Tìm hiểu giá khớp lệnh là gì? Cách khớp lệnh chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán thì ngoài những khái niệm. Thuật ngữ chung thì bạn chắc chắn phải biết về giá khớp lệnh. Để có thể đầu tư đạt được hiệu quả cũng như mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư nhất thì hãy cùng Box tìm hiểu xem giá khớp lệnh là gì và cách khớp lệnh chứng khoán chính xác nhất hiện nay thế nào nhé!

👉 Xem thêm: Giá trần là gì

Mục lục bài viết

Giá khớp lệnh là gì?

gia-khop-lenh-la-gi.jpg
Giá khớp lệnh là gì?

Khái niệm

Khớp lệnh được hiểu là việc hoàn thành thỏa thuận giữa người mua. Và người bán trên bảng giao dịch điện tử trực tuyến. Các lệnh giao dịch của nhà đầu tư được ghép nối với nhau. Để giao dịch với một mức giá phù hợp với nguyên tắc khớp lệnh của thị trường.

Nó được xem là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán ở một mức giá với số lượng cụ thể. Tất cả giao dịch sẽ được công khai giúp cho các nhà đầu tư có thể kiểm soát một cách kỹ càng. Do đó mức giá dùng để giao dịch lúc này được gọi là giá khớp lệnh.

Giá khớp lệnh là mức giá được xác định từ kết quả việc khớp lệnh của Trung tâm giao dịch chứng khoán, nó sẽ thoả mãn được nhu cầu của người mua và người bán đồng thời áp dụng cho tất cả các lệnh được thực hiện.

Mức giá giao dịch (hay giá khớp lệnh) được coi là mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất.

Phân loại giá khớp lệnh

 Lệnh xác định giá mở cửa (ATO)

  • Là lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong qua trình so khớp lệnh
  • Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATO trên cửa sổ lệnh
  • Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ dùng để xác định giá mở cửa và sẽ tự động bị hủy bỏ sau một khoảng thời gian, việc xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết

Lệnh giới hạn (LO)

  • Được hiểu là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định. Lệnh này có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ

Lệnh thị trường trên sàn HSX (MP)

  • Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất và giá mua cao nhất hiện có trên thị trường
  • Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh mua MP này sẽ được thực hiện ngay lập tức tại những mức giá bán thấp nhất. Đồng thời lệnh bán MP sẽ tiếp tục thực hiện tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường chứng khoán. Nếu khối lượng đặt lệnh của MP vẫn chưa được thực hiện hết, thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn và hiện có trên thị trường đồng thời tiếp tục so khớp lệnh.
  • Nếu khối lượng đặt của lệnh MP vẫn còn sau khi giao dịch thành công theo nguyên tắc trên và không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn và mua tại mức giá cao hơn một đơn vị niêm yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó hoặc những lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn 1 đơn vị so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.
  • Trong trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh mua MP hoặc giá sàn đối với lệnh bán MP thì lệnh trên thị trường sẽ dần được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.
  • Tất cả lệnh MP sẽ có hiệu lực trong các phiên khớp lệnh liên tục.
  • Đồng thời lệnh MP sẽ tự động bị hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.
  • Ngoài ra lệnh mua MP của nhà đầu tư nước ngoài sau khi khớp lệnh một phần, thì phần còn lại sẽ tự động bị hủy nếu chứng khoán hết room.

