4 Cách thay đổi giọng nói hiệu quả nhất nhất dành cho bạn

Cách thay đổi giọng nói phụ thuộc rất nhiều vào kích thước dây thanh đới hoặc âm vực khi phát âm.

Với những phương pháp học luyện giọng nói mà Box.edu chia sẻ dưới bào viết, chắc chắn bạn sẽ thể hiện được chất giọng của mình sao tự nhiên và chân thật nhất.

>> Xem thêm: Cách phát âm chuẩn L và N trong Tiếng Việt hiệu quả 100%

>> Xem thêm: Giọng mũi là gì? Nguyên nhân và 4 phương pháp cải thiện

Mục lục bài viết

Hướng dẫn cách thay đổi giọng nói

Phương pháp 1: Giả giọng nói

Bóp mũi khi nói

Cách thay đổi giọng nói là bóp mũi khi nói. Với việc chặn hốc mũi khi nói, bạn có thể thay đổi giọng nói một cách đáng kể. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo được hiệu ứng tương tự bằng cách đơn giản là chặn hơi thở từ mũi đi qua miệng.

Khi nói, luồng không khí sẽ di chuyển tự nhiên qua mũi và miệng. Hành động bóp mũi được thực hiện với mục đích ngăn chặn không khí thoát ra hốc mũi và ở lại sâu trong miệng và cổ họng. Sự thay đổi lượng không khí và áp suất khi bóp mũi khiến dây thanh đới rung lắc theo cách khác, từ đó nó có thể thay đổi âm thanh trong giọng nói của bạn.

Bop-mui-khi-noi (1)Thay đổi giọng bằng cách bóp mũi khi nói

Sử dụng các cách biểu đạt khác nhau khi nói

Khi nói, bạn có thể thử nghiệm với các biểu cảm khác nhau như mỉm cười, tức giận, hạnh phúc. Những cảm xúc này không chỉ tác động đến suy nghĩ, biểu cảm của bạn mà nó còn liên quan đến khẩu hình của bạn diễn đạt.

Ví dụ, bạn có thể phát âm “o” khi bạn cười và khi bạn đang trong trạng thái buồn cười. Âm “o” với cách nói bình thường sẽ không có gì đặc biệt. Thế nhưng khi bạn đang trong trạng thái vui vẻ, tích cực thì âm “ô” sẽ khiến cho bạn trở nên hạnh phúc và ngạc nhiên hơn rất nhiều.

Bóp nghẹt mũi

Cách thay đổi giọng nói là bóp nghẹt mũi. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách dùng khăn tay hoặc bịt bàn tay lên mũi khi nói. Vật cản cần phải áp trực tiếp lên miệng để tạo ra hiệu ứng mạnh hơn.

Giọng nói của bạn cũng giống như bất cứ âm thanh nào khác, phải đi qua các môi trường khác nhau dưới dạng các sóng âm. Các sóng âm này truyền qua không khí bằng phương pháp khác so với truyền qua môi trường khác, chẳng hạn như chất rắn. Khi đặt một vật cản trước miệng, bạn đã buộc sóng âm đi qua vật cản, từ đó làm thay đổi cách tiếp cận và diễn giải âm thanh của người nghe.

Nói lầm bầm

Khi phát âm, bạn có thể tạo ra âm thanh nhỏ hơn và mở miệng nhỏ hơn, giống như kiểu bạn đang nói lầm bầm vậy.

Giọng nói lầm bầm có tác dụng làm thay đổi cả phương thức cấu tạo lẫn thái độ trong giọng nói. Khi nói lầm mầm, miệng sẽ ở trong trạng thái hơi khép hơn so với bình thường. Một số âm thanh được phát ra khi miệng chỉ mở rất ít và những âm thanh đó sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên những âm thanh đòi hỏi phải mở miệng lớn hơn khi phát âm sẽ thay đổi đáng kể.

