7 Điểm yếu trong giao tiếp bạn cần ghi nhớ và cách khắc phục

Điểm yếu trong giao tiếp bao gồm những yếu tố nào. Và cách khắc phục những điểm yếu đó ra sao để giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn. Mời bạn đọc tìm hiểu các nội dung mà Box.edu chia sẻ trong bài viết. 

Mục lục bài viết

Điểm yếu trong giao tiếp bao gồm những gì

Không chịu lắng nghe

Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng của hoạt động giao tiếp. Thế nhưng không phải ai cũng sở hữu cho mình kỹ năng lắng nghe tuyệt vời.

Bạn hãy thử tưởng tượng xem, khi mọi người ra sức nói để thể hiện quan điểm. Suy nghĩ của bản thân mà đối tượng giao tiếp không chịu lắng nghe thì cảm xúc sẽ như thế nào? Họ sẽ cảm thấy vô cùng chán nản, bất lực vì bản thân không được tôn trọng.

Vì vậy, hãy dành thời gian để chú ý lắng nghe những gì đối phương đang trình bày. Họ sẽ có cảm giác được tôn trọng trong khi giao tiếp. Việc học cách lắng nghe cũng sẽ giúp bạn rèn luyện được khả năng nắm bắt vấn đề và kiểm soát cuộc trò chuyện tốt hơn. 

Mất kiểm soát trong lời nói

Mất kiểm soát trong lời nói chính là một điểm yếu trong giao tiếp. Nguyên nhân có thể là do bị cảm xúc tiêu cực chi phối khiến cho việc sử dụng ngôn từ bị ảnh hưởng. Hoặc có thể là những yếu tố bên ngoài tác động, khiến cho bản thân không làm chủ được lời nói của mình. 

Vì thế, khi học giao tiếp, yếu tố cân bằng và kiểm soát cảm xúc là điều vô cùng cần thiết. Nếu không tiết chế được cảm xúc của mình thì bạn sẽ rất dễ làm tổn thương người khác thông qua những lời nói không phù hợp. 

Hoặc trong một vài trường hợp, khi cảm xúc của bạn đang hạnh phúc tột độ thì bạn thường có xu hướng nói nhiều hơn những gì mà chúng ta định nói. Hoặc có những lúc bạn cảm thấy bị yếu thế hơn so với người đối diện dẫn đến việc nói năng lúng túng, lắp bắp. Điểm yếu này sẽ vô tình giết chết bạn nếu đó là cuộc chiến thương lượng chứ không phải một cuộc trò chuyện thông thường.

Vì vậy, hãy rèn luyện cho mình kỹ năng kiểm soát lời nói thật tốt. Tùy vào tính cách, độ tuổi của người đối diện mà bạn cần phải điều chỉnh lời nói sao cho phù hợp nhất. 

Mat-kiem-soat-trong-loi-noi (1)Mất kiểm soát trong lời nói có thể làm tổn thương người khác

Thiếu tôn trọng người đối diện

Hành động thiếu tôn trọng người đối diện trong giao tiếp được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, thái độ, hành vi, cử chỉ và những lời nói thiếu văn hóa là những biểu hiện rõ ràng nhất trong việc thiếu tôn trọng. 

Việc bạn phớt lờ, gạt bỏ ý kiến, châm chọc ý kiến của đối phương thể hiện bạn là một con người thiếu văn hóa trong giao tiếp. Những biểu hiện khác như ngắt lời, chen ngang, cố tình làm tổn thương người đối diện sẽ là nguyên nhân giết chết cuộc giao tiếp của bạn. Chính vì vậy, bạn cần thay đổi ngay những điều này để có một buổi giao tiếp hiệu quả hơn. 

Trong nghệ thuật giao tiếp và ứng xử, chúng ta có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau để điều hướng cảm xúc của mình hoặc đối phương. Thế nhưng nếu bạn đang có hành vi thiếu tôn trọng người khác một cách không kiểm soát thì đó là điều không thể chấp nhận được. Đây là một trong những điểm yếu trong giao tiếp mà nhiều bạn trẻ thường xuyên mắc phải. 

Ngôn ngữ cơ thể thiếu tự nhiên

Ngôn ngữ cơ thể (hay còn được gọi là body Language) có vai trò quan trọng trong giao tiếp. Sử dụng body Language giúp bạn diễn tả được tâm trạng, cảm xúc của mình. Thế nhưng, nếu không biết sử dụng cơ thể một cách tự nhiên, nó có thể biến bạn trở thành một người giả tạo, cứng nhắc.

Rất nhiều người dành thời gian học về ngôn ngữ cơ thể, luyện giọng để đạt hiệu quả giao tiếp tốt hơn. Thế nhưng việc luyện tập không thường xuyên tạo cho người đối diện cảm giác giả tạo, gượng gạo và thích thể hiện. 

Bạn cũng nên nhớ rằng, ngôn ngữ cơ thể không phải nằm ở việc bạn khua tay múa chân mà nó còn được thể hiện qua dáng ngồi, dáng đứng, cách bạn trò chuyện, tương tác với mọi thứ xung quanh.

Nếu kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể của bạn bị hạn chế thì hãy thể hiện những gì tự nhiên nhất mà bạn đang có. Sau đó dành thời gian để rèn luyện ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn để chúng trở thành một phản xạ tự nhiên. Có như vậy thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể mới đạt hiệu quả như bạn mong muốn. 

