21 cách phát hiện người khác nói dối chỉ trong vài giây

Cách phát hiện người khác nói dối như thế nào? Là điều mà rất nhiều người quan tâm liệu những lời nói của đối phương với mình có phải là lời thật lòng hay không. Để giúp bạn có thể nhận biết được dấu hiệu người ta nói dối ra sao thì hôm nay Box.edu sẽ gợi ý cho bạn nhé!

👉 Xem thêm: 12 Thói quen xấu trong giao tiếp và ứng xử bạn cần lưu ý

👉 Xem thêm: Làm gì khi bị người khác chê? 7 Bí quyết dành cho bạn

Mục lục bài viết

Các cách phát hiện người khác nói dối

cac-cach-phat-hien-nguoi-khac-noi-doi.jpg

Các cách phát hiện người khác nói dối

Trả lời ngập ngừng, không dứt khoát

Biểu hiện đầu tiên của người đang nói dối bạn chính là câu nói ngập ngừng. Không rõ ràng và dứt khoát. Vì họ chưa chuẩn bị được câu trả lời phù hợp. Mà đột nhiên bị hỏi bất ngờ thì đây chính là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất. Việc đối phương trở nên im lặng sau câu hỏi của bạn. Không có nghĩa là người ta đang nói dối nhưng điều này cũng thể hiện rằng việc người ta có đang thật lòng hay không.

Liếm và cắn môi

Cách phát hiện người khác nói dối chính là hành động cắn môi do căng thẳng. Hệ thống thần kinh sẽ giảm khả năng tiết nước bọt. Họ cảm thấy khó nói và bất giác liếm hoặc cắn môi, thông thường họ sẽ uống thật nhiều nước để lấy lại bình tĩnh.

Lặp lại câu hỏi của bạn nhiều lần

Đây là cách để bạn phát hiện người ta nói dối, họ cần kéo dài thời gian để suy nghĩ. Hoặc bịa ra câu trả lời nào đó. Trong đầu họ có nhiều thứ phải xây dựng và suy nghĩ. Nên sẽ không tập trung vào câu hỏi của bạn nên họ có thói quen lặp lại câu hỏi của bạn nhiều lần trước khi trả lời.

Mở to mắt của họ

Ánh mắt nói lên tất cả, do vậy bạn có thể nhận biết lời nói dối thông qua ánh mắt của người đối diện. Trong suy nghĩ của họ mách rằng nên nhìn ra hướng khác chứ không phải nhìn thẳng vào mắt bạn, do vậy sẽ có xu hướng nhìn chằm chằm vào bạn hoặc một điểm bất kỳ nào đó. 

Hạn chế giao tiếp trực tiếp

Khi hai người có xu hướng nói dối gặp nhau họ sẽ có ít tương tác hơn bình thường. Việc tránh tiếp xúc trực tiếp này sẽ giúp đối phương không phát hiện được việc bản thân họ đang nói dối.

Hạn chế việc cử động

Trên thực tế những người nói dối sẽ vô thức không kiểm soát được hành động của mình do vậy sẽ dễ để đối phương có thể nhận biết được. Tuy nhiên thì bản thân người nói dối cũng nhận ra điều này nên họ sẽ hạn chế việc cử động nhất có thể, thông thường sẽ giữ cho cơ thể ở yên một tư thế hay vị trí nào đó.

Tốc độ nói chuyện chậm rãi

Vì bản thân những người nói dối họ phải suy nghĩ và tự biên diễn nhưng câu nói, câu chuyện của mình theo một hướng khác nên họ phải nói chuyện một cách chậm rãi và từ từ nhất. Đây cũng là điều dễ hiểu, và bạn cũng có thể nhận biết được người ta đang nói dối bạn thông qua tốc độ nói chuyện của họ.

Giữ chặt đồ vật

Cách phát hiện người khác nói dối chính là họ thường sẽ có xu hướng bám vào đồ vật, tường hay bàn ghế hoặc bất kỳ thứ gì khiến họ cảm thấy an toàn hơn. Đây là một hành động tự nhiên được thực hiện bất giác. Việc sợ bị ai đó phát hiện khiến họ cảm thấy lo lắng và bồn chồn mong muốn tìm kiếm thứ gì đó để nương tựa.

Thay đổi tone giọng

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia tâm lý học, họ nhận ra rằng khi nói dối con người sẽ có xu hướng thay đổi tone giọng nói. Thông thường người nói dối sẽ nói chuyện với tông giọng cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường tùy vào mỗi người. Đây cũng là cách phát hiện người khác nói dối hiệu quả nhất.

Giả tạo trong cảm xúc

gia-tao-trong-cam-xuc.jpg

Giả tạo trong cảm xúc

Có một vài cách để có thể biết ai đó đang mô phỏng cảm xúc. Theo bài báo của CBC, một người giả tạo trong cảm xúc thường sẽ chỉ hiển thị điều đó ở phần trên hoặc phần dưới của khuôn mặt, không mang tính chất đồng bộ. Vì cảm xúc tiêu cực thường khó giả tạo hơn so với những người tích cực.

Thường xuyên hắng giọng

Cách phát hiện người khác nói dối tiếp theo là đối phương sẽ hắng giọng nhiều. Đây là phản ứng của cơ thể con người khi gặp trạng thái căng thằng, lúc này độ ẩm thường xuất hiện trong cổ họng khiến họ cảm thấy khó chịu và sẽ hắng giọng nhiều hơn.

