Bật mí cách sử dụng hàm Filter trong Excel chuyên nghiệp

Bạn đang không biết sử dụng hàm Filter trong Excel để lọc các dữ liệu có điều kiện? Tất cả mọi kiến thức liên quan tới hàm lọc Filter sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay thôi nào!

Xem thêm: Hàm Iferror là gì trong Excel? Chi tiết cách sử dụng hiệu quả

Xem thêm: Chi tiết cách dùng hàm IF trong Excel – Kèm ví dụ minh hoạ

Mục lục bài viết

Hàm FILTER trong Excel là gì? 

Định nghĩa

Hàm Filter trong Excel là hàm được sử dụng để lọc dữ liệu theo các điều kiện. Bộ lọc này giúp người dùng có thể áp dụng nhiều điều kiện để thực hiện lọc dữ liệu. Bạn có thể tự đưa ra hoặc ẩn các điều kiện đi trong quá trình sử dụng.

Bộ lọc Filter gồm có các chức năng lọc như sau:

  • Auto Filter: Chức năng lọc mặc định.
  • Advanced Filter: Chức năng lọc nâng cao.

Ứng dụng hàm Filter

  • Hàm được sử dụng để thực hiện tìm kiếm dữ liệu một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
  • Lọc các dữ liệu với nhiều điều kiện kết hợp để có dữ liệu chuẩn xác nhất.
  • Sử dụng để trả về đầy đủ các dữ liệu gốc.

Cấu trúc hàm FILTER trong Excel 

Cú pháp

=FILTER(array,include,if_empty)

Trong đó

  • Array: Vùng dữ liệu trên bảng tính cần thực hiện lọc.
  • Include: Điều kiện lọc dữ liệu và cột dữ liệu cần lọc
  • If_empty: Nếu không có giá trị thỏa mãn điều kiện thì hiển thị kết quả trả về là If_empty

Ví dụ minh hoạ

Cho danh sách học sinh cùng với điểm và xếp loại của từng bạn học sinh. Sử dụng bộ lọc Filter của Excel để lọc ra các bạn học sinh giỏi có trong danh sách.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Lựa chọn một ô trong bảng dữ liệu sau đó nhập công thức:

=FILTER(A1:D16,D1:D16=”giỏi”)

Cau-truc-ham-FILTER-trong-Excel
Lựa chọn một ô trong bảng dữ liệu sau đó nhập công thức

Trong đó:

  • [A1:D16]: Vng dữ liệu trên bảng tính cần lọc.
  • [D1:D16= “giỏi”]: Cột dữ liệu chứa điều kiện “giỏi” cần lọc trong bảng dữ liệu.

Bước 2: Nhấn Enter để xem kết quả hiển thị.

Cau-truc-ham-FILTER-trong-Excel-2
Nhấn Enter để xem kết quả hiển thị

Một số lưu ý về hàm FILTER 

  • Hàm Filter chỉ hiển thị trên trang tính của phiên bản Microsoft Excel 2019 và Excel 365.
  • Đối với các phiên bản cũ hơn thì hàm Filter sẽ không hiển thị trong bảng tính.

Bài tập và một số lỗi thường gặp khi sử dụng hàm FILTER 

Bài tập hàm FILTER 

Cho bảng dữ liệu dưới đây là danh sách các bạn học sinh của lớp 9C gồm các thông tin cá nhân, điểm thi, xếp loại học tập của học sinh.

Bai-tap-ham-FILTER-1
Ví dụ minh hoạ

Bài tập 1: Lọc ra các bạn học sinh nữ có trong lớp 9C dựa theo danh sách trên

Bước 1: Chọn một ô trống bất kỳ trong bảng dữ liệu. Nhập công thức hàm Filter như sau:

=FILTER(A1:D16,B1:B16=”Nữ”)

Bai-tap-ham-FILTER-2
Chọn một ô trống bất kỳ trong bảng dữ liệu

Bước 2: Nhấn Enter để xem kết quả hiển thị.

Bai-tap-ham-FILTER-3
Nhấn Enter để xem kết quả hiển thị

Bài tập 2: Lọc ra những bạn học sinh trong danh sách có số điểm thi lớn hơn hoặc bảng 9

Bước 1: Lựa chọn một ô trống bất kỳ trong bảng dữ liệu.

=FILTER(A1:D16,C1:C16>=9)

Bai-tap-ham-FILTER-4
Lựa chọn một ô trống bất kỳ trong bảng dữ liệu

Bước 2: Nhấn Enter để xem kết quả hiển thị.

Bai-tap-ham-FILTER-5
Nhấn Enter để xem kết quả hiển thị

Bài tập 3: Lọc ra số bạn học sinh nữ xếp loại giỏi có trong danh sách. Bạn có thể dụng dấu (*) để kết hợp thêm các điều kiện trong hàm Filter để lọc được kết quả như ý. Thực hiện theo từng bước chi tiết sau:

Bước 1: Chọn một ô trống bất kỳ trong bảng tính. Nhập hàm sau:

=FILTER(A1:D16,(B1:B16=”Nữ”)*(D1:D16=”Giỏi”))

Bai-tap-ham-FILTER-6
Chọn một ô trống bất kỳ trong bảng tính

Bước 2: Nhấn Enter để xem kết quả hiển thị

Bai-tap-ham-FILTER-7
Nhấn Enter để xem kết quả hiển thị

Lỗi thường gặp khi sử dụng hàm FILTER 

Lỗi #CALC!

Đây là lỗi sẽ xuất hiện khi không có bất kỳ giá trị nào trong bảng tính thoả mãn các điều kiện lọc. Bạn có thể điền thêm tham số [If_empty] để bảng dữ liệu được hiển thị chuyên nghiệp và đẹp mắt hơn.

Loi-thuong-gap-su-dung-ham-FILTER-1
Lỗi #CALC!

Lỗi #NA!, #VALUE!,…

Lỗi này xảy ra khi tham số [Include] có chứa giá trị lỗi hoặc chứa điều kiện không hợp lý.

Ví dụ như số hàng không nằm trong phạm vi vùng lọc (Không tương ứng). Khi đó bạn cần điều chỉnh lại tham số [Include] cho phù hợp để gỡ bỏ lỗi trên.

Loi-thuong-gap-su-dung-ham-FILTER-2
Lỗi #NA!, #VALUE!,…

Lỗi #SPILL!

Lỗi này sẽ xuất hiện khi trong vùng dữ liệu xuất hiện kết quả có chứa lẫn các giá trị khác. Khi đó bạn cần phải đảm bảo trong bảng tính không có bất kỳ giá trị nào khác nằm lẫn trong vùng dữ liệu được chọn.

Loi-thuong-gap-su-dung-ham-FILTER-3
Lỗi #SPILL!

Tổng kết 

Bài viết vừa chia sẻ đến bạn mọi kiến thức về hàm Filter trong Excel. Chỉ cần nắm trong tay toàn bộ những kiến thức về cách sử dụng hàm và các cách khắc phục lỗi sẽ giúp cho bạn sử dụng hàm lọc này một cách thuần thục, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó Unica còn mang đến bạn đọc những kiến thức về các khoá học Excel online từ cơ bản đến nâng cao đang chờ bạn khám phá.

Chúc bạn thành công!

5/5 - (4 bình chọn)
Xin chào các bạn! Mình là Hà Nguyên Phương Hiện đang là tác giả của Box.edu.vn website nổi tiếng chuyên review, đánh giá, giới thiệu các khóa học hay nhất hiện nay.