Tạo ấn tượng với dàn ý bài thuyết trình hay chuyên nghiệp

Đối với bất kỳ ai khi chuẩn bị các bài thuyết trình thì không thể thiếu việc chuẩn bị dàn ý để bài thuyết trình của bạn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn bí quyết để xây dựng một dàn ý đầy đủ, độc đáo và gây ấn tượng với người nghe. 

👉 Xem thêm: Tổng hợp: Những trò chơi dành cho thuyết trình hay, ấn tượng

👉 Xem thêm: 10 Cách cải thiện kỹ năng thuyết trình tự tin trước đám đông

Mục lục bài viết

Dàn ý bài thuyết trình là gì?

Dàn ý thuyết trình là một bản vẽ cho bài thuyết trình của bạn. Và nó làm nổi bật toàn bộ các yếu tố chính của bài thuyết trình. Nghĩa là những điểm lý luận được khai thác để triển khai, phục vụ truyền tải các thông điệp cốt lõi.

Bạn sẽ dễ dàng trình bày toàn bộ các yếu tố cấu trúc. Bạn sẽ phân biệt rõ được từng phần: mở bài, thân bài, kết bài. Hoặc những câu chuyện và những quan điểm trừu tượng được chèn vào trong bài viết. 

Dàn ý cũng giúp bạn làm nổi bật lên các yếu tố. Đặc biệt nó còn giúp bạn xếp lại thành một trật tự trước và sau. Trật tự này sẽ được phân phối hợp lý để làm nổi bật lên ý chính hướng tới trong bài thuyết trình. 

Xay-dung-dan-y-bai-thuyet-trinh-1

Dàn ý bài thuyết trình là gì?

Xây dựng dàn ý bài thuyết trình

Phần mở bài

Trong phần mở bài bạn có thể gửi lời chào đến những người đang theo dõi. Trong lời chào bạn có thể giới thiệu chủ đề của bài thuyết trình. Sau đó hướng người nghe đến dàn ý chung một cách tự nhiên. 

Nếu bạn là một người thích sáng tạo thì có thể dẫn dắt người nghe vào chủ đề thật nhịp nhàng bằng cách sử dụng một clip. Hoặc có thể sử dụng một câu chuyện liên quan để kêu gọi sự lắng nghe, chú ý của khán giả. Với cách sáng tạo này bạn sẽ làm cho buổi thuyết trình mới lạ, hấp dẫn và thu hút người nghe rất nhiều. 

Tuy nhiên bạn tuyệt đối không được quên 3 bước cơ bản:

  • Chào hỏi
  • Giới thiệu chủ đề 
  • Đưa ra dàn ý bài thuyết trình

Đây là 3 phần quan trọng trong phần mở bài bắt buộc phải có. Nó sẽ giúp tạo không khí, lôi kéo cảm xúc, sự tò mò của mỗi khán giả. 

Phần thân bài

Với dàn ý được xây dựng thì trong phần thân bài của bạn cần phải nắm chắc 60% trong tay. Riêng phần còn lại sẽ giúp bạn liên kết được với những ý lớn. Tạo được sự liên kết rành mạch, mạch lạc cho bài thuyết trình của bạn. 

Với những cách sắp xếp cơ bản trên thì phần thân bài bạn cũng có thể lựa chọn:

  1. Sắp xếp theo trình tự thời gian.
  2. Từ đơn giản đến phức tạp.
  3. Vấn đề đến cách giải quyết.
  4. Nguyên nhân và hậu quả.

Bạn cần phải tập trung bám sát vào chủ đề của bạn muốn hướng tới. Như thế sẽ lựa chọn được cách phân chia phù hợp.

Phần kết bài

Kết thúc phần thân bài với nội dung thân bài rất dài sẽ là lúc bạn nhắc lại những ý chính trong bài thuyết trình. Sau đó bạn chỉ cần trình bày những câu nói đơn giản phù hợp. Miễn sao có thể nhắc lại những ý chính trong bài viết. 

Tiếp đến cần phải tiếp nhận ngắn gọn để đưa ra thông điệp ấn tượng. Bạn có thể rút ra chủ đề ấn tượng để có một cái kết đẹp trong mắt khán giả. Và cuối cùng hãy nói lịch sự với lời cảm ơn và bày tỏ cảm nhận của bản thân. Nhiệt tình tiếp nhận những ý kiến, thắc mắc từ mọi người để có những giải đáp phù hợp. 

Xay-dung-dan-y-bai-thuyet-trinh-2

Xây dựng dàn ý bài thuyết trình

Nguyên tắc 3s

Nguyên tắc số 1

Thứ duy nhất tác động sâu sắc đến người nghe đó chính là những câu chuyện và bài học thức tế. Chính vì thế bạn cần phải chủ động biến bài thuyết trình của mình thành một câu chuyện mở đầu. Cần phải có những cao trào và xây dựng kết thúc đáng nhớ, ấn tượng. 

