Có thể chứng quyền đang còn là khái niệm khá mới với mọi người. Nhưng trong đầu tư chứng khoán thì bạn không nên bỏ qua sản phẩm này. Chứng quyền là gì? Và các nhà đầu tư có nên lựa chọn chứng quyền. Để kiếm tiền sinh lợi hay không thì hãy cùng Box.edu tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé!
Mục lục bài viết
Tổng quan về chứng quyền
Chứng quyền là gì?
Chứng quyền có bảo đảm (tên tiếng anh: Covered warrant) là một loại chứng khoán. Có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành. Và có đặc điểm như một hợp đồng quyền chọn. Nhà đầu tư giữ chứng quyền sẽ được quyền mua (đối với chứng quyền mua).
Chứng khoán cơ sở tại một mức giá đã được xác định trước (giá thực hiện). Tại một thời điểm đã được ấn định từ trước (ngày đáo hạn) (với trường hợp thanh toán bằng chứng khoán cơ sở). Hoặc nhận khoản tiền thanh toán là sự chênh lệch giữa giá thực hiện. Và giá thanh toán tại ngày đáo hạn (trường hợp thanh toán bằng tiền mặt).
Mỗi chứng quyền đều gắn liền với 1 mã chứng khoán cơ sở nhất định. Để làm căn cứ xác định lãi và lỗ vào ngày đáo hạn.
Ở Việt Nam, trong thời gian đầu chỉ có chứng quyền mua. Với tài sản cơ sở là cổ phiếu và thanh toán bằng tiền. Sau khi phát hành, các chứng quyền sẽ được niêm yết và giao dịch. Trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM và được đảm bảo thanh khoản. Bởi nhà tạo lập thị trường đó là các tổ chức phát hành.
Đặc điểm của chứng quyền
- Giá tương đối rẻ: các nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra khoản tiền nhỏ. Để kiếm tiền sinh lợi tương đương với khi đầu tư vào cổ phiếu.
- Mức độ đòn bẩy cao: có thể nói đây là đặc điểm tự nhiên của các loại chứng quyền.
- Chi phí giao dịch thấp: tương tự như cổ phiếu thì sản phẩm này có chi phí giao dịch tương đối thấp.
- Tiềm năng tăng giá cao, mức lỗ giới hạn: khá an toàn khi đầu tư vào chứng quyền.
- Thanh khoản tốt do có nhà tạo lập thị trường: điểm khác biệt là với chứng quyền sẽ được các tổ chức phát hành tạo thanh khoản thị trường.
- Không giới hạn sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài: đa dạng đối tượng tham gia vào thị trường sản phẩm này.
Yếu tổ ảnh hưởng đến giá chứng quyền
Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền: là 2 yếu tố quan trọng để xác định giá trị nội tại của chứng quyền. Mức độ chênh lệch của hai yếu tố này có tác động trực tiếp đến giá của chứng quyền.
Thời gian đáo hạn: thể hiện giá trị thời gian của các loại chứng quyền. Thời gian đáo hạn của sản phầm này càng dài thì giá trị của nó càng cao.
Biến động của giá chứng khoán cơ sở. Chính là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao. Thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn. Đồng nghĩa là khả năng xảy ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền cũng cao hơn. Do vậy giá của sản phẩm chứng quyền cũng tăng lên.
Lãi suất: Việc lãi suất tăng hay giảm cũng tác động đến việc xác định giá của chứng quyền. Ví dụ: khi một nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn. Việc trì hoãn này giúp tiết kiệm cho nhà đầu tư một khoản tiền so với việc trực tiếp mua chứng khoán cơ sở đồng thời khoản tiết kiệm này được hưởng lợi nhuận từ lãi suất. Khi lãi suất tăng cao, khoản thu nhập của nhà đầu tư cũng sẽ lớn hơn. Chính vì vậy, nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho chứng quyền mua và ít hơn đối với chứng quyền bán.
Có nên đầu tư chứng quyền hay không?
Chứng quyền là gì? Khi đã hiểu được về chứng quyền và lợi ích của nó mang lại cho nhà đầu tư thì câu trả lời là: Có nên đầu tư chứng quyền. Lý giải điều này hãy cùng theo dõi tiếp nhé!
