Top 30+ góc chụp ảnh đẹp dành cho nhiếp ảnh gia

Lựa chọn góc chụp ảnh đẹp luôn là vấn đề được các nhiếp ảnh gia quan tâm để tạo ra được những khoảnh khắc ấn tượng và chân thực nhất. Thế nhưng, thực tế không phải ai cũng biết cách chụp ảnh đẹp để cho nhân vật chính trở nên nổi bật hoặc làm cho khung cảnh trở nên kỳ diệu, chân thực hơn. Theo dõi nội dung bài viết mà box.edu chia sẻ sẽ giúp bạn chọn ra được những góc chụp hình đẹp nhất.

Mục lục bài viết

Hướng dẫn cách chọn góc chụp ảnh đẹp cho nam nữ

The medium shot (góc chụp trung cảnh)

Nếu bạn muốn lưu giữ những phong cảnh đẹp thì nhất định không nên bỏ lỡ góc chụp ảnh trung cảnh. Với góc chụp này, ống kính camera sẽ tập trung lấp phần từ đầu gối hoặc eo của chủ thể thể chính lên đến đỉnh đầu. Áp dụng cách chụp hình này sẽ giúp người xem nắm bắt được thần thái của chủ thể chính được rõ nét hơn. 

goc-chup-trung-canh-anh-mac-vay

Góc chụp ảnh trung cảnh theo quy tắc chụp một phần ba

Close up (Góc chụp cận cảnh)

Với những cô nàng sở hữu một khuôn mặt đường nét, thanh toán thì có thể áp dụng góc chụp ảnh kiểu cận cảnh.

Tips chụp ảnh cận mặt được chia làm hai loại, đó là chụp cận cảnh hẹp thì lấy hình từ cổ trở lên hoặc cận cảnh rộng thì chụp từ ngực của người trong ảnh trở lên. Khi chụp gần, những chi tiết từ ánh mắt, hàng mi, nụ cười, sẽ được camera ghi lại một cách chân thực và rõ ràng nhất.

Khi chụp ảnh Close up, người chụp thường sử dụng máy ảnh chuyên nghiệp dạng DSLR để có thể dễ dàng lột tả được những nét đặc biệt trên khuôn mặt của chủ thể chính trên khung cảnh nền. 

Goc-chup-can-canhGóc chụp ảnh cận cảnh

The long shot (chụp ảnh toàn cảnh)

Góc chụp toàn cảnh sẽ giúp bạn ghi lại toàn bộ vẻ đẹp của một khung cảnh hoặc một địa điểm nơi mình đã đi qua để lưu giữ chúng một cách chân thực, đầy đủ nhất.

Với góc chụp này, ảnh sẽ được chụp từ xa để có thể dễ dàng bao quát được toàn bộ cảnh vật xung quanh. Góc chụp toàn cảnh không nhất thiết phải có người mà nó chỉ cần cảnh vật xung quanh là đủ.

 chup-anh-toan-canh-1

Góc chụp toàn cảnh phong cảnh

Khi xem những bức hình được chụp kiểu toàn cảnh, người xem sẽ cảm nhận được những gì đang diễn ra bên trong cuộc sống, khung cảnh. Kiểu chụp này phù hợp với những bạn thích đi du lịch để khám phá và lưu giữ những điều mới mẻ, bình dị trong cuộc sống.

Dutch angle (góc chụp nghiêng)

Nếu muốn lựa chọn một góc chụp đẹp thì đừng quên chọn góc chụp nghiêng. Ưu điểm của góc máy chụp này là chủ thể chính có thể ăn gian được chiều cao một cách đáng kể. Khi chụp nghiêng ở phạm vi gần sẽ giúp bạn diễn tả được cảm xúc, tâm trạng thể hiện trên nét mặt của nhân vật một cách tự nhiên, chân thật nhất. Còn đối với phong cảnh, bạn có thể lột tả được vẻ hùng vĩ, đồ sộ của những địa điểm mà mình muốn ghi lại. 

hinh-anh-goc-nghieng-ngot-ngao

Góc chụp ảnh nghiêng ấn tượng

Low angle (góc chụp thấp)

Góc chụp thấp hay còn được hiểu là chụp từ dưới hất lên sẽ giúp nhân vật chính trở nên to lớn hơn so với bình thường. Với kiểu chụp này, bạn cũng dễ dàng nắm bắt được thần thái của nhân vật chính với khung cảnh bao quát xung quanh.

goc-chup-tu-duoi-len

Góc chụp ảnh từ dưới lên

Đa phần những người nổi tiếng đều sử dụng góc chụp thấp để có thể lột tả được sức vóc, tầm ảnh hưởng của mình. Hơn nữa, góc này còn giúp cho thân hình, khuôn mặt của chủ thể trở nên thon gọn và sắc nét hơn.