Bạn có thể nhận ra sự khác biệt khi quan sát ví dụ sau. Cùng một âm “Ô”, nhưng với cách mở to miệng thì âm thanh tạo ra sẽ vang và to hơn. Ngược lại, nếu lặp lại âm “ô” khi 2 môi chỉ tách ra vừa đủ thì âm này nghe sẽ không có gì khác biệt so với những âm khác.

Cách nói lầm bầm cũng làm cho giọng nói của bạn trông nhỏ hơn. Các âm giữa và rõ có thể vẫn phát ra dễ dàng khi bạn nói nhỏ, thế nhưng âm thanh thường nghe nhẹ hơn và âm cuối thường bị cản.

Xem xét ví dụ như sau, khi bạn phát âm tiếng Anh với từ ” Got it”. Bạn có thể phát âm cụm từ này với cách nói bình thường. Hoặc bạn chỉ phát âm âm cuối “t”, mặc dù chữ “t” ở âm cuối thường nối vào từ đứng sau nó. Sau đó, thử lại lại cụm từ “got it” với giọng nhỏ và yếu hơn. Hai nguyên âm vẫn nghe thành tiếng, thế những âm “t” nghe sẽ yếu hơn rất nhiều.

Nói bằng giọng nói đều đều

Hầu hết mọi người giao tiếp với nhau bình thường bằng một tone giọng đều đều. Do vậy, hãy tập trung vào việc giũ giọng ngang và đều đều khi nói. Càng ít thể hiện cảm xúc, giọng nói của bạn nghe càng khác.

Cách dễ nhất để giúp bạn nhận ra sự khác nhau trong trường hợp này là đặt câu hỏi với giọng đều đều. Khi đặt câu hỏi, phần lớn chúng ta đều có ngữ điệu cao hơn. Cùng một câu hỏi nhưng giọng điệu ngang và không lên giọng ở cuối câu cũng sẽ có nhiều điểm khác biệt so với cách nói thông thường.

Ngược lại, nếu bạn muốn tạo dấu ấn với người nghe thì đừng nên nói giọng quá đều đều, hãy tập nói sao cho nhiều cảm xúc hơn. Hãy suy nghĩ về những điều mình nói và thay đổi ngữ điệu phù hợp với nội dung của cuộc giao tiếp.

Bạn có thể thực hành điều này bằng cách nói từ “ôi”. Khi bạn đang buồn chán, đau khổ thì ngữ điệu từ “ôi” sẽ trầm xuống. Ngược lại, từ “ôi” khi  được nói một cách hào hứng sẽ có ngữ điệu cao hơn so với bình thường.

cach-thay-doi-giong-noi (1)Bật mí bí kíp cách thay đổi giọng nói

Tập giọng nói địa phương

Chọn một giọng nói địa phương khác mà bạn có thể nói được, sau đó nghiên cứu xem chúng khác với giọng nói thật của bạn ở điểm nào. Bởi mỗi vùng miền sẽ có những giọng nói khác nhau. Vì vậy bạn cần phải làm quen với đặc điểm trong giọng nói cửa từng vùng miền, sau đó thực hành nó thì mới có tính thuyết phục và trông tự nhiên hơn.

Ví dụ, trong Tiếng Anh, người Anh hoặc người vùng Boston của Mỹ thường lược bỏ âm “r” ở cuối từ. Ví dụ, từ “later” sẽ nghe như “lata”, hay “Butter” nghe như “Butta”.

Cách thay đổi giọng nói là dùng phần mềm công nghệ

Tìm một ứng dụng thay đổi giọng nói trên điện thoại thông minh

Một trong những cách thay đổi giọng nói hữu ích khác là sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động. Bạn có thể bắt đầu bằng việc ghi âm thanh vào điện thoại của mình, sau đó phát lại. Thiết bị lọc có trong các ứng dụng được cài sẵn có thể làm thay đổi âm thanh gốc trong giọng nói của bạn.