Sử dụng từ ngữ mơ hồ

Việc sử dụng quá nhiều từ ngữ chung chung, mơ hồ như: có lẽ, có thể, tôi nghĩ rằng, tôi đoán… là những dấu hiệu cho thấy đối phương đang nói dối bạn điều gì đó. Họ không xác thực và thể hiện sự chân thật của mình qua từng lời nói.

Di chuyển nhiều

Khi một ai đó cảm thấy lo lắng, bồn chồn, có khả năng bị phát hiện bí mật của bản thân họ sẽ không thể bình tĩnh và đứng yên được. Xu hướng di chuyển nhiều hơn thông qua cử chỉ, hành động tay chân thất thường. Bạn cũng nên quan sát điều này để nhận biết chính xác hơn.

Xu hướng quay lưng lại với bạn

Khi nói chuyện với một ai đó, nếu bạn cảm thấy ngại ngùng thì có thể tránh nhìn thẳng vào mắt đối phương tuy nhiên cơ thể vẫn luôn hướng về phía họ trong cuộc trò chuyện. Còn nếu một người quay lưng với bạn thì thể hiện họ đang có điều gì đó cần che giấu và họ cũng đang cảm thấy không thoải mái.

Đưa ra nhiều thông tin

Trong cuộc nói chuyện nếu đối phương đưa ra quá nhiều thông tin. Bạn có thể cảm nhận chúng không phải là sự thật và họ đang cố phóng đại nó lên. Chứng tỏ rằng có thể họ đang lừa dối bạn điều gì đó. Việc đối phương cung cấp cho bạn quá nhiều thông tin không cần thiết. Sẽ giúp bạn dễ dàng nhận thấy khả năng người này đang không muốn cho bạn biết sự thật.

Bắt chéo ngón tay khi bắt tay với bạn

Bạn có thể nhận biết người đang nói dối thông qua việc bắt tay. Cụ thể là họ bắt chéo hai ngon tay hoặc bắt chéo ngón tay sau lưng cũng là biểu hiện của việc không trung thực. Do vậy hãy chú ý khi bắt tay với người khác.

Xu hướng thay đổi hành vi

Nếu một người thường hay nói chuyện phiếm đột nhiên im lặng khi bạn hỏi người ấy. Về một tình huống tế nhị, thì người ấy có thể đang giấu bạn điều gì đó. Hoặc nếu đối phương thường dè dặt nay bất ngờ hoạt náo. Bạn cũng có thể nghi ngờ câu chuyện của người đó. Trong một bài viết cho tờ The Independent, Kristin Salaky chỉ ra rằng sự thay đổi trong hành vi có thể là dấu hiệu cho thấy ai đó đang nói dối bạn.

Thay đổi vẻ bề ngoài

Hành vi này thường sẽ thấy ở phụ nữ nếu họ cảm thấy không thoải mái khi trả lời một câu hỏi. Họ thường sẽ nghịch tóc hoặc miết các loại mỹ phẩm quanh vùng mắt. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy an toàn và tự tin hơn về lời nói dối nhỏ của mình.

Kéo cổ áo hoặc chạm tay vào cổ

Cổ là một bộ phận dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể con người. Do đó khi gặp nguy hiểm, chúng ta thường kéo cổ áo của mình để lấy không khí. Cử chỉ này cho thấy một người cảm thấy thực sự không thoải mái và muốn được tự do.

Một cử chỉ phổ biến khác đó là xoa cổ. Trong ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ này có nghĩa là: “Tôi không chắc là mình sẽ đồng ý”.

Che các bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương

Các bộ phận như ngực, bụng và háng. Là những nơi mà con người thường cố gắng che đi khi họ đang lo lắng. Vì khi căng thẳng do phải nói dối thì thần kinh trung ương. Sẽ gửi tin hiệu cho cơ bụng có thể dẫn đến việc co thắt đau đớn cho bản thân.

Tin tưởng vào bản năng

Cuối cùng cách phát hiện người khác nói dối. Chính là dựa vào niềm tin và bản năng của bản thân. Trực giác của con người thường sẽ đúng trong một vài trường hợp đặc biệt. Nhất là những người có khả năng quan sát và nhận biết tốt. Chỉ cần qua hành động, cử chỉ và lời nói cũng có thể dễ dàng nhận biết đối phương đang nói dối bạn.

Tổng kết

Hy vọng rằng những thông tin mà Box.edu gợi ý cho bạn ở bài viết này. Sẽ giúp các bạn có thể nhận nhận biết ai đang nói dối bạn chính xác nhất. Cách phát hiện người khác nói dối còn khiến bạn có thể cảnh giác và tỉnh táo trước những lời nói sai sự thật, từ đó làm cho việc học giao tiếp cơ bản cũng đơn giản hơn. 

Ngoài ra, Đđ cải thiện khả năng giao tiếp đạt hiệu quả thì bạn cũng cần thường xuyên trau dồi kiến thức từ mọi người xung quanh hoặc đăng ký các khoá học giao tiếp ứng xử tại các trung tâm hoặc có thể đăng ký học online, để giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp là tiền đề để xây dựng các mối quan hệ.

Chúc bạn thành công!

5/5 - (5 bình chọn)