Finger Math là một trong những phương pháp học Toán tư duy được cha mẹ áp dụng với các bé với mục đích giúp các bé có thể thực hiện những phép tính đơn giản, từ đó tăng khả năng tư duy và nhạy bén ở trẻ. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào? Mời các bạn tham khảo các nội dung mà Box.edu chia sẻ thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Toán tư duy Finger Math là gì?
Finger Math là phương pháp học toán dựa trên cách tính của đôi bàn tay. Với cách này, trẻ có thể thực hiện các phép tính nhẩm cộng trừ trong phạm vi từ 0-99.
Nếu như học Toán theo phương pháp truyền thống, đặc biệt là bậc tiểu học lớp 1, lớp 2, thường là trẻ rất chậm khi thực hiện các phép tính vượt quá 10. Hoặc trẻ chỉ có thể đếm từ 1-10, tương ứng với 10 ngón trên đôi bàn tay. Thế nhưng với phương pháp này, trẻ có thể dễ dàng đếm được các số trong phạm vi lớn hơn như 30, 50 hoặc thậm chí 90, 100.
Phương pháp toán tư duy này đã được áp dụng ở rất nhiều nước trên thế giới như Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Việt Nam.
Finger Math mang lại những lợi ích gì cho trẻ?
- Finger Math giúp 2 bán cầu não hoạt động cân bằng: Để có thể thực hiện được phương pháp tính toán Finger Math, trẻ cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tư duy và sự khéo léo của đôi bàn tay. Điều này sẽ giúp 2 bán cầu não phát triển cân bằng. Bên cạnh đó, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng thích thú và yêu thích môn toán hơn.
- Khả năng tính toán của trẻ được cải thiện hơn: Một trong những lợi ích vô cùng tuyệt vời của phương pháp Finger Math là trẻ có thể cộng trừ liên tiếp nhiều hơn 2 chữ số với nhau. Và kết quả giữa các số nhỏ hơn nhỏ hơn 100. Kết quả tính toán dựa trên phương pháp này luôn chính xác. Do vậy, có thể khẳng định rằng, cách làm này cực kỳ đơn giản và không hề đòi hỏi tư duy vượt xa hơn mức bình thường của trẻ.
- Finger Math giúp các bé tính toán nhanh hơn, chuẩn xác hơn: Với phương này tính toán siêu việt này, khả năng tính toán không thua kém gì máy tính với độ chính xác cao và khả năng tính toán rất nhanh. Trẻ có thể vừa học, vừa chơi và cảm nhận Toán học là một môn thú vị hơn bao giờ hết.
Học Toán Finger Math giúp trẻ tính toán nhanh hơn và chính xác hơn
Hướng dẫn cách dạy học Toán Finger Math
Để học toán theo phương pháp Finger Math, trẻ cần tuân thủ theo 3 quy ước như sau:
Quy ước bàn tay phải, bàn tay trái
Quy ước này được hiểu như sau, bàn tay phải đại diện cho chữ số hàng đơn vị, bàn tay trái đại diện cho chữ số hàng chục. Trong đó quy tước bàn tay phải đóng vai trò quan trọng, là nền tảng cho việc nắm bắt các con số ở trẻ.
Quy ước bàn tay phải đại diện cho hàng đơn vị
Trong phương pháp tính toán bằng đôi bàn tay Finger Math, quy tắc bàn tay phải được quy ước như sau:
- Số 1: Tương ứng với “ngón trỏ”
- Số 2: Tương ứng với “ngón giữa”
- Số 3: Tương ứng với “ngón áp út”
- Số 4: Tương ứng với “ngón út”.
- Số 5: Tương ứng với “ngón cái”
Tiếp tục lặp lại như vậy, ta có:
- Số 6: Tương ứng với “ngón trỏ”
- Số 7: Tương ứng với “ngón giữa”
- Số 8: Tương ứng với “ngón áp út”
- Số 9: Tương ứng với “ngón út”.
Quy ước bàn tay trái đại diện cho hàng chục
Quy tắc bàn tay trái được quy ước như sau:
- Số 10: Tương ứng với “ngón trỏ”.
- Số 20: Tương ứng với “ngón giữa”
- Số 30: Tương ứng với “ngón áp út”
- Số 40: Tương ứng với “ngón út”
- Số 50: Tương ứng với “ngón cái”
- Số 60: Tương ứng với “ngón trỏ”
- Số 70: Tương ứng với “ngón giữa”.