Câu chuyện cần phải có tựa đề ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu. Sau đó khi bắt đầu bài thuyết trình của mình bạn cần phải nêu ra cho người nghe những giá trị cốt lõi trong bài thuyết trình. Bài thuyết trình cần phải mạch lạc để người nghe dễ theo dõi. Sau đó kết thúc bài thuyết trình, bạn cần phải chốt lại những ý chính một lần nữa để chốt lại những câu chuyện. Tiếp tục gợi nhớ cho người nghe những giá trị cốt lõi bạn muốn hướng đến. Tiếp tục tập luyện để rèn luyện và học kỹ năng thuyết trình của bản thân thật tốt.

Nguyên tắc số 2

Với mỗi cá nhân thường xuyên sẽ mắc phải những lỗi khi bạn làm slides. Đặc biệt là khi nhồi nhét quá nhiều chữ vào trang Slide. Điều này sẽ khiến cho người đọc cảm thấy khó chịu và khó theo dõi bài thuyết trình của bạn. Bản thân bạn cần phải thể hiện sự chuyên nghiệp và kỹ năng thuyết trình của bản thân một cách rõ ràng nhất. 

dan-y-bai-thuyet-trinh-1

Nguyên tắc cần thiết phải ghi nhớ

Trong một trang slide sẽ có nhiều dấu chấm đầu dòng. Với mỗi dòng cần nhiều nhất là 7 từ. Như vậy khi luyện tập chọn ra keyword bạn sẽ dễ dàng đưa lên slide. Cần phải tận dụng tối đa hình ảnh, video và những biểu đồ. Vì nó sẽ là những phương tiện để người theo dõi tiếp thu được toàn bộ những kiến thức bạn muốn truyền tải trong dàn ý bài thuyết trình.

Hãy tận dụng những lợi thế về hình ảnh để thay cho ngôn từ. Lưu ý lựa chọn những hình ảnh chất lượng cao, độc đáo, ấn tượng. Nó sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng với người nghe.

Nguyên tắc số 3

Tiếp đến là yếu tố quyết định tạo nên “cái thần: trong buổi thuyết trình của bạn. Là một nhân vật trung tâm, nổi bật, nhận được nhiều sự chú ý bạn cần phải biết chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt. 

Bắt đầu chú ý đến những điểm sau:

  • Trang phục: Cần phải lựa chọn trang phục phù hợp với không gian của buổi thuyết trình. Như vậy sẽ đảm bảo bạn được gọn gàng và chỉnh chu. Cần phải xây dựng hình ảnh sáng sủa để tạo ấn tượng với người nghe.
  • Ngôn ngữ hình thể: Đây cũng là một yếu tố quan trọng cần chú ý. Thay vì đứng im một chỗ bạn nên di chuyển trên bục thuyết trình. Như vậy sẽ không bị cứng nhắc và linh hoạt hơn trong lúc thuyết trình và trình bày dàn ý bài thuyết trình.
  • Dùng “eye contact” của bạn thật linh hoạt. Sau đó giải phóng tay của bạn khỏi tờ giấy, bàn, túi quần. Đừng cố định 1 một chỗ, hãy giữ phong thái tự tin và thoải mái.
  • Âm lượng: Lựa chọn âm lượng phù hợp, vừa đủ cho người nghe. Bạn sẽ cần phải dừng khoảng 3s giữa các đoạn. Sau đó điều chỉnh chậm rãi và rõ ràng. 
  • Thêm gia vị: Điều chỉnh gia vị đậm đà cho bài thuyết trình của bạn. Đó chính là nguồn năng lượng bạn cần đem đến cho người nghe. Cần phải nhiệt huyết để truyền cảm hứng cho những người nghe. Dù slide của bạn có hấp dẫn đến đâu thì cũng cần phải tỏa sáng giữa sân khấu. Nếu bản thân bạn thiếu đi “cái thần” muốn xây dựng thì bài thuyết trình sẽ trở nên vô nghĩa.

Tổng kết

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn biết được cách xây dựng dàn ý bài thuyết trình ấn tượng, độc đáo. Với những kinh nghiệm này chắc chắn bạn sẽ gây được ấn tượng với những khán giả. Chúc bạn thành công!

3.7/5 - (31 bình chọn)
Xin chào các bạn! Mình là Hà Nguyên Phương Hiện đang là tác giả của Box.edu.vn website nổi tiếng chuyên review, đánh giá, giới thiệu các khóa học hay nhất hiện nay.