Có rất nhiều những ứng dụng khác nhau. Những ứng dụng này có thể miễn phí hoặc trả phí. Bạn có thể tìm các ứng dụng trên App Store iPhone, Windowns Marketplace nếu bạn có điện thoại Windowns hoặc Google Play nếu bạn dùng hệ điều hành Android.

Sử dụng phần mềm trên máy tính

Người dùng có thể sử dụng các phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói miễn phí trên máy tính. Khi đã hoàn tất các cài đặt, bạn có thể nhập văn bản cần chuyển đổi vào phần mèm. Sau đó nhấn chọn “Play” để nghe lại những âm thanh đã được viết ra trước đó.

Phan-mem-thay-doi-giong-noi (1)Sử dụng phần mềm thay đổi giọng nói

Sử dụng thiết bị thay đổi giọng nói

Cách thay đổi giọng nói là sử dụng thiết bị thay đổi giọng nói. Bạn có thể mua chúng tại các cửa hàng hoặc mua trên mạng.

Một thiết bị thay đổi giọng nói tầm trung có giá dao động từ 500 nghìn đến một triệu đồng. Mỗi thiết bị thay đổi giọng nói có thể hoạt động theo những cơ thể khác nhau. Do vậy bạn nên cân nhắc lựa chọn các dòng máy khác nhau để phù hợp với nhu cần sử dụng của mình.

Thế nhưng hầu hết các thiết bị này đều có khả năng thay đổi âm sắc trong giọng nói gốc của bạn. Bên cạnh đó, một số thiết bị còn đòi hỏi bạn phải ghi âm trước, nhưng một số khác có thể điều chỉnh trực tiếp giọng của bạn khi nói. Âm thanh gốc sau khi đã được thay đổi sẽ được truyền qua điện thoại di động hoặc thiết bị khác có kết nối Bluetoolth.

Cách thay đổi giọng nói là thay đổi cách nói của bạn

Nghe xem giọng nói gốc của bạn như thế nào

Nếu bạn muốn thay đổi giọng nói của mình theo âm vực cao hay thấp hơn, bạn hãy bắt đầu bằng việc ghi âm giọng nói của mình để tìm phương pháp thay đổi phù hợp.

Cụ thể: giọng nói hiện tại của bạn có đang dễ nghe hay không? Bạn đang sử dụng giọng mũi hay giọng thật? Bạn muốn giọng của mình trở nên dịu dàng hay mạnh mẽ hơn?.

Bỏ qua thói quen phát âm qua mũi

Nhiều người có thói quen sử dụng giọng mũi trong cách nói hàng ngày. Giọng mũi thường có âm sắc cao hơn và âm thanh được phát ra thường kém tự nhiên hơn so với giọng thông thường. Hơn nữa, âm thanh trong giọng mũi nghe không có đủ độ vang và không rõ ràng.

Bạn có thể loại bỏ giọng âm mũi bằng cách thực hiện như sau:

  • Đảm bảo đường thở của bạn luôn khô thoáng. Nếu bạn đang bị cảm cúm hoặc tắc mũi vì bất cứ lý do gì thì giọng mũi của bạn cũng sẽ bị nghẹt thở và biến thành giọng mũi. Do vậy, nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên cố gắng uống nhiều nước và giữ gìn cho vùng khoang mũi được thông thoáng sạch sẽ.
  • Tiếp theo, để loại bỏ âm giọng mũi, bạn nên tập mở miệng lớn khi nói. Lưu ý hạ thấp hàm và phát âm ở vị trí thấp trong miệng thay vì ở phần ngạc mềm.

Không phát âm từ cuống họng

Khi sửa giọng có âm sắc âm, nhiều người có thói quen nói từ phần cuống họng để tạo ra giọng trầm. Thế nhưng bạn rất khó điều chỉnh được âm lượng khi cố gắng nói từ phần cuống họng. Điều này sẽ làm cho giọng của bạn bị nghẹt và rất khó nghe.

