Muốn bài thuyết trình thành công và đạt mục tiêu như mong muốn thì bạn cần chuẩn bị gì trước khi thuyết trình? Để giúp bạn trả lời được câu hỏi này thì chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở bài viết này những nội dung và công tác chuẩn bị kỹ càng và chu đáo nhất. Mời các bạn cùng Box.edu đón xem nhé!
👉 Xem thêm: Nguyên tắc học thuyết trình trước đám đông giúp bạn tự tin
👉 Xem thêm: Tổng hợp những bài thuyết trình hay về cuộc sống hay nhất
Mục lục bài viết
Cần chuẩn bị gì trước khi thuyết trình?
Cần chuẩn bị gì trước khi thuyết trình?
Xác định đối tượng hướng đến
Trước khi thực hiện phần thuyết trình bạn cần xác định được đối tượng mục tiêu của mình là ai? Để lựa chọn nội dung và phong cách trình bày cho phù hợp.
Nếu đã đảm bảo được điều này thì bạn sẽ có thể hoàn thành phần trình bày được hiệu quả hơn nhiều, quan trọng là phần nội dung và cách thức thể hiên cùng khả năng truyền tải đến với mọi người.
Giải quyết trước các nhu cầu cá nhân
Để làm chủ sân khấu và thực hiện hoàn hảo bài thuyết trình thì bạn phải giải quyết các công việc cũng như nhu cầu cá nhân. Vì thông thường khi đứng trước một sự kiện hoặc trước đám đông sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng và hồi hộp nên những phát sinh rất có thể xảy ra nên lời khuyên là hãy hoàn thành nó trước mỗi buổi thuyết trình. Tránh để nó bị ảnh hưởng đến quá trình thực hiện của bạn làm giảm hiệu suất buổi thuyết trình.
Kiểm tra nơi tổ chức và các thiết bị nghe nhìn
Với những buổi thuyết trình có tính chất và quy mô lớn, quan trọng thì bạn phải tiến hành kiếm tra nơi sẽ diễn ra cùng các thiết bị phục vụ cho phần thuyết trình này. Xem còn thiếu sót gì không để kịp thời xử lý, chuẩn bị kỹ càng. Đặc biệt tránh gây ra những sai lầm, sai sót trong quá trình thực hiện phần thuyết trình quan trọng này. Nó có thể ảnh hưởng đến cơ hội và khả năng phát triển của bản thân bạn.
Tập hít thở thật sâu
Rèn luyện việc hít thở sâu, đều đặn sẽ giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh, cân bằng cảm xúc để có thể hoàn thành tốt nhất bài thuyết trình của mình. Ngoài ra nếu tâm trạng của bạn tốt cũng sẽ khiến mọi người cảm thấy thoải mái hơn trong việc lắng nghe, tập trung vào bạn nhiều hơn.
Lời khuyên chính là hãy tập hít thờ sâu để bắt đầu phần trình bày của mình suôn sẻ và thành công, không gặp phải những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra khi thực hiện.
Hãy suy nghĩ tích cực những điều tốt đẹp
Trước mỗi buổi thuyết trình bạn sẽ cảm giác lo lắng, bồn chồn có thể làm ảnh hưởng đến buổi thuyết trình của bạn. Do đó hãy tập trung suy nghĩ những điều tích cực, vui vẻ để cải thiện tâm trạng cũng như cảm xúc của mình tốt nhất trước khi bắt đầu thực hiện phần thuyết trình. Đây là một trong những cách để khiến phần trình bày thêm tốt đẹp và đạt hiệu quả cao hơn, mang lại nhiều cơ hội phát triển bản thân cũng như sự thăng tiến trong công việc.
Đi thẳng vào các nội dung quan trọng
Đi thẳng vào các nội dung quan trọng
Tốt nhất là không nên nói lan man, dài dòng cũng như không nhấn mạnh vào vấn đề, nội dung chính. Cho nên bạn hãy đi thẳng vào những nội dung quan trọng để thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Đồng thời không nên níu kéo để bổ sung ý kiến tránh việc làm mất thời gian, làm người nghe cảm thấy khó chịu khi đó bạn cũng không thể truyền tải được hết nội dung thuyết trình của mình được.
Hãy tạo cầu nối giữa người thuyết trình với khán giả
Đây là điểm sáng và được đánh giá cao bởi mọi người. Thông thường trong một buổi thuyết trình bạn không nên chỉ chăm chú đọc hết những nội dung đã chuẩn bị mà hãy tương tác và kết nối nhiều với mọi người. Đừng nên chỉ đứng yên một vị trí mà hãy tích cực giao lưu với mọi người nhiều hơn thông qua ánh mắt, cử chỉ và hành động nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể kết hợp với ngôn ngữ cơ thể để khiến phần trình bày được hoàn thiện hơn.
