Chứng quyền có đảm bảo là gì mà lại được nhiều người quan tâm và tìm hiểu trong thời gian gần đây nhiều đến vậy. Chắc hẳn là câu hỏi được nhiều bạn đặt ra, hiểu được tâm lý này Box sẽ giúp bạn giải đáp và cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về loại chứng quyền này để mọi người được hiểu rõ hơn. Cụ thể hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
Mục lục bài viết
Chứng quyền có đảm bảo là gì?
Chứng quyền có đảm bảo (viết tắt là CW) là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do Công ty chứng khoán phát hành và được niêm yết trên Sàn giao dịch HSX. Nhà đầu tư phải trả phí cho các công ty chứng khoán để được quyền mua chứng khoán cơ sở tại một mức giá và thời điểm xác định từ trước.
Chứng quyền thông thường có 2 loại là chứng quyền mua và chứng quyền bán. Tuy nhiên theo quy định hiện tại của Ủy ban chứng khoán và Sở giao dịch HOSE thì các công ty chứng khoán chỉ được phép được phép phát hành chứng quyền mua.
Thực tế trên thế giới hiện tại có hai kiểu thực hiện quyền là kiểu thực hiện Châu Âu (chỉ được thực hiện khi đáo hạn) hoặc ở Mỹ (có thể thực hiện trước hoặc vào ngày đáo hạn).
Chứng quyền thì luôn có thời hạn, phổ biến là từ 4 đến 9 tháng. Giá của chứng quyền cũng vì thế mà thường thấp hơn nhiều lần so với giá chứng khoán cơ sở, nhưng tính đòn bẩy cao và có thể tính được khoản lỗ tối đa. Đây là những đặc điểm khiến loại chứng khoán này phù hợp cho những nhà đầu tư mạo hiểm, có nhu cầu sử dụng đòn bẩy trong ngắn hạn để kiếm lợi nhuận.
Ngoài những điểm trên thì chứng quyền có đảm bảo sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư quyền hưởng giá chênh lệch của cổ phiếu. Nếu bạn đang sở hữu chứng quyền và có lãi, nhà đầu tư có thể hiện thực hoá lợi nhuận thông qua bán trực tiếp trên sàn hoặc chờ đến ngày đáo hạn.
Đặc điểm của chứng quyền đảm bảo
Mỗi loại chứng quyền sẽ có những đặc điểm khác nhau để nhà đầu tư có thể phân biệt rõ hơn. Một vài các nhận biết chứng quyền đảm bảo với các chứng quyền thông thường khác đó là:
- Chứng quyền có đảm bảo sẽ được niêm yết với mã giao dịch riêng trên tất cả các sàn chứng khoán
- Chứng quyền này còn được hoạt động như một mã chứng khoán cơ sở thông thường
- Ủy ban Chứng khoán nhà nước sẽ chịu trách nhiệm cấp phép cho các công ty chứng khoán được phép phát hành chứng quyền
- Chứng quyền đảm bảo luôn được liên kết với 1 mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ xác định lãi và lỗ
- Giá của chứng quyền sẽ được xác định ở 2 thời điểm khác nhau cụ thể đó là:
Thời điểm IPO (được phát hành lần đầu tiên): Công ty chứng khoán sẽ chịu trách nhiệm phát hành đồng thời đưa ra một mức giá nhất định.
Sau khi phát hành: Dựa trên mã chứng khoán cơ sở, giá của chứng quyền sẽ có một vài biến động nhất định.
- Các chứng quyền đảm bảo đã được niêm yết trên sàn giao dịch có thể được bán lại bởi các nhà đầu tư đã mua chứng quyền
Mỗi loại chứng quyền có quy định thời gian đáo hạn riêng nên nhà đầu tư có thể giữ đến thời điểm này để có được một khoản chênh lệch bằng tiền mặt. Phần chênh lệch này được tính dựa trên giá thanh toán của chứng quyền tại ngày đáo hạn (chính là mức giá trung bình của 5 phiên giao dịch trước thời điểm đáo hạn của CW) và giá thực hiện (sẽ là mức giá không đổi đã được quy định cụ thể tại thời điểm nhà đầu tư mua CW).
