Giá tham chiếu là gì? Cách tính giá tham chiếu thế nào?

Chứng khoán là thị trường tài chính rộng lớn. Nếu như bạn muốn nghiêm túc kiếm tiền từ nó thì đòi hỏi phải dành thời gian để nghiên cứu thật kỹ trước khi bắt đầu tham gia. Điều đầu tiên là bạn phải nắm được tất cả thuật ngữ cơ bản có trong chứng khoán. Trong đó cụm từ “Giá tham chiếu” bạn sẽ bắt gặp rất nhiều khi tham gia vào đầu tư chứng khoán. Vậy giá tham chiếu là gì? Cách tính giá tham chiếu thế nào hãy cùng Box.edu tìm hiểu nhé!

Mục lục bài viết

Giá tham chiếu là gì?

Gia-tham-chieu-la-gi.jpeg
Giá tham chiếu là gì?

Giá tham chiếu hay còn gọi là giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch trước đó cũng là cơ sở để xác định giá trần hay giá sàn của ngày giao dịch hiện tại.

Giá trần: Là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh để mua hoặc bán. Được tính theo công thức:

Giá trần = Giá tham chiếu x (1 + biên độ dao động giá)

Giá sàn: Là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh để mua và bán. Cách tính giá sàn:

Giá sàn = giá tham chiếu x (1- biên độ giao động giá)

  • Giá đóng cửa hôm nay là Giá tham chiếu ngày mai (Giá đóng cửa chính là giá giao dịch thành công cuối cùng của ngày)
  • Giá đóng cửa ngày mai là Giá tham chiếu ngay kia. Giá đóng cửa ngày kia lại là Giá tham chiếu của ngày kìa. Cứ như thế tiếp tục lặp lại tạo ra 1 sự liền mạch về giá thị trường

Giá ATO: Là giá mở cửa. Lệnh mua hoặc bán giá ATO được sử dụng trong các đợt giao dịch để xác định giá mở cửa (đợt 1). Và lệnh ATO là lệnh được ưu tiên nhất khi ghép lệnh để thực hiện khớp lệnh xác định giá mở cửa. Lệnh này sẽ tự động bị hủy bỏ nếu như không khớp hoặc hủy bỏ phần còn lại nếu chỉ khớp đúng một phần.

Giá ATC: Là giá đóng cửa. Sử dụng lệnh mua và bán giá ATC được áp dụng trong đợt giao dịch xác định giá đóng cửa (đợt 3). Lệnh ATC là lệnh được ưu tiên nhất khi ghép lệnh được thực hiện khớp lệnh xác định giá đóng cửa.

Giá chào mua tốt nhất: Được biểu hiện ở ba mức, giá đặt mua và khối lượng đặt mua tốt nhất hiện có trên thị trường hiện nay (Giá mua tốt nhất là giá mua cao nhất hay giá được ưu tiên nhất).

  • Giá 1 là mức giá được đặt mua tốt nhất. KL 1 là khối lượng đặt mua tương ứng với giá một
  • Giá 2 là mức giá được đặt mua tốt thứ hai. KL 2 là khối lượng đặt mua tương ứng với giá hai
  • Giá 3 là mức giá được đặt mua tốt thứ ba. KL 3 là khối lượng đặt mua tương ứng với giá ba

Giá chào bán tốt nhất: Cũng được biểu hiện với ba mức, giá bán và khối lượng bán tốt nhất trên thị trường (giá bán tốt nhất sẽ là giá bán thấp nhất hay giá được ưu tiên nhất).

  • Giá 1 là mức giá được đặt bán tốt nhất. KL 1 là khối lượng đặt bán tương ứng với giá một
  • Giá 2 là mức giá được đặt bán tốt thứ hai. KL 2 là khối lượng đặt bán tương ứng với giá hai
  • Giá 3 là mức giá được đặt bán tốt thứ ba. KL 3 là khối lượng đặt bán tương ứng với giá ba

Cách tính giá tham chiếu

cach-tinh-gia-tham-chieu.webp
Cách tính giá tham chiếu

Ngoài việc hiểu Giá tham chiếu là gì? Việc nắm được cách tính giá tham chiếu rất quan trọng mà ai khi đầu tư chứng khoán cũng phải biết và tự mình thực hiện chính xác nhất.

  • HOSE: Giá tham chiếu của cổ phiếu. Chứng chỉ quỹ đang giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt).
  • HNX: Giá tham chiếu của sàn được xác định bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt).
  • UPCOM: Giá tham chiếu này là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo cách thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ những trường hợp đặc biệt).

Hiện nay, trong quá trình theo dõi và tham gia vào thị trường. Người đầu tư sẽ dễ dàng nhận thấy Trung tâm giao dịch chứng khoán không lấy giá đóng cửa của một cổ phiếu có trong phiên giao dịch trước đó để làm giá tham chiếu.

Điều này sẽ đúng với trường hợp ở những phiên giao dịch. Mà người đầu tư chứng khoán không được nhận cổ tức bằng tiền. Hoặc cũng không được nhận thưởng bằng tiền. Hoặc ngày giao dịch không được hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt công ty phát hành thêm cổ phiếu.