Hơn nữa, khi bạn cố làm giọng trầm hơn bằng cách phát âm từ cuống họng, các dây thanh âm sẽ bị căng ra. Từ đó có thể gây đau họng và lâu dần sẽ bị mất tiếng.

Để cải thiện tình trạng phát âm từ cuống họng, bạn thực hiện như sau:

  • Thực hiện các bài tập thở để giọng nói của mình trở nên dứt khoát, mạnh mẽ hơn. Sau một thời gian kiên trì luyện tập, bạn có thể tận dụng tốt hơn quãng giọng của mình.

Luyện tập phát âm qua phần “mặt nạ”

Để giọng nói của bạn trầm và đầy hơn, bạn cần học cách phát âm qua vùng “mặt nạ”. Khu vực mặt nạ bao gồm môi và hai lỗ mũi. Việc phát âm qua vùng mặt nạ sẽ giúp giọng của bạn có âm thấp hơn và dày hơn.

Để biết mình có đang phát âm qua phần mặt nạ hay không, bạn có thể kiểm tra bằng cách chạm vào hai bên môi và mũi trong khi nói. Nếu bạn sử dụng bộ phận mặt nạ khi nói thì bạn sẽ cảm nhận thấy độ rung. Ngược lại, nếu ban đầu bạn chưa cảm thấy độ rung, bạn nên thử nghiệm với nhiều âm thanh khác nhau cho đến khi đạt hiệu quả nhất định. Kiên trì thực hiện nhiều lần sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả rõ rệt.

Phát âm từ cơ hoành

Cách thay đổi giọng nói sao cho đầy đặn và khỏe hơn là phát âm từ cơ hoành. Với cách này, thay vì thở sâu, phần bụng của bạn sẽ được thực hiện bằng chuyển động lên xuống theo từng hơi thở thay vì ngực.

Ngoài ra, bạn có thể tập phát âm từ cơ hoành bằng cách hóp bụng lại và thở ra khi nói. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong giọng nói của mình. Chúng sẽ vang lên to hơn và rõ hơn nếu bạn thở kiểu này.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài tập dưới đây để học cách phát âm từ cơ hoành hiệu quả:

  • Đẩy không khí trong phổi ra ngoài khi thở ra. Khi không khí trong phổi đã hết, hai lá phối của bạn sẽ tự động hít sâu để đáp ứng được nhu cầu liên quan đến không khí.
  • Hít vào tối đa bằng cách hóp bụng. Sau đó nín thở khoảng 15 giây trước khi thở ra. Tập luyện từ từ, sau đó tăng dần thời gian đến khi bạn nín thở được 20, 30 giây, 45 giây và 1 phút. Bài tập này sẽ tăng sức mạnh cho cơ hoành của bạn.
  • Đẩy hết không khí trong phổi ra ngoài theo tiếng cười “ha ha ha”. Cuối cùng hít vào thật sâu và thật nhanh.
  • Nằm ngửa trên giường hoặc ghế sofa, sau đó đặt một quyển sách hoặc vật cứng lên cơ hoành. Tiếp tục thả lỏng cơ thể. Lưu ý bạn nên chú ý vào chuyển động của cơ hành. Đồng thời theo dõi sự di chuyển của quyển sách khi thở. Hóp bụng lại hết sức khi thở ra và lặp lại cho đến khi vòng eo của bạn tự động co giãn theo từng nhịp thở.
  • Hít vào thật sâu ở tư thế đứng. Sau đó thở ra và đếm to từ 1-5 theo nhịp thở. Bạn có thể thực hiện lại bài tập này cho đến khi bạn có thể đếm thoải mái và dễ dàng từ 1 đến 10 trong một nhịp thở.