Dùng sai ngữ điệu

Sai ngữ điệu là một điểm yếu trong giao tiếp mà nhiều người bình thường mắc phải. Bởi không ai thích phải nói chuyện với một người với điệu điệu đều đều như máy đọ cả. 

Trong 5 yếu tố quyết định đến thành công của một cuộc giao tiếp thì ngữ điệu được xếp ở vị trí thứ 4. Ngữ điệu bao gồm các yếu tố như sau: cường độ, tốc độ nói và cao độ của giọng nói.

Trong từng tình huống giao tiếp khác nhau mà chúng ta có thể sử dụng những điệu tương ứng phù hợp. Ví dụ, khi bạn cần tâm sự câu chuyện liên quan đến bản thân với một ai đó, bạn thường nói bằng giọng nhẹ nhàng, trầm ấm. Ngược lại, khi bạn nói trong một buổi diễn thuyết thì phải sử dụng ngữ điệu mạnh mẽ, mạch lạc, giàu năng lượng và có những điểm nhất. 

Lạc đề, lan man

Trong một cuộc giao tiếp có chủ đích. Người có cách giao tiếp thông minh sẽ không bao giờ mắc phải lỗi nói những câu chuyện lạc đề, lan man thì bạn cần phải khắc phục nó ngay. Bởi việc này giúp bạn tránh bị điều hướng và thay đổi mục đích ban đầu của cuộc giao tiếp.

Hãy cố gắng trò chuyện để giải quyết từng vấn đề một. Khi chủ đề đang được đề cập tới chưa chấm dứt thì đừng vội chuyển sang chủ đề mới. Điều này sẽ khiến cho đối tượng giao tiếp cảm thấy khó chịu và thiếu sự tôn trọng. 

Thiếu kiến thức dẫn đến thiếu tự tin

Việc am hiểu kiến thức giúp bạn có thể giao tiếp và tương tác hiệu quả hơn với đối phương. Do đó, để có thể giúp bạn trở nên tự tin hơn trong giao tiếp. Bạn cần trang bị cho mình một vốn kiến thức nhất định.

Việc trau dồi kiến thức thường xuyên không chỉ giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết. Mà nó còn giúp bạn trở nên tự tin. Chuyên nghiệp hơn trong cách hành xử của mình. 

Tu-ti-trong-giao-tiep (1)Thiếu kiến thức khiến bạn tự ti trong giao tiếp

Cách khắc phục điểm yếu trong giao tiếp

Học cách xin lỗi và nói lời cảm ơn

Lời xin lỗi chân thành giúp bạn chữa lành các mối quan hệ. Do đó, thay vì đổ lỗi cho người khác hoặc dùng những lời biện minh. Cho những sai lầm của mình thì tại sao bạn chủ động nói là lời xin lỗi. Thái độ hối lỗi và sự chân thành của bạn. Sẽ giúp bạn dễ dàng nhận được sự tha thứ từ phía người khác. 

Nếu bạn cảm thấy lời xin lỗi trực tiếp khó nói. Bạn có thể tìm cách khác như gửi email. Hoặc viết một lá thư để hiện hiện thành ý của mình nhé.  

Học nói nói không

Đừng vội đưa ra lời đồng ý chấp thuận nếu yêu cầu của đối phương vượt quá khả năng của bạn. Bởi nếu bạn nhận lời mà không thực hiện được, bạn sẽ làm cho mối quan hệ này trở nên xấu đi. Vì thế, hãy biết từ chối một cách khéo léo những tình huống có thể làm khó bạn. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng bạn cần ghi nhớ để giao tiếp hiệu quả hơn.

Tránh các tình huống nổi giận

Đừng để cảm xúc trấn áp suy nghĩ và lời nói của bạn. Bởi rất có thể, bạn sẽ làm ảnh hưởng đến đối phương trong giao tiếp. Từ đó hình ảnh của bạn sẽ xấu đi và làm mất thiện cảm trước mặt người khác. 

Do đó, cách ứng xử thông minh là bạn không nên giao tiếp trong những lúc tâm trạng đang bất ổn. Hãy để cơn nóng giận của bạn lắng xuống. Bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn để nhìn nhận và xem xét mọi thứ một cách khách quan hơn. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trong giao tiếp. 

Hài hước, thông minh trong giao tiếp

Giao tiếp thông minh sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, yếu tố hài hước và trí tuệ sẽ giúp bạn trở nên nổi bật trước đám đông. Mọi người sẽ vô cùng yêu mến và muốn trò chuyện với bạn nhiều hơn. Vì bạn mang lại cho đối phương cảm giác vui vẻ. Thoải mái trong quá trình giao tiếp. 

Tổng kết

Như vậy thông qua bài viết trên đây Box.edu. Đã cùng bạn tìm hiểu về những điểm điểm yếu trong giao tiếp. Nếu bạn đang gặp một trong các lỗi trên thì phải khắc phục ngay. Để đạt được hiệu quả tốt hơn trong giao tiếp nhé. 

Hãy cố gắng trau dồi kiến thức và tham khảo thêm các khoá học giao tiếp ứng xử để có cho mình những kỹ năng giao tiếp tốt nhất là nền móng để tự mình xây dựng mối quan hệ chất lượng và bền vững hơn nhé.

Cảm ơn và chúc bạn thành công!

5/5 - (5 bình chọn)