Đưa ra ví dụ minh họa, dẫn chứng cụ thể
Có những chủ đề liên quan đến đời sống thực tế nên bạn cần đưa ra những dẫn chứng cụ thể để giúp tăng tính thuyết phục cho bài thuyết trình hơn. Ngoải ra bạn cũng có thể làm không khí sôi động hơn bằng cách dẫn dắt theo lối hài hước, vui vẻ làm tăng phần sinh động và hấp dẫn cho mọi người nhiều hơn. Đặc biệt là rất có ích trong việc giảm căng thẳng của buổi thuyết trình. Tuy nhiên cũng nên cân nhắc lựa chọn câu chuyện phù hợp với nội dung vừa giúp nâng cao bài thuyết trình lại giúp bạn dược đánh gia tốt hơn trong phần trình bày của mình.
Sử dụng trình chiếu slide thuyết trình
Kết hợp Powerpoint trình chiếu sẽ giúp các ban có thể tóm tắt và tăng sự hấp dẫn, sinh động hơn cho bài thuyết trình của bạn. Kèm theo là việc sử dụng biểu đồ hoặc số liệu thống kê cụ thể để minh hoạt, dẫn chứng cho những điều mà bạn nói. Nhằm tăng sự tin tưởng hơn cũng như làm điểm nhấn tạo ấn tượng cho phần trình bày của bạn.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng âm nhạc, hình ảnh hoặc video thú vị hấp dẫn có liên quan đến chủ đề nội dung, vừa giúp bầu không khí thoải mái lại tăng sự tập trung của mọi người vào phần thể hiện của bạn tốt hơn.
Đứng lên trước khi bắt đầu thuyết trình
Trước khi đến phần trình bày của mình bạn hãy đứng lên đi lại để giúp lấy lại bình tĩnh, cân bằng cảm xúc của mình tốt hơn. Nên đứng lên 5 phút sẽ khiến bạn chủ động và tự tin thể hiện phần thuyết trình của mình thành công. Chính vì vậy lời khuyên là hãy đứng lên hoặc đi lại nhẹ nhàng nếu cảm thấy lo lắng trước mỗi buổi thuyết trình.
Hạn chế việc sử dụng điện thoại di động
Cần chuẩn bị gì trước khi thuyết trình? Ngoài việc chuẩn bị nội dung phù hợp thì còn cần để ý đến hành động của mình cho chính xác. Đặc biệt là hạn chế sử dụng điện thoại trước khi bắt đầu phần trình bày của mình. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái và tập trung hơn rất nhiều đấy. Hãy thử xem nhé.
Chuẩn bị tài liệu cho khán giả
Thêm một bí quyết nữa là các bạn có thể phát các loại tài liệu cho mọi người tham khảo và tìm hiểu trước, từ đó có thể giúp phát huy được khả năng truyền đạt nội dung đến người nghe tốt hơn.
Có người cho rằng nếu đưa cho họ tài liệu trước sẽ khiến mọi người chỉ tập trung vào đó không quan tâm đến phần trình bày của bạn nữa. Tuy nhiên thì xét về mặt hiệu quả và thực tế thì hành động này sẽ giúp mọi người có thể nắm được nội dung mà bạn trình bày tốt hơn. Tránh những người họ không thể tập trung hoàn toàn được nên sẽ bỏ lỡ những thông tin quan trọng thậm chí không nắm được những điều mà bạn đang muốn truyền tải.
Chuẩn bị sẵn sàng để trả lời câu hỏi
Ngoài việc hoàn thành nội dung của buổi thuyết trình bạn đã chuẩn bị thì cuối cùng sẽ đến phần đóng góp ý kiến, nhận xét và trao đổi thêm một vài vấn đề. Đặc biệt là khán giả có thể đặt ra một vài những câu hỏi đơn giản xoay quanh chủ đề này để cùng bàn luận. Do vậy hãy chuẩn bị sẵn tinh thần để có thể hoàn thành tốt nhất việc giải đáp những thắc mắc của tất cả mọi người.
Việc này sẽ thể hiện sự thông minh, khéo léo trong cách xử lý tình huống cũng như giải quyết các vấn đề đơn giản. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt mọi người nếu có thể hoàn thành xuất sắc câu trả lời mà khán giả đưa ra. Hãy bình tĩnh, tự tin thể hiện mình tốt nhất nhé!
Tổng kết
Cần chuẩn bị gì trước khi thuyết trình là câu hỏi mà được rất nhiều người quan tâm và mong muốn tìm được câu trả lời chính xác nhất. Chúng tôi rất mong là những thông tin được trình bày trong bài viết này sẽ là kiến thức nền tảng tốt nhất giúp bạn học thuyết trình hiệu quả hơn rất nhiều.