Học Piano ra làm gì? Có những cơ sở nào đào tạo ngành học Piano? Tố chất cần có để trở thành những nghệ sĩ chơi Piano nổi tiếng?
Mời bạn đọc tìm hiểu những nội dung chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Học Piano có gì thú vị?
Đàn Piano là một loại nhạc cụ phổ biến hiện nay. Đàn Piano còn có tên gọi khác là đàn Dương Cầm. Chơi đàn Piano không hề đơn giản bởi nó là một loại nhạc cụ sở hữu tổ hợp phức tạp nhất trên thế giới. Do đó, để có thể sử dụng thành thạo loại nhạc cụ này không phải là một điều dễ dàng. Chính vì thế mà hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo bộ môn Piano. Ngành học Piano từ đó mà ra đời.
Tuy là một trong những ngành học mới thế nhưng nó lại thu hút rất nhiều bạn trẻ. Không chỉ trang bị kiến thức chuyên môn liên quan đến loại nhạc cụ này, đây hứa hẹn là môi tròng đào tạo nghệ thuật đầy thú vị trong suốt 4 năm đại học.
Ngành học Piano là một trong những ngành khuyến khích sự sáng tạo của mỗi sinh viên. Và điều này được thể hiện chân thực qua mỗi phím đàn và âm thanh được tạo ra. Không chỉ đào tạo về kỹ thuật chơi đàn Piano, người học còn được trang bị thêm các kỹ năng nghề nghiệp và cơ hôi trải nghiệm thực tế. Học Piano, bạn sẽ cảm thấy thế giới nghệ thuật phong phú hơn, đa dạng hơn. Và bạn có thể thể hiện cá tính của bản thân theo cách riêng của mình.
Học Piano có gì thú vị? Học Piano ra làm gì?
Học ngành Piano đào tạo những gì?
Học Piano ra làm gì? Khi học ngành Piano, bạn sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức thực tế thông qua ứng dụng, thực nghiệm. Đây là kiến thức nền tảng để giúp bạn trở thành người nghệ sĩ, người dạy học và sáng tác sau này. Cụ thể:
- Các môn học đại cương bao gồm: Triết học Mác-Lenin, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật đại cương, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiếng Anh, Môi trường và con người, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh.
- Các môn học chuyên nghành: Bao gồm lịch sự âm nhạc, phân tích tác phẩm, hòa tấu, phức điệu, ký xướng âm, kỹ thuật đệm đàn, luật bản quyền, nghệ thuật học, thực hành biểu diễn, thực hành nghề nghiệp, cơ sở văn hóa Việt Nam, lịch sử âm nhạc phương tây, lịch sử Piano.
- Định hướng chuyên nghành: Định hướng theo các dòng nhạc như Pop, Rock, Jazz, hàn lâm, thính phòng, đương đại.
- Kỹ năng biểu diễn Piano: Bản lĩnh sân khấu, xử lý tình huống khi biểu diễn.
- Kỹ năng tổ chức và thực hành khi biểu diễn trước đám đông.
- Kỹ năng sư phạm để có thể giảng dạy Piano ở các cơ sở đào tạo sau khi ra trường.
- Sinh viên sẽ thường xuyên được tham gia trải nghiệm những buổi hòa nhạc miễn phí hoặc các cơ sở đào tạo khác trong suốt quá trình học.
Học Piano ra làm gì?
Học Piano ra làm gì? Sinh viên ngành Piano sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở rất nhiều vị trí khác nhau. Cụ thể:
- Nghệ sĩ biểu biểu diễn độc lập hoặc làm việc cho các nhà hát, đoàn nghệ thuật.
- Giảng viên các trường cao đẳng, đại học như nhạc viện, học viên, trường phổ thông.
- Chuyên viên quản lý văn hóa nghệ thuật cho các cơ sở, trung tâm hoặc các ban ngành liên quan đến nghệ thuật.
- Làm biên tập viên cho các chương trình âm nhạc.
- Có cơ hội biểu diễn và giao lưu ở trong nước và quốc tế.
Giải đáp thắc mắc: Học Piano ra làm gì?
Tố chất phù hợp để học ngành Piano
Ngoài sở thích và niềm đam mê với bộ môn Piano, bạn cần phải có những tố chất sau để học Piano dễ dàng hơn:
- Kỹ năng biểu diễn trước sân khấu tự tin, thu hút.