Công ty chủ quản không được phép phát hành thêm chứng quyền có bảo đảm. Do vậy mà các công ty chứng khoán trước khi phát hành, đều phải có một lượng chứng quyền nhất định để làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành CW
Bán trước đáo hạn
Phương thức giao dịch, phí hay thu thuế cũng giống như chứng khoán cơ sở, tuy nhiên điểm khác biệt là không được vay ký quỹ. Ngoài ra lưu ý rằng:
- Ngày giao dịch cuối cùng: trước hai ngày so với ngày đáo hạn của chứng quyền. Trong trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết (không bao gồm chứng quyền đáo hạn), ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền sẽ là ngày giao dịch ngay trước ngày hủy niêm yết chứng quyền có hiệu lực
- Bước giá của chứng quyền là: 10 đồng
- Giá trần chứng quyền = Giá tham chiếu CW + (Giá CKCS x Biên độ HSX 7%) / Tỷ lệ chuyển đổi
- Giá sàn CW = Giá tham chiếu CW – (Giá CKCS x Biên độ HSX 7%) / Tỷ lệ chuyển đổi
- Lợi nhuận ròng = (Giá CW bán – Giá mua) x Số lượng CW
- Phí hay thuế được tính dựa trên Giá trị giao dịch = Giá CW khớp x Số lượng CW
Thực hiện quyền nếu giữ đến ngày đáo hạn
- Giá thanh toán: Là mức giá trung bình của chứng khoán cơ sở trong 5 phiên giao dịch trước ngày đáo hạn của chứng quyền
- Giá thực hiện: Sẽ được cố định từ thời điểm mua chứng quyền đảm bảo
Cụ thể vào ngày đáo hạn. Cách xác định lãi và lỗ chứng quyền đảm bảo:
Lãi/Lỗ | Lãi | Hòa vốn | Lỗ |
Trạng thái của chứng quyền | ITM | ATM | OTM |
Lãi hoặc lỗ | Giá thanh toán > Giá thực hiện | Giá thanh toán = Giá thực hiện | Giá thanh toán < Giá thực hiện |
Lỗ: Khi nhà đầu từ không nhận được gì
Hòa vốn: Nhà đầu tư cũng sẽ không nhận được gì
Lãi: Thì nhà đầu tư nằm trong 2 trường hợp đó là
- Nhận được số tiền chênh lệch vào ngày T+5 = (Giá thanh toán – Giá thực hiện) x (Số lượng CW / Tỷ lệ chuyển đổi)
- Phải nộp thuế 1 khoản = 0.1% x Giá thanh toán x (Số lượng CW / Tỷ lệ chuyển đổi)
Khác biệt giữa chứng quyền doanh nghiệp và chứng quyền bảo đảm
Đây chính xác là 2 loại chứng quyền phổ biến nhất, được rất nhiều người so sánh điểm khác biệt của hai loại chứng khoán này. Chứng quyền doanh nghiệp và chứng quyền đảm bảo có những sự khác nhau tương đối, mà nếu bạn nào không nắm rõ khái niệm cũng như đặc điểm thì rất dễ bị nhầm lẫn bởi 2 loại hình chứng khoán này. Hãy cùng nhau tìm điểm khác nhau giữa 2 loại chứng quyền để phân biệt rõ hơn nhé:
Tổ chức phát hành
- Chứng quyền có đảm bảo: do công ty chứng khoán được Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp phép và ban hành
- Chứng quyền doanh nghiệp: sẽ được phát hành bởi công ty chủ quản hay công ty phát hành cổ phiếu
Mục đích
- Chứng quyền có đảm bảo: loại chứng khoán được phát hành với mục đích bổ sung thêm loại hình đầu tư và hạn chế rủi ro. Đồng thời, giúp cho công ty chứng khoán có thể tăng lợi nhuận từ việc bán chứng quyền
- Còn với chứng quyền doanh nghiệp: việc phát hành loại chứng khoán này với mục đích huy động vốn cho doanh nghiệp
Chứng khoán cơ sở
- Chứng quyền có đảm bảo có nhiều dạng như: chỉ số, ETF, cổ phiếu…
- Chứng quyền doanh nghiệp: chỉ có duy nhất cổ phiếu do một doanh nghiệp nhất định phát hành
Phạm vi quyền hạn
- Chứng quyền có đảm bảo: mọi nhà đầu tư đều có quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở
- Chứng quyền doanh nghiệp: các nhà đầu tư có quyền mua thêm cổ phiếu cơ sở được phát hành
Số lượng cổ phiếu lưu hành sau khi thực hiện quyền
- Chứng quyền có đảm bảo: sẽ không đổi
- Chứng quyền doanh nghiệp: có khả năng tăng
Tổng kết
Những chia sẻ trên từ Box hy vọng rằng sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn tổng quan hoàn thiện nhất về chứng quyền có đảm bảo. Việc tìm hiểu những loại chứng khoán khác nhau sẽ góp phần giúp cho các nhà đầu tư có thêm lựa chọn để kiếm tiền sinh lời. Mỗi loại chứng quyền sẽ mang những đặc điểm và tính chất riêng đòi hỏi mọi người phải tìm hiểu thật kỹ và tìm ra những loại chứng khoán phù hợp nhất.