- Số 80: Tương ứng với “ngón áp út”
- Số 90: Tương ứng với “ngón út”.
Như vậy, để biết 2 chữ số của hai số khác nhau, ra chỉ cần dùng tay phải để đại diện cho chữ số hàng đơn vị. Sau đó ghép với tay trái để được chữ số hàng chục.
Ví dụ: Số 11 = Số 1: ngón trỏ (bàn tay phải) + số 10: ngón trỏ (bàn tay trái)
Quy ước phép tính cộng trong phương pháp toán học Finger Math
Quy ước trong phép cộng
Quy ước này được hiểu như sau, khi chúng ta mở tất cả các ngón tay ở hàng đơn bị. Chúng ta sẽ xòe các ngón tay của 10 chữ số. Khi mở 10 ngón tay ra thì đồng thời phải thu lại 10 ngón tay của hàng đơn vị.
Quy ước trong phép trừ
Quy ước trong phép trừ nghĩa là khi ta thu về hết các ngón tay ở hàng đơn vị thì ngón ở hàng chục cũng thu về. Khi ngón tay hàng chục thu về thì đồng thời các ngón tay ở hàng đơn vị sẽ được mở ra.
Lưu ý: Khi chúng ta thực hiện phép tính cộng trừ đối với số có 2 chữ số. Ta cần thực hiện trừ và cộng ở hàng chục trước. Tiếp sau đó mới thực hiện trừ và cộng trong hàng đơn vị.
Ví dụ: 54 +71 = ?. Trước hết, ta thực hiện phép tính 54 +70 trước, sau đó mới cộng thêm một. Tương tự như vậy, khi thực hiện phép trừ : 82-53 =?, ta thực hiện 82-50 trước, tiếp sau đó mới trừ thêm 3.
Tham khảo khóa học “Tính toán nhanh trên đôi bàn tay – Finger Math”
- Giảng viên: Vương Thị Hiên
- Giáo trình: 30 bài giảng
- Thời lượng: 02 giờ 41 phút
XEM NGAY: Tính toán nhanh trên đôi bàn tay – Finger Math
Khóa học “Tính toán nhanh trên đôi bàn tay – Finger Mtah” của giảng viên Vương Thị Hiên là một khóa học được thiết kế theo hình thức Online. Với khóa học này, giảng viên sẽ hướng dẫn các bé có thể học toán nhanh cộng trừ trong phạm vi từ 1-99 vô cùng đơn giản mà không cần phải sử dụng đến máy tính hay bất kỳ công thức nào.
Mở đầu khóa học, giảng viên sẽ hướng dẫn một số bí quyết để nhận diện số 11- 50, 51 -99 và cộng trừ không công thức.
Đi sâu vào nội dung trọng tâm của khóa học là hướng dẫn cách làm quen và thực hành phương pháp toán học Finger Math. Với 3 học phần tương ứng với 3 nội dung “Anh bạn nhỏ”, “anh bạn lớn”, “anh bạn thân”, các bé sẽ biết cách cộng trừ từ các số đơn lẻ đến cộng trừ nhiều số cùng một lúc một cách dễ dàng.
Kết thúc khóa học này, các bé có thể áp dụng ngay phương pháp Finger Math để tính toán nhanh hơn, chuẩn xác hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời. Với Finger Math, trẻ có thể vừa học, vùa chơi, từ đó yêu thích hơn môn Toán.
Ngoài ra, đây còn là một trong những phương pháp tuyệt vời giúp bán cầu não phát triển toàn diện và cân bằng do sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai yếu tố là tư duy và hoạt động cơ thể.
Dưới đây là tổng hợp một số đánh giá, phản hồi của học viên sau khi đăng ký khóa học “Tính toán nhanh trên đôi bàn tay – Finger Math” cho các bé.
Ưu điểm | Hạn chế |
|
|
Tổng kết
Phương pháp học toán Finger Math mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với trẻ. Vì thế các bậc cha mẹ nên cho các bé tiếp xúc với phương pháp học Toán này ngay từ khi còn nhỏ.
Thông qua phương pháp này, trẻ sẽ cảm thấy yêu thích môn Toán hơn rất nhiều, đồng thời kích thích khả năng sáng tạo và sự phát triển toàn diện 2 bán cầu não ở trẻ.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!