Thay đổi cao độ trong giọng nói

Cách thay đổi giọng nói hữu ích tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc là thay đổi cao độ trong giọng nói.

Để thay đổi cao độ giọng nói tạm thời, bạn có thể nói với âm vực cao hơn hoặc thấp hơn. Cao độ trong giọng nói thay đổi phần lớn là nhờ sụn thanh quản. Sụn thanh quản là mẩu sụn có thể cử động lên và xuống trong họng khi bạn hát một thanh âm theo thứ tự: Đồ, Rê, Mi, Pha, Sol, La, Si, Đô.

Khi sụn thanh quản được nâng cao, giọng nói của bạn sẽ có âm cao hơn và giống kiểu giọng nữ hơn. Ngược lại, khi sụn thay quản hạ xuống thấp, âm thanh nghe sẽ thấp xuống và nghe giống giọng nam hơn.

Nếu bạn muốn nói giọng thấp hơn, bạn có thể thực hiện các bài tập thả lỏng cơ thể ở cổ họng. Các bài tập này bao gồm tập ngáp hoặc mở miệng thật rộng theo phương dọc. Khi bạn mở miệng nói, bạn sẽ thấy giọng của mình tròn hơn và có chiều sâu hơn.

Luôn cố gắng thể hiện chất giọng đẹp nhất vốn có của bạn

Chăm sóc dây thanh đới

Dây thanh đới là một trong những bộ phận quan trọng giúp bạn tạo ra giọng nói cho mình. Tương tự như làn da, dây thanh đới cũng phải được chăm sóc kỹ càng để không bị tổn thương. Bởi khi dây thanh đới của bạn bị ảnh hưởng, giọng của bạn sẽ bị khàn và rè hơn.

Để bảo về dậy thanh đới, bạn không nên uống thuốc và sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia. Các thức uống này vô cùng có hại, nó sẽ khiến cho giọng nói của bạn trở nên bị lão hóa sớm.

Ngoài ra, bạn nên cố gắng tạo ra bầu không khí trong lành và hít thở nó mỗi ngày. Cố gắng trồng nhiều cây xanh để thanh lọc không khí, giúp cho phổi được sạch sẽ hơn.

Cham-soc-day-thanh-doi (1)Hỗn hợp siro chanh mật ong rất tốt cho dây thanh đới

Kiểm tra mức độ stress trong cơ thể bạn

Khi bạn Stress, cáu giận, mệt mỏi, cách cơ xung quanh thanh quản sẽ co lại và tạo ra giọng nói có âm cao. Để khắc phục được điều này, bạn cần chú ý như sau:

  • Hít vài hơi sâu trước khi nói: Giữ thái độ bình tĩnh cho cơ thể sẽ giúp âm thanh trong giọng nói được cải thiện hơn rất nhiều.
  • Kiểm soát tâm trạng trước khi nói để ổn định giọng nói của mình.

Tập hát mỗi ngày

Tập hát mỗi ngày theo nhạc cụ là một cách thay đổi giọng nói hay thông qua việc mở rộng âm vực. Vì thế, bạn có thể tập hát theo các ca khúc không nằm trong quãng âm vực bình thường của bạn để thấy hiệu quả rõ rệt hơn.

Bạn nên bắt đầu với các âm cơ bản và dùng nhạc đệm Piano cho các thang âm như: Đô, Rê, Mi, Pha, Sol, La, Si, Đô. Liên tục lặp lại những thanh âm đó theo những cao độ khác nhau rồi dừng lại. Với các tập luyện như vậy, chắc chắn bạn sẽ đạt được hiệu quả nhất định sau một thời gian luyện tập.

Tổng kết

Bạn hoàn toàn có thể học cách thay đổi giọng nói gốc của mình nhờ những phương pháp mà Box.edu chia sẻ. Hãy trang bị và bỏ túi những kiến thức cần thiết mà chúng tôi đã đề cấp thông qua nội dung bài viết trên nhé.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)