Lệnh thị trường trên sàn HNX

Là lệnh mua được tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường trong các phiên khớp lệnh liên tục. Trong đó có ba loại lệnh chính đó là:

  • Lệnh MAK: Là lệnh có thể thực hiện được toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp
  • Lệnh MOK: Loại lệnh nếu không được thực hiện toàn bộ thì sẽ bị hủy trên hệ thống ngay sau khi nhập
  • Lệnh MTL: Hiểu là lệnh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ được chuyển hóa thành lệnh LO

Lệnh điều kiện (hay lệnh chờ)

  • Là lệnh giới hạn nhưng được duy trì nhiều ngày cho đến khi lệnh được khớp hoặc hết thời gian giao dịch hay trường hợp khách hàng lựa chọn khi đặt lệnh mà chưa được khớp.
  • Trong thời gian duy trì lệnh giới hạn, vào ngày giao dịch lệnh sẽ tự động được đưa lên sàn khi có giá nằm trong khoảng trần hoặc sàn.
  • Đáp ứng đủ các điều kiện khác của một lệnh thông thường ( về sức mua hoặc khối lượng…).
  • Lệnh có thể được khớp từng phần. Phần còn lại vẫn sẽ tiếp tục còn hiệu lực.

Lệnh xác định giá đóng cửa (ATC)

  • Được hiểu là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong quá trình khi so khớp các lệnh.
  • Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. Sẽ không thể xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATC trên sổ lệnh.
  • Lệnh này sẽ tự động hủy bỏ sau khi hết phiên. Nếu lệnh không được thực hiện hoặc không thực hiện được hết.

Khớp lệnh sau giờ (PLO)

  • Lệnh PLO là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán. Tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc các phiên khớp lệnh định kỳ.
  • Lệnh này sẽ chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch sau giờ.
  • Đồng thời nó sẽ được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá thực hiện chính là giá đóng cửa của ngày giao dịch.
  • Ngoài ra lệnh PLO không được phép sửa hoặc hủy bỏ.
  • Trong trường hợp đang trong phiên khớp lệnh liên tục. Và khớp lệnh định kỳ đóng cửa không xác định được. Giá thực hiện khớp lệnh, lệnh PLO này sẽ không được nhập vào hệ thống.

Các cách khớp lệnh chứng khoán

cac-cach-khop-lenh-chung-khoan.jpg
Các cách khớp lệnh chứng khoán

Trong mỗi phiên giao dịch, giá giao dịch của từng loại chứng khoán. Sẽ được hình thành sau khi khớp lệnh. Và được nhập vào hệ thống theo thứ tự nguyên tắc ưu tiên. Cụ thể những cách khớp lệnh trong chứng khoán đó là:

Với trường hợp khớp lệnh định kỳ

Đây là phương thức giao dịch được thực hiện. Trên cơ sở so sánh các lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một thời điểm xác định.

Phương thức khớp lệnh này thường được sử dụng. Để xác định giá mở cửa và đóng cửa chứng khoán. Trong tất cả các phiên giao dịch trên thị trường.

Khớp lệnh liên tục

Đây là phương thức khớp lệnh được thực hiện trên cơ sở. So lệnh mua và bán ngay khi lệnh này được nhập vào hệ thống giao dịch.

Khớp lệnh thỏa thuận

Các thành viên sẽ tự thỏa thuận và ra quyết định với nhau. Về các điều khoản giao dịch sau đó sẽ được các nhân viên của công ty chứng khoán. Nhập vào hệ thống giao dịch để thực hiện ghi nhận.

Tổng kết

Qua những chia sẻ trên Box hy vọng rằng các nhà đầu tư. Sẽ nắm rõ khái niệm giá khớp lệnh là gì và ý nghĩa của việc khớp lệnh trong chứng khoán thế nào. Đây có thể coi là thuật ngữ quan trọng mà nhà đầu tư nào. Dù mới hay làm lâu năm cũng bắt buộc phải nắm rõ ngay từ khi bắt đầu. Từ đó có thể nắm được những kiến thức cần thiết. Để có thể giúp cho việc ra quyết định đầu tư của bản thân hợp lý và hiệu quả hơn.

4.8/5 - (23 bình chọn)
Xin chào các bạn! Mình là Hà Nguyên Phương Hiện đang là tác giả của Box.edu.vn website nổi tiếng chuyên review, đánh giá, giới thiệu các khóa học hay nhất hiện nay.