Mỗi người sẽ sở hữu một quãng giọng khác nhau. Nếu bạn đang sở hữu chất giọng nam cao, rất khó để bạn có thể hát giọng nam trung bởi các dây thanh quản không cho phép bạn làm như vậy.
Thế nhưng khi học hát, bạn hoàn toàn có thể đẩy quãng giọng của mình lên những nốt cao hơn hoặc thấp hơn. Nếu muốn học cách mở quãng giọng, bạn phải thuần thục những kỹ năng cơ bản liên quan đến kỹ thuật hít thở, kỹ thuật thư giãn và các tư thế hát sao cho đúng.
Khi luyện tập đúng và thuần thục, bạn sẽ dễ dàng chạm đến các nốt cao hơn và thấp hơn trên chính quãng giọng của mình.
>> Xem thêm: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa nói lắp hiệu quả
>> Xem thêm: Top 11 phần mềm chỉnh giọng nói miễn phí HOT nhất 2022
Mục lục bài viết
Hướng dẫn tập luyện cách mở quãng giọng
Phần 1: Tập luyện theo các Scale
Tìm quãng giọng tự nhiên của bạn
Có 2 cách để tìm quãng giọng tự nhiên của bạn. Một là bạn có thể nhờ sự trợ giúp của các giảng viên, hai là bạn có thể tự mình tìm ra nó. Bạn có thể bắt đầu từ nốt C trung trên phím đàn. Bạn hãy chơi đúng nốt C và hát đúng theo nốt đó.
Bạn có thể thực hiện liên tục như vậy với các nốt thấp hơn trên phím đàn. Cứ thực hành như vậy cho đến khi bạn gặp phải nốt mà mình không thể hát được và không cảm nhận được sự mệt mỏi của các dây thanh quản. Đây chính là nốt thấp nhất trong quãng giọng tự nhiên của bạn.
Tương tự như vậy, bạn có thể tập luyện tịnh tiến lên cao để tìm ra nốt cao nhất trong quãng giọng tự nhiên của mình.
Tìm quãng giọng tự nhiên của bạn
Di chuyển các nốt trong quãng giọng bình thường của bạn
Với cách mở quãng giọng này, bạn nên bắt đầu với quãng giọng bình thường trước. Ví dụ như âm “la”, hãy di chuyển âm thanh đó với các cao độ lên và xuống khác nhau.
Với những nốt quá cao, bạn không nên cố gắng gồng những nốt này vì nó sẽ làm cho cổ họng bạn phải căng lên. Hãy luôn tập trong trạng thái thoải mái nhất và hít thở đúng cách. Tập luyện những Scale này ít nhất 8-10 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả rõ rệt.
Thuần thục các nốt khó
Tiếp tục áp dụng các bài tập Scale, sau đó cố gắng tập trung vào các nốt khó mà bạn đạt được càng lâu càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể học cách mở quãng giọng thông qua các bài tập khác để làm lỏng các dây thanh quản của mình.
Khi được tiếp cận với những nốt cao ngày càng nhiều, bạn càng dễ thực hiện chúng mà không phải đối mặt với những cơn đau trong dây thanh quản.
Một bài tập khác bạn có thể áp dụng khi học cách mở quãng giọng là kéo lê các nốt khi đọc. Thay vì di chuyển lên và xuống, bạn có thể dừng lại ở nốt tiếp theo. Làm liên tục như vậy với từng nốt cho tới khi bạn đạt tới giới hạn quãng giọng của mình.
Cuối cùng, bạn có thể áp dụng cách nói lầm bầm. Cách nói này giúp bạn rút ngắn các dây thanh quản. Bạn có thể hát một từ có âm tiết tiết ngắn, ví dụ như ” ơi” bằng một nốt bất kỳ trong quãng giọng của mình. Sau đó di chuyển nó bằng các cao độ lên xuống trong quãng giọng sau mỗi lần phát âm.
Phần 2: Biến đổi các nguyên âm câm
Bo tròn các nguyên âm câm
Khi học cách mở quãng giọng, để hạn chế sức nén lên các dây thanh quản, bạn nên biến đổi âm thanh của các nguyên âm trong khi thực hiện các nốt cao. Hãy cố gắng thả lỏng môi và làm tròn khẩu hình miệng khi bạn nói một từ bất kỳ. Sau đó hạ hàm dưới của bạn xuống và buông lỏng lưỡi ra.
Cách này không thật sự hiệu quả với những nốt thấp trong quãng giọng của bạn bởi các dây thanh quản của bạn đã bị làm ngắn sẵn rồi. Do vậy hãy tập trung vào việc các bài luyện Scale để đạt được tới những nốt này.