High angle (góc chụp cao)

Trái ngược với góc chụp thấp, góc chụp cao nghĩa là đưa camera máy ảnh từ trên xuống. Kiểu chụp này sẽ làm cho nhân vật chính trở nên nhỏ bé, và có cảm giác yếu đuối. Bạn có thể sử dụng góc chụp này để diễn tả sự rộng lớn, hùng vĩ của thiên nhiên hoặc những khoảnh khắc tự nhiên thể hiện vẻ nữ tính cần được bảo vệ, che chở. 

goc-chup-toan-canhGóc chụp toàn cảnh

The Extreme Close-up (góc chụp đặc tả)

Góc chụp đặc tả có nghĩa là người chụp lấy nét chính là nhân vật, đồ vật hoặc bất kỳ một điểm nào đó để thể hiện chúng một cách chi tiết nhất. Với cách chụp này, người xem không chỉ nhìn ra được sự nổi bật của chủ thể chính mà còn cảm nhận được ý nghĩa của sự sắp xếp này.

goc-chup-dac-ta (1)Góc chụp đặc tả

Quy tắc chọn góc chụp đẹp trong nhiếp ảnh

Quy tắc ⅓

Hiểu theo cách đơn giản nhất, Nguyên tắc chụp ảnh một phần ba nghĩa là bạn chia khung hình trong Camera máy ảnh thành 9 phần bằng sau dựa trên 2 đường cắt vuông góc của đường kẻ ngang và đường kẻ dọc. Lúc này, nhân vật hoặc cảnh vật chính bạn dự định chụp sẽ nằm ở điểm giao nhau giữa các đường kẻ. Nếu bạn sử dụng điện thoại thông minh hoặc những chiếc máy ảnh mirrorless hiện đại thì trên này sẽ có sẵn tùy chỉnh để bạn có thể dễ dàng chụp hình theo quy tắc ⅓.

So với hình thức chụp truyền thống là đặt chủ thể chính ở vị trí trung tâm của bức ảnh thì với quy tắc ⅓ người xem sẽ cảm nhận được nội dung, diễn biến và tâm trạng thể hiện bên trong của chủ thể theo một cách tự nhiên nhất.

quy-tac-1-3 (1) (1)Quy tắc chụp ảnh 1/3

Quy tắc bố cục trung tâm và đối xứng

Quy tắc bố cục trung tâm và đối xứng nghĩa là bạn đặt chủ thể chính và trong chính giữa của khung hình hoặc đặt lệch sang bên trái hoặc bên phải để lấy được hình ảnh phản chiếu của chủ thể đó thông qua mặt kính hoặc hồ nước để tạo nên sự đối xứng cân bằng. 

goc-chup-anh-depQuy tắc bố cục trung tâm và đối xứng

Quy tắc bố cục tiền cảnh và chiều sâu

Thêm yếu tố tiền cảnh vào khung hình mà bạn đang dự định chụp sẽ tạo nên cảm giác chiều sâu một cách đáng kể. Với quy tắc chụp ảnh, cảnh vật phía sau sẽ được lấy hết nội dung, còn cảnh vật phía trước sẽ được hiển thị chân thực, và rõ nét hơn, nhờ vậy bức hình trông sẽ cuốn hút và sinh động hơn rất nhiều. 

quy-tac-bo-cuc-tien-canh-va-chieu-sau (1) (1)Quy tắc bố cục tiền cảnh và chiều sâu

Quy tắc đường thẳng

Quy tắc đường thẳng nghĩa là người chụp sử dụng chi tiết một cảnh vật hoặc đồ vật bất kỳ để làm đường dẫn theo đường thẳng tới nhân vật chính. Cách chụp này sẽ làm cho người xem tập trung ánh nhìn vào một điểm chính. Để làm nổi bật chính trở nên nổi bật, bạn có thể sử dụng khung cảnh và những yếu tố mang tính chất đối xứng trong môi trường xung quanh.

quy-tac-duong-thang (1)Quy tắc đường thẳng

Quy tắc tạo khung

Quy tắc tạo khung cũng được xem là một góc chụp đẹp và sáng tạo. Bởi với quy tắc này, những người mới học nhiếp ảnh sẽ phải biết cách mượn các yếu tố như cành cây, mái vòm, khung cửa để làm khung. Sau đó đặt chủ thể vào bên trong. Như vậy là bạn đã tạo được 2 khung hình nhằm mục đích bắt trọn được nội dung cả khung cảnh. 