- Có niềm yêu thích và đam mê với nhạc cụ Piano
- Có khả năng tư duy, sáng tạo và thẩm thấu âm nhạc
- Khả năng tự học cùng với tính kiên trì, nhẫn nại.
- Có năng khiếu và hiểu biết về kiến thức thanh nhạc. Đây là 2 trong 4 kỹ năng âm nhạc quan trọng để bạn dễ dàng trúng tuyển vào ngành học. Vì vậy hãy chắc chắn rằng mình đã trang bị đầy đủ kỹ năng thanh nhạc cho bản thân để kỳ thi tuyển diễn ra thành công.
- Giàu cảm xúc. Bất cứ môn nghệ thuật nào cũng đòi hỏi cảm xúc và sự lắng đọng ở người nghệ sĩ. Do đó, giàu cảm xúc là yếu tố hàng đầu kiến tạo nên sự thành công của những người nghệ sĩ tài ba.
- Tự tin. Khi trình diễn Piano trên sân khấu, chắc chắn bạn cần phải có sự tự tin để thể hiện những bản nhạc du dương dưới ánh đèn sân khấu. Do vậy hãy rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh của mình để mang lại những giai điệu tuyệt vời nhất cho khán giả.
Cơ sở đào tạo ngành học Piano
Hiện nay trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo bộ môn Piano. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các trường đào tạo Piano trên khắp cả nước. Cụ thể:
Khu vực miền Bắc:
- Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Khu vực miền Trung:
- Học viện Âm nhạc Huế
Khu vực miền Nam:
- Đại học Văn Lang
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Nhạc viện TP.HCM
- Đại học Văn Hiến
Xu hướng việc làm hiện nay với cử nhân Piano?
Học Piano ra làm gì? Chưa bao giờ, việc học các bộ môn nghệ thuật lại được chú trọng như hiện nay. Dù ở bất kỳ lứa tuổi nào, mỗi người đều có những thần tượng riêng như một thước đo chuẩn mực để hướng tới. Chính vì thế, nghệ thuật luôn thu hút những người thật sự có đam mê và quyết tâm theo đuổi nó đến cùng.
Xây dựng thương hiệu cá nhân là một trong những yếu tố giúp bạn tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng, nhất là đối với các công ty giải trí. Có một giọng hát tốt hay khả năng chơi Piano điêu luyện chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội hơn trong công việc và cuộc sông, giúp bạn thật sự trở nên nổi bật trước đám đông. Vì thế, việc học nhạc hay theo học các loại nhạc cụ như Piano ngày càng được nhiều người quan tâm.
Ở những môi trường đào tạo chuyên sâu, sinh viên có cơ hội được học một cách bài bản, hệ thống, cùng với sự hướng dẫn của những nghệ sĩ nổi tiếng. Ngoài những kiến thức chuyên nghành, sinh viên còn được trang bị những kỹ năng mềm, ứng xử và giao tiếp hiệu quả hơn.
Học Piano ra làm gì? Theo thống kê, thanh nhạc và Piano là hai chuyên ngành giúp sinh viên có thể làm việc từ rất sớm, thậm chí sinh viên có thể làm việc ngay cả trong khoảng thời gian còn ngồi trên giảng đường đại học. Việc chạy show tạo các quán cà phê, phòng trà hay các sự kiện nhỏ sẽ là cơ hội tuyệt vời giúp bạn tích lũy kinh nghiệm để nâng cao khả năng chơi đàn của mình. Ngoài ra, 2 chuyên ngành này còn là một trong những ngành học có chi phí đào tạo phù hợp với những bạn có cá tính và đam mê nghệ thuật.
Tổng kết
Piano là một trong những loại hình không thể thiếu trong những buổi biểu diễn âm nhạc nghệ thuật. Và bạn hoàn toàn có thể trở thành những người chơi Piano chuyên nghiệp nếu được đào tạo bài bản, chuyên sâu.
Với những chia sẻ của Box.edu thông qua nội dung bài viết trên, chắc hẳn bạn đã xác định được học Piano ra làm gì. Đây sẽ là căn cứ để bạn có thể đưa quyết định nên theo đuổi ngành học này hay không.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!