Cách luyện mở quãng giọng là biến đổi các nguyên âm câm
Biến đổi để trở về các nguyên âm bình thường
Hãy bắt đầu bằng việc hát những từ đơn ở giới hạn cao nhất trong quãng giọng của mình. Đầu tiên bạn hát to chúng lên, sau đó sử dụng kỹ thuật biến đổi khẩu hình miệng thành các âm có khẩu hình miệng trò dễ hát hơn.
Cuối cùng, khi đến cuối từ đơn đó, hãy mở rộng cổ họng để biến đổi ngược lại các âm vừa bị biến đổi lúc đầu về đúng cách phát âm của nó.
Ví dụ: Trong từ “time”, hãy biến âm “ah” thành âm “i” để đúng với cách phát âm đơn thuần. Miễn sao các âm cuối của từ đơn đó trở về đúng khi bạn đọc kết thúc từ đó, thì cách mà bạn hát cũng không bị sai khi trình bày trước khán giả.
Thay thế cách phát âm một vài từ
Khi bạn gặp phải một nốt có cách phát âm khá thô khiến bạn khó có thể thể hiện nó với một nốt có cùng cao độ. Hãy thử thực hiện nó bằng cách thay đổi từ đó trở thành một từ nào đó đơn giản hơn.
Hãy tập luyện liên tục cho đến khi bạn cảm thấy phần dây thanh quản của mình cảm thấy dễ chịu hơn khi hát những nốt thô đó. Và lúc này, bạn có thể tự tin thể hiện bản gốc của bài hát mà không cần lo mất tự tin rồi.
Phần 3: Thuần thục các kỹ thuật hát cơ bản
Khởi động trước khi hát
Trước khi bắt đầu hát, bạn luôn phải tìm cách để làm giãn lỏng các dây thanh quản của mình. Điều này thật sự quan trọng để bạn có thể hát được những nốt có trong quãng giọng của mình.
Kỹ thuật khởi động bao gồm các động tác rung môi, phát âm kết hợp với di chuyển cao độ lên và xuống trong quãng giọng của mình. Bạn có thể ngâm nga âm “o” liên tục khi rung trong cuống họng.
Để rung môi, hãy để hai bờ môi của bạn sát lại với nhau, đồng thời bật âm “h” hoặc “b” qua vành môi. Hoặc bạn cũng có thể áp dụng cách đặt lưỡi sát vòm họng và phát âm “r” (rung lưỡi) kết hợp với việc di chuyển chuyển độ lên và xuống trong quãng giọng của mình.
Hít thở đúng cách khi đang hát
Để học cách mở rộng quãng giọng của mình, bạn nhất định phải thuần thục những kỹ thuật cơ bản. Một trong kỹ thuật quan trọng đó là hít thở đúng cách. Hãy dùng cơ hoành phía dưới phổi để hít một hơi thật sâu. Sau đó xả khí trong dạ dày bằng cách thở ra từ từ để kéo dài câu hát và kiểm soát được tone của câu hát đó.
Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm soát nhịp thở của mình trong khoảng thời gian khác nhau. Ví dụ hít vào trong 4 giây và thở ra trong 4 giây. Hãy kéo dài khoảng thời gian này lâu hơn sau mỗi lần bạn luyện tập.
Áp dụng các tư thế đúng khi hát
Áp dụng đúng các tư thế khi hát giúp bạn dễ dàng hơn trong việc mở rộng quãng giọng của mình. Tư thế chuẩn là hai chân đứng thẳng, lưng thẳng, hai vai mở rộng. Đồng thời giữ vững đầu và cổ trong khi hát.
Tập thư giãn các cơ
Với những người mới bắt đầu luyện tập, họ thường có thói quen gồng toàn bộ cơ thể và cố hết sức làm căng các dây thanh quản để mở rộng quãng giọng của mình. Thế nhưng điều này thật sự nguy hiểm.
Thay vào đó, bạn nên cố gắng đứng thẳng và đứng thoải mái nhất có thể. Thả lỏng phần lưỡi và cổ họng để làm giảm sự căng thẳng, đồng thời tăng lượng hơi thở ra giúp bạn đtạ được những nốt cao có trong quãng âm của mình.
Tổng kết
Cách mở quãng giọng không hề khó nếu bạn nắm được những công thức luyện tập và Box.edu chia sẻ trong bài viết. Hãy áp dụng và thực hiện chúng mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Để biết thêm nhiều phương pháp luyện giọng giúp cải thiện giọng nói của bạn hãy nhanh tay đăng ký để theo dõi khoá học luyện giọng nói trên Box các chuyên gia sẽ hướng dẫn chi tiết bài bản dễ hiểu nhất.
Cảm ơn và chúc các bạn học luyện giọng thành công!