Áp dụng quy tắc tạo khung sẽ giúp các nhiếp ảnh gia tạo nên nét khác biệt cho bức hình, từ đó khắc học được chiều sâu của cảnh vật.

quy-tac-tao-khung-trong-chup-anh (1) (1)Quy tắc tạo khung trong chụp ảnh

Quy tắc đường chéo và tam giác

Quy tắc đường chéo và tam giác tạo thêm phần lôi cuốn và kịch tính cho bức ảnh. Ví dụ chụp kiểu thác nước đổ xuống hoặc một người đang điều khiển xe xuống dốc nhằm mục đích tạo cảm giác hồi hộp cho người xem. 

quy-tac-duong-cheo-va-tam-giac (1) (1)Quy tắc đường chéo và tam giác trong chụp ảnh

Quy tắc hoa văn bề mặt

Những chi tiết cầu kỳ, các đường nét và hoa văn tinh xảo chắc chắn sẽ cuốn hút được ánh nhìn của bạn khi áp dụng quy tắc chụp hoa văn trên bề mặt. Với cách chụp này, bạn có thể tự mình setup các bối cảnh khác nhau hay cảnh tự nhiên để tạo ra những hoa văn tinh tế và hài hòa nhất.

quy-tac-hoa-van-be-mat (1) (1)Chụp ảnh theo quy tắc hoa văn bề mặt

Quy tắc số lẻ

Quy tắc số lẻ có nghĩa là trong cùng một khung hình có sự xuất hiện của nhiều chủ thể chứ không độc nhất chỉ có sự xuất hiện của nhân vật chính. Theo đó, các đối tượng sẽ xuất hiện với số lẻ chứ không phải số chẵn.

Theo quan niệm, số lẻ tạo ra các cá thể riêng biệt và nổi bật, đồng thời thu hút được sự tập trung của người xem thay vì bị phân tâm bởi số lượng chẵn. 

quy-tac-so-le (1)Quy tắc số lẻ trong chụp ảnh

Quy tắc lấp đầy khung ảnh

Quy tắc lấp đầy khung ảnh có nghĩa là bạn giơ máy ảnh lên và lấy trọn các góc chụp đẹp để có thể bao quát được khung cảnh nhộn nhịp, đầy ắp cảnh vật, con người và những yếu tố bên trong tấm hình. Với việc lấy đầy đủ các thành phần trong cùng một không gian sẽ giúp bạn lấp đầy được các khung hình trống. 

quy-tac-lap-day-khung-anh-1 (1) (1)Quy tắc lấp đầy khung ảnh

Quy tắc chừa lại không gian trống

Ngược với quy tắc bên trên, khi áp dụng quy tắc này, người chụp sẽ chừa lại các khoảng trống xung quanh cảnh vật chính mà không tìm cách lấp đầy bởi bất cứ cảnh vật hoặc yếu tố nào quang quanh. Cách chụp này giúp bạn làm nổi bật vẻ đẹp của chủ thể chính bên trong khung hình. 

quy-tac-chua-lai-khoang-trongQuy tắc chừa lại không gian trống

Quy tắc đơn giản và tối giản

Quy tắc đơn giản và tối giản được sử dụng ở nhiều tấm hình được chụp bởi những người không chuyên, thiếu kinh nghiệm khi chụp ảnh. Với quy tắc này, bạn không cần mất thời gian để sắp xếp hậu kỳ, lựa chọn bố cục hay tuân theo một quy tắc nào cả. Chính sự đơn giản ở mức tối đa sẽ tạo nên sự đặc biệt cho chủ thể, làm cho chủ thể mang một màu sắc, dấu ấn riêng. 

quy-tac-toi-gian (1) (1)Quy tắc tối giản trong chụp hình

Quy tắc tách biệt chủ thể

Quy tắc tách biệt chủ thể nghĩa là đặt chủ thể ra khỏi khung hình để dễ dàng lột tả được tâm trạng, cảm xúc một cách tự nhiên, chân thực nhất. Bức ảnh trông sẽ trở nên tự nhiên và mang tính nghệ thuật hơn khi người xem cần ngắm nhìn kỹ để cảm nhận được các nội dung nằm bên trong. 

