Trong quá trình học Excel online bạn sẽ gặp nhiều hàm khác nhau để tìm kiếm giá trị nào đó ở một mảng, trong đó có hàm MATCH. Vậy hàm MATCH trong Excel là gì? Cách sử dụng và ví dụ cụ thể hàm MATCH. Mời bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Tổng hợp kiến thức về hàm MID trong Excel bạn nên biết
Xem thêm: Hàm FIND trong Excel là gì? Cách sử dụng hàm FIND trong Excel
Mục lục bài viết
Hàm MATCH là gì? Cú pháp & cách sử dụng
Hàm MATCH là gì?
Là môt hàm tìm kiếm một giá trị đã được xác định trong một phạm vi ô, một mảng, và trả về đúng vị trí của giá trị trong phạm vi ô, mảng đó.
Hàm MATCH trong Excel giúp ích rất nhiều cho người dùng tìm kiếm nhanh được giá trị mà mình cần mà không cần phải tìm theo cách thủ công, nhất là những bảng nhiều số liệu.
Cú pháp hàm MATCH
= MATCH(Lookup_value,Lookup_array,[Match_type]).
Trong đó:
– Lookup_value: là giá trị tìm kiếm trong mảng Look_array. Giá trị này có thể là số, văn bản, giá trị logic hoặc có thể là một tham chiếu ô đến một số, văn bản hay giá trị logic. Giá trị này bắt buộc phải có.
– Look_array: chính là mảng hay phạm vi ô tìm kiếm bắt buộc phải có.
– Match_type: kiểu tìm kiếm, phần tử này không nhất thiết phải có.
Cách sử dụng hàm MATCh trong Excel
- 1 hoặc bỏ qua (Less than): hàm Match tìm kiếm những giá trị lớn nhất mà giá trị đó nhỏ hơn hoặc bằng với lookup_value. Nếu người dùng chọn kiểu tìm kiếm này thì lookup_array sẽ được sắp xếp theo giá trị tăng dần.
- 0 (Exact Match): cách tìm kiếm này thì hàm Match sẽ tìm kiếm những giá trị thứ nhất bằng chính xác với lookup_value. Tất cả các giá trị trong lookup_array được sắp xếp theo bất kỳ giá trị nào.
- -1 (Greater than): hàm Match tìm kiếm giá trị nhỏ nhất mà giá trị đó lớn hơn hoặc bằng lookup_value. Giá trị trong lookup_array sẽ được sắp xếp theo chiều tăng dần.
Ví dụ hàm MATCH trong Excel
Ví dụ 1:
Cho bảng ví dụ dưới đây về bảng tổng số các sản phẩm.
Ví dụ hàm Match
Trường hơp 1: Kiểu tìm kiếm là 1 hoặc bỏ qua.
Thực hiện tìm kiếm vị trí 61 trong cột Tổng số ở bảng dữ liệu, nghĩa là tìm kiếm giá trị nhỏ hơn giá trị tìm kiếm
Bạn nhập công thức = MATCH(64,C2:C6,1)
Tìm kiếm là 1 hoặc bỏ qua
Vì giá trị 64 không có trong Tổng số trong bảng nên hàm sẽ trả về vị trí của giá trị nhỉ nhất gần nhất mà giá trị nhỏ hơn 64 là 63. Kết quả sẽ trả về giá trị ở vị trí thứ 2 trong cột.
Kết quả tìm kiếm là 1 hoặc bỏ qua
2. Trường hợp 2: Kiểu tìm kiếm là 0
Tìm kiếm vị trí của giá trị 70 trong bảng dữ liệu.
Bạn nhập công thức =MATCH(70,C2:C6,0) >> Nhấn Enter.
Kiểu tìm kiếm là 0
Kết quả trả về sẽ là vị trí có giá trị 70 trong cột Tổng là vị trí thứ 4.
Kết quả tìm kiếm là 0
Trường hợp 3: Kiểu tìm kiếm là -1
Đối với kiểu tìm kiếm là -1 thì bạn sẽ áp dụng công thức = MATCH(65,C2:C6,-1) như hình dưới đây.
Kiểu tìm kiếm là -1
Nhưng do mảng không được sắp xếp theo thứ tự giảm dần nên sẽ báo lỗi.
