Giọng nói tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng nó góp phần mang lại sự thành công trong cuộc sống và công việc của bạn. Sở hữu một chất giọng khỏe khoắn, tự tin giúp bạn thu hút được sự quan tâm của đối phương. Vậy làm thế nào để học thể học cách luyện giọng nói khỏe. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu những nội dung chi tiết mà Box.edu chia sẻ thông qua bài viết dưới đây.
>> Xem thêm: 8 Cách luyện giọng nam trầm giúp bạn trở nên Manly hơn
>> Xem thêm: 7 Cách luyện giọng nói nhẹ nhàng cho những cô nàng cá tính
Mục lục bài viết
Bật mí cách luyện giọng nói khỏe đơn giản mà hiệu quả
Chú ý đến kỹ thuật thở
Nếu bạn đã thử rất nhiều cách để học kỹ thuật thở đúng chuẩn nhưng chưa thành công thì có thể áp dụng phương pháp thiền. Với thiền nhập môn, bạn có thể điều tiết hơi thở một cách dễ dàng. Ở kỹ thuật này, bạn hít một hơi thật sâu từ từ bằng mũi. Sau đó đẩy bụng ra phía ngoài sao cho không khí dần tràn đầy phổi. Lúc này, hãy giữ không khí hít vào phổi trong khoảng 5 giây.
Sau cùng, bạn nhả không khí trong vùng bụng ra từ từ cho đến khi phổi rỗng. Bạn nên thực hiện các bài tập này ở các tư thế khác nhau như nằm, ngồi, đứng để đạt kết quả tốt nhất.
Luyện tập các bài tập liên quan đến thanh quản
Cách học luyện giọng nói khỏe là thực hành các bài tập liên quan đến thanh quản. Bởi khi nói, phần phổi sẽ hơi áp vào thanh quản để tạo ra tiếng nói. Do vậy, nếu bạn giữ cho thanh quản luôn ở vị trí thằng đứng khi nói thì không khí sẽ lưu thông một cách dễ dàng. Nhờ vậy mà giọng nói của bạn sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Để làm được điều này, trước hết bạn bạn duy trì tư thế thẳng đầu tự nhiên. Nếu bạn kéo vai ra phía sau hoặc ưỡn người ra phía trước khi lượng không khí nằm trong thanh quản sẽ khó lưu thông hơn. Do đó, khi bạn cố nói càng to thì giọng nói càng bị gò ép và thiếu tự nhiên.
Không nói quá to
Cách luyện giọng khỏe không phải là nói càng to càng tốt mà điều quan trọng là phải nói rõ. Thực tế, rất khó để quy chuẩn được định mức chính xác cho âm lượng của mình. Thế nhưng, chúng ta cũng nên điều tiết âm lượng giọng nói sao cho phù hợp với ngữ cảnh.
Với những nơi đông người, cần phải nói to thì bạn có thể điều chỉnh âm lượng của mình lớn hơn một chút. Điều này sẽ giúp cho mọi người có thể nghe rõ và tiếp nhận được đầy đủ những thông tin mà bạn đang đề cập.
Ngược lại, với không gian hẹp và ít người, bạn có thể nói nhỏ hơn bình thường để mọi người không cảm thấy khó chịu và chói tai bởi những điều bạn nói.
Giọng nói khỏe không phải là nói to hết mức mà điều quan trọng là phải nói rõ
Học cách thay đổi âm sắc
Âm sắc của giọng nói có tác động rất lớn đến chất lượng lời nói của bạn cũng như tác động đến cả người nghe. Nếu như âm sắc đều đặn tạo cảm giác người nói đang trong trạng thái bình tĩnh và thuyết phục hơn thì ngược lại. Âm sắc run run, lên xuống thất thường biểu hiện sự mất tự tin về những điều mình đang nói.
Mặc dù không nên thay đổi âm sắc tự nhiên trong giọng nói nhưng bạn cũng nên cố gắng kiểm soát chúng. Đừng để sự hồi hộp, bất an và lo lắng xâm chiếm vào cảm xúc và lời nói của bạn. Hãy cố gắng luyện tập để có một chất giọng mượt mà, khỏe khoắn hơn.
Bạn có thể học cách kiểm soát âm sắc trong giọng nói của mình bằng cách ngân nga một giai điệu hoặc dành thời gian để đọc to một đoạn văn bản. Hãy nhớ rằng không phải lúc nào cũng cần giữ âm sắc đều đặn. Một số từ nên được nói với âm sắc cao hơn bình thường nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc tạo ra cảm xúc đối với người nghe.