Nếu nhìn sơ qua, bạn sẽ nghĩ rằng những bức ảnh được chụp theo cách này không có bố cục như thực ra người chụp đã sắp xếp bối cảnh một cách rất kỹ. 

quy-tac-tach-biet-khung-hinh (1) (1)Quy tắc tách biệt chủ thể khỏi khung hình

Quy tắc thay đổi góc nhìn

Quy tắc thay đổi góc nhìn giúp bạn tạo ra góc chụp ảnh đẹp theo những cách khác nhau như: chụp chính diện, chụp từ dưới lên, chụp nghiêng, chụp từ trên cao xuống, chụp lệch. Để có được tấm hình ưng ý, người chụp còn sẵn sàng đứng trên tường cao, nằm ra đường để tạo ra những bức ảnh ấn tượng, độc đáo nhất.

quy-tac-thay-doi-goc-nhin (1)Quy tắc thay đổi góc nhìn khi chụp ảnh

Quy tắc phối màu

Phối màu kiểu tự nhiên hoặc phối màu theo chủ đích sẽ tạo ra sự khác biệt của tấm hình. Ngoài chủ thể chính, màu sắc là yếu tố quan trọng giúp bạn thể hiện nội dung câu chuyện bên trong, thể hiện tâm trạng của nhân vật thêm rõ nét hơn. Áp dụng quy tắc Màu sắc trong nhiếp ảnh phù hợp sẽ khiến cho bức hình trở nên sống động hơn. 

quy-tac-phoi-mauQuy tắc phối màu hài hòa trong nhiếp ảnh

Quy tắc lựa chọn vị trí khoảng trống

Áp dụng quy tắc này nghĩa là người chụp sẽ đặt khoảng trống ở phía trước của chủ thể để thu hút hướng tầm nhìn của người xem đi tìm đến đích cuối cùng của vật thể chính. Các khoảng trống này là sự sắp xếp khéo léo giúp nổi bật chủ thể bên trong trở nên nổi bật và thể hiện được nội dung chân thực của tấm hình. 

quy-tac-lua-chon-vi-tri-khoang-trong (1)Quy tắc lựa chọn vị trí khoảng trống

Quy tắc từ trái qua phải

Quy tắc từ trái qua phải được ra đời dựa theo quy tắc đọc sách. Có nghĩa là bạn sẽ giở các trang sách từ bên trái qua phải thuận theo chiều kim đồng hồ. Các nhiếp ảnh gia áp dụng quy tắc này để tạo nên những bức hình độc đáo, đẹp mắt. 

Khi chụp ảnh, bạn có thể sắp xếp chủ thể như hướng về phía trước hoặc di chuyển từ trái sang phải trong khung hình. Sử dụng những loại máy ảnh tốt, có độ phân giải cao sẽ giúp bạn có được bức hình rõ nét với màu sắc chân thực. 

quy-tac-tu-trai-qua-phai (1)Quy tắc chụp ảnh từ trái qua phải

Quy tắc cân bằng các yếu tố

Quy tắc cân bằng các yếu tố khác với quy tắc ⅓ ở chỗ là quy tắc này sẽ cân bằng mọi cảnh vật có trong cùng một bức ảnh. Nghe có vẻ khá truyền thống nhưng thật sự đây là một trong những góc chụp đẹp với cách sắp xếp cảnh vật phù hợp nhằm tạo ra bố cục cân xứng.

quy-tac-can-bang-cac-yeu-to (1)Quy tắc cân bằng các yếu tố

Quy tắc vị trí cạnh nhau

Quy tắc vị trí cạnh nhau nghĩa là đặt chủ thể đứng cạnh nhau. Chủ thể này có thể mang tính tương đồng, đối nghịch hoặc bổ trợ cho nhau. Góc chụp này sẽ giúp người chụp thể hiện được một câu chuyện đang ẩn chứa bên trong cảnh vật mà người xem có thể tự mình tìm hiểu. 