Kết quả tìm kiếm là -1
Ví dụ 2:
Cho bảng dữ liệu nhóm dữ liệu dưới đây. Yêu cầu hãy tìm thứ tự lớp của học sinh trong bảng dữ liệu này, với các thứ tự cho trước ở bên dưới
Ví dụ hàm Match trong Excel
Công thức tìm kiếm thứ tự là =MATCH(D2,$D$6:$D$8,0) >> Nhấn Enter.
Công thức hàm Match
Kết quả trả về là thứ tự chính xác của học sinh theo từng lớp được sắp xếp theo quy luật cho trước.
Kết quả
Hàm MATCH kết hợp với một số hàm khác
Hàm Match kết hợp với hàm Index
Như các bạn đã biết hàm MATCH có chưucs năng tìm kiếm những giá trị ở các ô, các vị trí nhưng hàm MATCH kết hợp với hàm INDEX lại được nhiều người sử dụng hơn. Cùng xem qua ví dụ dưới đây:
Tìm trong bảng dữ liệu dưới đây, nước nào có thủ đo là Seoul.
Bạn thực hiện nhập công thức =INDEX(B1:B10,MATCH(“Seoul”,C1:C10,0)
Hàm MATCH kết hợp với hàm INDEX
Kết quả bạn sẽ tìm ra quốc gia có thủ đô là Seoul là Hàn Quốc.
Hàm Match kết hợp với hàm Vlookup
Bạn có biết bản thân hàm VLOOKUP là hàm được dùng để tìm kiếm giá trị theo cột, nhưng khi được kết hợp với hàm MATCH thì thực hiện công việc sẽ nâng cao hơn khi tìm kiếm.
Bạn đọc tìm kiểu qua ví dụ dưới đây:
Hàm Match kết hợp với hàm Vlookup
Một số lỗi thường gặp khi sử dụng hàm MATCH
Trong quá trình sử dụng hàm Match kết hợp với hàm Index thì bạn sẽ gặp một số lỗi thường gặp như #N/A và lỗi #VALUE.
Một số nguyên nhân gây ra 2 lỗi này là do:
Lỗi #N/A
- Khi bạn sử dụng một phạm vi trong Index, Match thay vì một giá trị thì bạn cần nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter để chuyển về công thức mảng.
- Khi hàm Match không tìm thấy giá trị trong phạm vi dò tìm và nó trả về giá trị #N/A.
- Trong quá trình sử dụng Match cần có sự nhất quán giữa các giá trị trong đối số match_type và thứ tự sắp xếp các giá trị trong phạm vi dò tìm, nếu không bạn sẽ gặp giá trị #N/A.
Lỗi #VALUE
- Nếu bạn đang sử dụng chỉ mục dưới dạng công thức mảng cùng với kết quả phù hợp để có thể dò tìm một giá trị, bạn sẽ cần chuyển công thức thành công thức mảng bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter, nếu không thì bạn sẽ thấy lỗi #VALUE! xuất hiện.
Những lưu ý khi sử dụng hàm MATCH trong Excel
Trong quá trình sử dụng hàm Match người dùng cần lưu ý những điều dưới đây:
– Hàm Match trả về giá trị của giá trị tìm kiếm trong lookup_array và không trả về chính giá trị tìm kiếm.
– Có thể dùng chữ hoa hoặc chữ thường để tìm kiếm giá trị dạng text.
– Nếu không tìm được giá trị tìm kiếm trong lookup_array thì hàm Match sẽ báo lỗi.
– Trong trường hợp Match_type là 0 và giá trị tìm kiếm lookup_value dạng text thì giá trị tìm kiếm sẽ có thể chứa các ký tự dấu * (chỗ chuỗi ký tự) và dấu hỏi chấm (cho ký tự đơn). Nếu bạn muốn tìm dấu hỏi chấm hay dấu sao thì gõ dấu ngã trước ký tự đó là được.
– Nếu không nhập gì thì mặc định hàm Match sẽ trả về là 1.
Tổng kết
Trên đây Box.edu đã giới thiêu đến bạn đọc các thông tin xung quanh hàm Match trong Excel cùng với vị dụ cụ thể dễ hiểu nhất. Hi vọng bài viết mang lại nhiều hữu ích cho bạn đọc.
Chúc các bạn thành công!