Học cách nói chậm lại
Nói quá nhanh là thói quen xấu mà bạn cần sửa trong giao tiếp. Bởi khi nói quá nhanh, người nghe sẽ không theo kịp và thậm chí họ không hiểu rằng bạn đang đề cập đến vấn đề gì. Điều này khiến mọi người mất tập trung và không muốn lắng nghe những gì bạn nói nữa.
Vì vậy, trong giao tiếp bạn cần điều chỉnh tốc độ nói của mình cho chậm rãi hơn. Đồng thời ngắt nghỉ phù hợp với những câu dài. Kỹ thuật này giúp bạn kiểm soát tốt hơi thở và không bị mất sức khi nói. Và quan trọng hơn hết là người nghe dễ dàng nắm bắt được những thông tin mà bạn đang trình bày.
Tuy nhiên bạn cũng lưu ý không nên nói quá chậm. Nói quá chậm sẽ khiến người nghe cảm thấy đơn điệu, buồn ngủ và cảm thấy sốt ruột, thiếu sự kiên nhẫn trong giao tiếp.
Theo nghiên cứu, tốc độ nói lý tưởng là 120-160 từ trong khoảng một phút. Tuy nhiên, nếu bạn thuyết trình thì bạn nên điều chỉnh tốc độ tùy thuộc vào nội dung cho phù hợp. Nếu đó là nội dung quan trọng, bạn cần nói chậm để nhấn mạnh ý. Còn những nội dung chỉ mang tính chất đề cập đến, bạn có thể đẩy nhanh tốc độ nói lên một chút.
Học cách nói chậm lại để người nghe dễ dàng nắm bắt vấn đề
Tập một số bài luyện thanh
Cách để luyện giọng nói khỏe là tập một số bài luyện thanh hàng ngày. Bạn có thể thực hiện trước gương hoặc trước những người thân của mình. Các kỹ thuật được thực hiện như sau:
- Thư giãn, thả lỏng phần miệng và dây thanh. Bạn cũng có thể thực hiện bằng cách ngáp to, đưa hàm qua lại. Sau đó ngân nga một giai điệu bất kỳ mà mình yêu thích. Đồng thời dùng các đầu ngón tay mát xa nhẹ nhàng vùng cơ ở họng cho dễ chịu.
- Luyện tập các bài tập thở bổ trợ cho quá trình luyện thanh bằng cách đẩy hết không khí khỏi phổi khi thở ra. Sau đó hít sâu vào và giữ trong khoảng 15 giây trước khi thở ra.
- Rèn luyện âm sắc bằng cách hát “a” với âm vực bình thường, sau đó dần dần hạ thấp cao độ khi phát âm. Bạn có thể thực hiện kỹ thuật này nhiều lần với từng chữ trong bảng chữ cái.
Tự ghi âm
Tự ghi âm là phương pháp giúp bạn có thể nhận biết được giọng nói của mình. Chẳng hạn như bạn sẽ tìm ra được các lỗi phát âm sai hoặc tốc độ nói chưa phù hợp khi nghe đoạn hội thoại mà mình nghe lại. Còn nếu bạn muốn quan sát về dáng điệu, khẩu hình của mình trong khi giao tiếp thì có thể sử dụng máy quay nhé.
Một số lưu ý khi học cách luyện giọng nói khỏe
- Trong quá trình luyện giọng, bạn nên thực hành các bài tập trong phòng kín để nghe giọng của mình được rõ hơn.
- Thử tập luyện các bài tập khác nhau vì đó là cách tuyệt vời để học cách thở đúng. Và nó cũng là một kỹ thuật thanh nhạc không thể thiếu khi luyện giọng.
- Thực hành luyện giọng to khỏe ở tư thế đứng
- Khi dây thanh quản tạo ra âm thanh, bạn phải cảm nhận được độ rung ở lồng ngực, cổ và đầu. Độ rung sẽ tạo ra sự cộng hưởng để mang lại âm thanh tròn đầy khỏe khoắn hơn.
- Đừng quá tỏ ra căng thẳng nếu bạn vẫn chưa hài lòng về chất giọng của mình. Một số giọng nói có thể dễ nhận ra nhất có âm vực trải rộng từ cao đến thấp và tất cả đều ở khoảng giữa.
- Ngoài các kỹ thuật tập luyện cơ bản, bạn cũng cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng khoa học. Lựa chọn những nhóm thực phẩm tốt cho thanh quản và cổ họng sẽ giúp bạn sở hữu chất giọng khỏe khoắn mượt mà hơn. Và quan trọng hơn hết là không nên sử dụng
Tổng kết
Với những cách luyện giọng nói khỏe mà Box.edu chia sẻ trong bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được những phương pháp vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả để có thể tập luyện ngay tại nhà.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!