Để áp dụng thành công quy tắc này, người chụp cần chọn đúng cảnh vật, tuy tĩnh lặng nhưng chúng dường như biết nói khi được đặt cạnh nhau. 

quy-tac-vi-tri-canh-nhauQuy tắc vị trí cạnh nhau

Quy tắc tam giác vàng

Quy tắc tam giác vàng sẽ là bạn chia khung hình định chụp thành nhiều phần, trong đó có 2 đường chéo, 2 đường vuông góc với nhau đi qua 2 góc còn lại. Với quy tắc này, bạn sẽ đưa chủ thể vào chính tam giác mà mình tạo ra. Khi áp dụng cách này, các nhiếp ảnh gia phải biết cách sắp xếp các cảnh vật một cách phù hợp, không bị lộn xộn để thể hiện nội dung bên trong khung hình một cách phù hợp. 

quy-tac-tam-giac-vang-trong-nhiep-anhQuy tắc tam giác vàng trong nhiếp ảnh

Quy tắc bố cục đường hội tụ

Hiểu một cách nôm na, quy tắc bố cục đường hội tụ nghĩa là các đường thẳng nằm trong khung hình sẽ được tập trung vào một điểm xác định. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp một số đường hội tụ vô cùng quen thuộc trong cuộc sống như: hàng rào, đường cong xe lửa. Đó có thể là các đường thẳng hoặc đường cong tùy thuộc vào ngoại hình của vật thể đó. 

Áp dụng quy tắc này sẽ làm cho tấm ảnh của bạn trở nên thu hút hơn. Bởi người xem sẽ tập trung nhìn vào chủ thể chính thay vì các vật thể phụ chi phối xung quanh. 

quy-tac-bo-cuc-duong-hoi-tuQuy tắc bố cục đường hội tụ

Sử dụng các đường cong

Sử dụng các đường cong là một cách chụp ảnh đẹp mà bạn có thể tham khảo. Những đường cong sẽ tạo cảm giác mềm mại và có hồn cho bức ảnh. Khi nhìn những bức hình đó, người xem sẽ có cảm giác như mình đang được trải nghiệm trong chính khung cảnh đó vậy. 

Ví dụ như chụp hình ruộng bậc thang, chụp hình lượn sóng hoặc chụp những quả đồi có độ cong khác nhau. 

quy-tac-duong-cong (1)Sử dụng đường cong trong chụp hình

Phá vỡ quy tắc

Tuân thủ quy tắc giúp bạn tạo ra những góc chụp ảnh đẹp. Thế nhưng đối với những nhiếp ảnh gia, họ muốn tìm kiếm sự sáng tạo mang tính mới mẻ hơn trong mỗi bức hình. Vì thế, việc phá vỡ quy tắc đôi khi là cần thiết để giúp bạn có những bức hình đẹp, ấn tượng mang dấu ấn cá nhân của riêng mình. 

Người chụp có thể thỏa sức tưởng tượng để tạo bố cục cho chủ thể chính, viết lên nội dung cho bức hình. Từ đó dẫn dắt người xem tìm hiểu và khám phá những điều đặc biệt được gửi gắm bên trong. 

quy-tac-1-3Quy tắc chụp ảnh 1/3 trong nhiếp ảnh

Một số lưu ý khi chọn góc chụp đẹp bằng Iphone

  • Khi chụp ảnh bằng Iphone, bạn nên chọn vị trí có ánh sáng tốt và tránh chụp ngược sáng để bức hình không bị tối, bị lóa sáng, làm mất thẩm mỹ. 
  • Điều chỉnh cân bằng sáng sau khi chụp sẽ giúp bạn có bức ảnh hài hòa về cả ánh sáng và màu sắc.
  • Nên tận dụng toàn bộ khung hình trong chụp ảnh để có thể thoải mái cắt ghép và tùy chỉnh theo ý muốn của mình nhằm tạo ra một sản phẩm ưng ý nhất.’
  • Trong quá trình chụp ảnh, không nên đứng quá xa so với chủ thể được chụp. Khoảng cách lý tưởng là 90 – 120cm sẽ giúp bạn có tấm ảnh đẹp. 
  • Hạn chế sử dụng đèn Flash khi chụp ảnh bằng điện thoại để giúp tấm ảnh có độ sáng tự nhiên. Bởi làm dụng đèn Flash có thể khiến cho tấm ảnh bị xấu hoặc gặp các vấn đề như ảnh bị nhòe hoặc mắt đỏ. 
  • Chụp nhiều ảnh cùng một lúc để dễ dàng ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng trong quá trình chủ thể chính đang di chuyển.  

Tổng kết

Hy vọng bài viết TOP 30+ góc chụp ảnh đẹpBox.edu đã chia sẻ, bạn đã bỏ túi được cho mình những kiến thức cần thiết liên quan đến nhiếp ảnh để có thể tự tin sống ảo mọi lúc, mọi nơi.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

3.3/5 - (43 bình chọn)
Xin chào các bạn! Mình là Hà Nguyên Phương Hiện đang là tác giả của Box.edu.vn website nổi tiếng chuyên review, đánh giá, giới thiệu các khóa học hay nhất hiện nay.