pháp ngẫu nhiên dẫn đến chọn nghề không phù hợp với sở thích, tính cách, năng lực của bản thân.
Bước 3: Xác định xem bản thân thật sự phù hợp với ngành nghề nào
Cách lựa chọn ngành nghề phù hợp là xác định xem bản thân mình đang thật sự muốn gì.
Để xác định xem bản thân mình có phù hợp với một công việc cụ thể nào đó, bạn nên bắt đầu từ sở thích, tính cách và những điều kiện của mình. Chọn ra những nhóm công việc để nghiên cứu và loại bỏ chúng dần dần. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các bài tập trắc nghiệm về hướng nghiệp trên các ứng dụng điện thoại để xem bản thân có thật sự phù hợp hay không.
Dựa trên các câu hỏi đánh giá năng lực, nguyên tắc, quan điểm, sở thích, các trắc nghiệm sẽ đưa ra những dự đoán về nghề nghiệp hoặc các nhóm công việc phù hợp với bạn.
Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng, tuyệt đối không nên chọn nghề nghiệp thông qua việc là trắc nghiệm. Bởi những bài trắc nghiệm này chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi. Việc chọn nghề phải xét đến cả các khía cạnh khác như điều kiện kinh tế, xã hội, vật chất, kết hợp với những phương pháp khác để đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng thời gian để làm parttime ở một số vị trí với những ngành nghề khác nhau để khám phá năng lực, tính cách và sở thích của bản thân xem có phù hợp với nghề đó hay không. Đây là một trong những cách lựa chọn ngành nghề phù hợp được nhiều bạn trẻ áp dụng mà bạn có thể tham khảo.
Ví dụ: Viết bài cho các báo xem mình có phù hợp với công việc viết lách của nghề báo hay không. Tham gia các cuộc thi nấu ăn để xem mình có phù hợp với nghề đầu bếp hay không. Ngoài ra, bạn có thể tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm hoặc các hoạt động xã hội để xem mình có khả năng lãnh đạo, điều phối và xử lý vấn đề hay không?
Bạn có thể tới các trung tâm tư vấn về giáo dục, định hướng nghề nghiệp, nơi đó có đủ tài liệu, kiến thức liên quan đến nghề nghiệp để tư vấn cho bạn. Hãy tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè, thầy cô để đánh giá sở thích và năng lực của mình.
Xem xét tính cách của bản thân sẽ phù hợp với công việc nào trong tương lai
Bước 4: Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Cách lựa chọn ngành nghề phù hợp là xác định mục tiêu nghề nghiệp. Sau khi đã lựa chọn được nghề nghiệp của mình, đã đến lúc bạn xác định mục tiêu cụ thể mà mình muốn đạt tới. Tiếp theo là lên kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Ví dụ bạn muốn trở thành một người nổi tiếng trong nghề hay một doanh nhân thành đạt? Bạn muốn tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân hay hài lòng với mức lương cao?
Bước 5: Tìm hiểu về ngành nghề mình lựa chọn
Để tìm hiểu về ngành nghề mà mình lựa chọn, bạn cần chú ý đến các khía cạnh như sau:
- Tên nghề và những khái niệm chuyên môn thường gặp trong nghề
- Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của chuyên ngành
- Nhu cầu thị trường lao động với ngành nghề mình đã chọn
- Những yêu cầu và kỹ năng cần có trong nghề
- Nơi đào tạo nghề từ sơ cấp, trung cấp đến đại học
- Đánh giá hướng phát triển của nghề nghiệp trong tương lai
- Học phí khi theo học
- Thời gian và phương thức đào tạo
- Tìm hiểu về khối thi, điểm trúng tuyển của ngành trong 3 năm liên tiếp
- Nơi có thể làm việc sau khi tốt nghiệp
- Đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và quá trình đào tạo
- Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Để trả lời các câu hỏi này, bạn có thể tìm kiếm thông qua các website, cẩm nang tuyển sinh hay sổ tay sinh viên của các trường. Cẩm nang này sẽ rất hữu ích, giúp bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về ngành nghề mà bạn theo học.
Bước 6: Xác định năng lực học tập của bản thân
Để xác định năng lực học tập của bạn thân, bạn có thể dùng các cách sau:
- Dựa vào điểm và thành tích đạt được trong học tập. Nhất là các môn tuyển sinh theo đầu vào của ngành mà bạn sẽ dự định theo học. Bên cạnh đó, bạn cần tham khảo về mức điểm của ngành nghề đó trong 3 năm liên tiếp, từ đó so sánh sức học của bản thân xem liệu mình có khả năng trúng tuyển vào trường đó hay không.
Bạn cũng nên biết rằng, tuy cùng một ngành học trong một trường đại học nhưng bạn có thể thi đầu vào bằng nhiều khối khác nhau. Bạn nên chọn khối khi mà mình giỏi nhất và là sở trường của bạn.
Bạn cũng có thể dành thời gian để giải các đề thi thử trong những năm cũ. Đồng thời so sánh điểm chuẩn của ngành học với trường mình dự định thi để ước tính khả năng trúng tuyển của mình.
Dựa trên những phân tích đó, bạn có thể tự ước lượng và đánh giá khả năng của bản thân. Từ đó có cách lựa chọn ngành nghề phù hợp.
Cách lựa chọn ngành nghề phù hợp theo năng lực hay xu hướng
Bước 7: Tìm hiểu thêm các thông tin để có cách học tập phù hợp
Ngoài việc ôn luyện những kiến thức cần thiết, bạn cần tìm hiểu về cách thức ra đề thi, cấu trúc đề thi và những bí quyết làm bài hiệu quả. Đây là những thông tin cũng không kém phần quan trọng giúp bạn đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh của mình.
Tổng kết
Với 7 bước mà Box.edu đã chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đã nắm được cách lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.
Việc xác định nghề nghiệp đôi khi không đơn giản như bạn nghĩ bởi nó yêu cầu một quá trình dài tìm tòi đam mê và sở thích của bạn thân. Vì vậy đừng quên nuôi dưỡng cho mình một đam mê để có thể dễ dàng định hướng được nghề nghiệp phù hợp với bản thân trong tương lai.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!