Qua đó sẽ giúp tăng vốn hay trong ngày giao dịch không được hưởng những phần thưởng bằng cổ phiếu. Hay ngày giao dịch người đầu tư không được hưởng cổ tức bằng cổ phiếu. Hoặc tổ hợp nào đó của các yếu tố bên trên.

Trong đó với những ngày giao dịch không được hưởng cổ tức (ex – dividend date) là ngày mà nếu cổ phiếu được giao dịch (mua hoặc bán) vào ngày đó thì người mua sẽ không được hưởng cổ tức.

Vì vậy, cổ tức sẽ được trả cho người có tên trong danh sách hưởng cổ tức sở hữu cổ phiếu. Và được lập vào ngày đăng kí (record date) cuối cùng.

Hiện nay, giá tham chiếu của cổ phiếu trong Ngày giao dịch không hưởng quyền được tính bằng: Giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên trước đó trừ đi giá trị cổ tức.

Tại sao phải tính giá tham chiếu

tai-sao-phai-tinh-gia-tham-chieu.jpg
Tại sao phải tính giá tham chiếu

Qua việc phân tích giá tham chiếu là gì? Bạn đã có thể hiểu cơ bản về thuật ngữ này, hiểu được giá tham chiếu sẽ là bước đầu giúp cho việc tiếp cận những thuật ngữ khác trở nên dễ dàng hơn. Để đầu tư chứng khoán đạt hiệu quả cao nhất.

Giá tham chiếu có 2 chức năng chính

  • So sánh xem giá cổ phiếu hiện tại đang tăng hay giảm so với phiên giao dịch liền trước đó.
  • Xác định được giá trần cũng như giá sàn của cổ phiếu trong ngày giao dịch.

Ngoài ra còn một vài những chức năng khác mà bạn cần nắm được cụ thể:

Chức năng so sánh 

Trong trường hợp giá cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay cao hơn giá tham chiếu thì sẽ có màu xanh lá. Và ngược lại, khi giá cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay thấp hơn giá tham chiếu thì sẽ có màu đỏ.

Giá cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay bằng giá tham chiếu. Thì sẽ có màu vàng giống giá tham chiếu.

Xác định giá trần và giá sàn 

Biên độ dao động giá: Là biên độ dao động giá là giới hạn dao động giá chứng khoán. Được quy định cụ thể trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu.

Sở giao dịch chứng khoán quy định một mức phần trăm. Ví dụ trên sàn HOSE là 7%. Trong một ngày giao dịch (1 phiên giao dịch) thì giá cổ phiếu trên sàn HOSE chỉ được tăng tối đa 7% (+7%) và giảm tối đa 7% (-7%) so với giá tham chiếu.

Khi đó bạn sẽ hiểu là “Biên độ dao động giá trên sàn HOSE là 7%”.

Biên độ dao động giá của các sàn cụ thể là:
Sàn HOSE : 7%
Sàn HNX: 10%
Sàn UPCOM: 15%

  • Giá trần là giá cao nhất có thể được của một cổ phiếu trong ngày giao dịch. Giá trần được Sở tính toán và thể hiện trong cột “trần” nằm trên bảng giá. Và theo quy định thì giá trần sẽ có màu tím.
  • Giá sàn là giá thấp nhất có thể được của cổ phiếu trong một ngày giao dịch. Giá sàn được Sở tính toán và thể hiện trong cột “sàn” nằm trên bảng giá. Và giá sàn thì sẽ có màu xanh da trời.
xac-dinh-gia-tran-va-gia-san.png
Xác định giá trần và giá sàn

Cách tính giá tham chiếu khi chuyển sản

Với phương pháp tính giá tham chiếu của một cổ phiếu khi chuyển sàn. Thì hiện tại vẫn chưa có một quy chuẩn nào cho việc này. Cách tính giá tham chiếu sẽ phụ thuộc vào từng thời điểm. Phụ thuộc vào tổ chức niêm yết được tính toán theo phương pháp định giá.

Thời gian gần đây, đang áp dụng phương pháp dựa vào giá trung bình 20 phiên gần nhất. Trước khi đảo sàn để tính giá tham chiếu.

Tổng kết

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi: Giá tham chiếu là gì? Và biết cách tính giá tham chiếu để có những quyết định đầu tư chứng khoán hợp lý. Bạn có thể bắt gặp những thông tin về thuật ngữ này ở bất kỳ trang công cụ tìm kiếm nào. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều thông tin khiến bạn khó mà hiểu và tiếp thu được. Chính vì vậy hãy đến với box để có thể nâng cao kiến thức cần thiết về các thuật ngữ cơ bản có trong chứng khoán. Giúp bạn tự tin hơn trong quá trình đầu tư nâng cao thu nhập thụ động cho bản thân.

4.4/5 - (18 bình chọn)
Xin chào các bạn! Mình là Hà Nguyên Phương Hiện đang là tác giả của Box.edu.vn website nổi tiếng chuyên review, đánh giá, giới thiệu các khóa học hay nhất hiện nay.