So với những loại cổ phiếu, trái phiếu rất phổ biến khác thì ngày nay đầu tư chứng quyền được rất nhiều người quan tâm. Một trong những điểm thu hút đó là có đòn bẩy cao, có khi cao hơn cả các loại cổ phiếu khác phù hợp với những nhà đầu tư lớn.
- Tỷ suất sinh lợi cao: do cách tính giá trần và sàn của chứng quyền giúp sản phẩm này có biên độ dao động giá khá lớn, về lý thuyết giá của chứng quyền có thể biến động trong khoảng 100% – 200% hoặc cao hơn trong vòng 1 ngày
- Xác định mức lỗ tối đa và lãi không giới hạn: nếu như giá chứng khoán cơ sở không đi theo dự kiến thì nhà đầu tư chỉ phải chịu lỗ tối đa bằng với phần chi phí khi mua chứng quyền. Phần phí này chỉ bằng 7% đến 15% giá mua chứng khoán thông thường
- Giao dịch dễ dàng, tương tự như chứng khoán cơ sở: nhà đầu tư có thể mua hay bán chứng quyền trên tài khoản chứng khoán cơ sở mà không cần mở thêm tài khoản mới. Nhà đầu tư không cần mở tài khoản chứng khoán tại công ty chứng khoán phát hành chứng quyền mà vẫn có thể giao dịch được sản phẩm đó trên sàn
- Vốn đầu tư thấp so hơn so với mua chứng khoán cơ sở: thay vì phải bỏ ra một số tiền lớn để mua chứng khoán cơ sở, các nhà đầu tư có thể mua chứng quyền với mức vốn bỏ ra chỉ bằng một phần nhỏ (thường từ 7% – 15%)
- Không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài: việc thanh toán tại ngày đáo hạn sẽ bằng tiền mặt do đó nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia mua chứng quyền của những cổ phiếu đã hết phòng
Rủi ro khi đầu tư chứng quyền
Đầu tư ngoài việc kiếm được lợi nhuận thì đi kèm sẽ là rủi ro. Chính vì vậy việc nắm được rủi ro của chứng quyền sẽ giúp cho các nhà đầu tư nhận biết, tránh được những sai lầm và rủi ro không đáng có trong đầu tư chứng quyền.
- Mất phí khi mua chứng quyền: nếu như tại ngày đáo hạn giá thanh toán (trung bình có 5 phiên giao dịch cuối cùng trước ngày đáo hạn) nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện chứng quyền đối với chứng quyền mua thì nhà đầu tư sẽ không được hưởng phần thanh toán chênh lệch và cũng bị mất toàn bộ phần phí mua chứng quyền.
- Biến động mạnh theo giá chứng khoán cơ sở: do chứng quyền có đòn bẩy khá cao nên giá chứng quyền sẽ biến động mạnh theo giá của chứng khoán cơ sở.
- Vòng đời giới hạn: ở thời điểm đáo hạn. Nhà đầu tư sẽ nhận được phần lãi chênh lệch (nếu có). Từ tổ chức phát hành chứng quyền. Sau thời gian đáo hạn, chứng quyền sẽ không còn niêm yết trên sàn chứng khoán đồng nghĩa sẽ không còn giá trị.
- Tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán: Các tổ chức phát hành. Có nghĩa vụ bắt buộc thanh toán phần chênh lệch lãi cho nhà đầu tư. Tại thời điểm đáo hạn do đó nhà đầu tư phải chịu rủi ro. Sẽ không nhận được phần này nếu tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán. Để bảo vệ cho các nhà đầu tư. Ủy ban chứng khoán đã đưa ra quy định phòng ngừa rủi ro. Và đặt cọc thanh toán cụ thể tổ chức phát hành phải mua vào chứng khoán cơ sở. Để phòng ngừa rủi ro giá lên cao cho chứng quyền mua và phải đặt cọc 50%. Số tiền thu được từ việc phát hành chứng quyền.
Tổng kết
Chứng quyền là gì và có nên đầu tư chứng quyền hay không? Với những người mới bắt đầu có thể khái niệm chứng quyền còn khá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, khi tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thì đây cũng là một loại sản phẩm. Có thể đầu tư để kiếm tiền sinh lời cho các nhà đầu tư. Chúc các bạn thành công trong việc lựa chọn các sản phẩm. Để thu hút đầu tư và gia tăng thu nhập thụ động cho bản thân.