Hướng dẫn chụp ảnh Panorama vô cùng đơn giản nếu bạn nắm được các bước làm có trong khóa học nhiếp ảnh online mà Box.edu chia sẻ dưới đây. Mời bạn đọc cũng tham khảo những nội dung liên quan đến chụp hình Panorama thông qua bài viết nhé.
👉 Xem thêm: Cách chỉnh camera trước không bị ngược chỉ mất 10 giây
👉 Xem thêm: Tips kỹ thuật chụp ảnh cơ bản từ A-Z dành cho lính mới
Mục lục bài viết
Panorama là gì?
Panorama là từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Pano có nghĩa là tất cả và Horama có nghĩa là cảnh. Hai từ này ghép lại với nhau có nghĩa là sự bao quát toàn cảnh của một không gian bất kỳ.
Panorama đã xuất hiện từ rất lâu, khoảng 20 năm sau Công Nguyên. Đến năm 1787, thuật ngữ này mới được công nhận và được gọi tên bởi Robert Baker (người Anh).
Chụp ảnh Panorama là gì?
Dựa trên ý nghĩa của từ Panorama, chụp ảnh Panorama có nghĩa là chụp ảnh toàn cảnh không giới hạn ở một góc bất kỳ nào đó.
Khi chụp ảnh theo kiểu này, góc chụp đóng vai trò quan trọng. Nó phải đạt ít nhất 100 độ thì mới được coi là ảnh Panorama.
Thông thường, tỉ lệ của ảnh Panorama thường là 2:1. Khi chọn góc chụp với 360 độ thì tỉ lệ thường là 4:1 hoặc 10:1.
Hiện nay, việc hướng dẫn chụp ảnh Panorama ngày càng trở nên đơn giản hơn nhờ các phần mềm tích hợp có sẵn trên các thiết bị máy ảnh kỹ thuật số như AutoPano, Photoshop, Panorama Make. Bên cạnh đó, đến cả thiết thoại cũng hỗ trợ tính năng chụp ảnh Panorama.
Chụp ảnh Panorama được hiểu là ảnh chụp toàn cảnh
Hướng dẫn chụp ảnh Panorama đơn giản nhất
- Bước 1: Đầu tiên bạn cài đặt chế độ A, khẩu độ 11 hoặc 8. Thực hiện di chuyển máy ảnh từ trái qua phải. Trong khi quét máy ảnh, bạn đồng thời nhấn Half-press. Sau đó bạn chọn trị số tốc độ màn trập trung bình.
- Bước 2: Sau khi đã nắm được trị số khẩu độ và tốc độ màn trập trung bình. Bạn chuyển qua chế độ M và cài đặt theo 2 giá trị đó.
- Bước 3: Di chuyển máy ảnh để chụp toàn cảnh một lần nữa. Lưu ý sự thay đổi giá trị EV. Bạn có thể điều chỉnh EV chạy trong khoảng -0,7->+0,7 dựa trên tốc độ màn trập. Ngoài ra, trong quá trình quét, bạn nên chú ý đến bố cục hình hình, cố gắng lấy góc nhìn rộng hơn đối tượng muốn chụp.
- Bước 4: Sau khi bạn đã xác định được bố cục, tốc độ màn trập và khẩu độ.. Bạn chuyển qua chế độ MF- lấy nét thủ công và tiến hành chụp. Bạn thực hiện song song 2 thao tác vừa quét vừa bấm chụp sao cho tấm sau cách tấm trước càng ít càng tốt. Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý quét sao cho đường chân trời thẳng là được.
Sau khi đã hoàn thành xong bước chụp. Bạn cần có thêm một vài bước xử lý để tấm ảnh Panorama được hoàn chỉnh hơn. Cụ thể như sau:
- Cho tất cả những hình ảnh chụp kiểu Panorama vào một thư mục riêng.
- Dùng các phần mềm xử lý RAW để chuyển đổi từ RAW sang TIFF. Lưu ý, trong quá trình chuyển đổi, bạn không nên động đến EV. Ngoài ra, các giá trị khác như Sharpness, contrast, saturation phải thay đổi cùng một giá trị cho tất cả các khung hình. Hoặc tốt nhất, để tiết kiệm được thời gian thì bạn không nên thay đổi gì cả.
- Tiếp theo, bạn dùng Autopano Giga hoặc Autopano Pro để ghép tất cả những File ảnh lại với nhau.
Lưu ý: nếu như chế độ Autopano Pro không thể giúp bạn ghép ra được tấm hình Pano thì cũng đừng lo lắng. Bạn hãy thử sử dụng một máy tính khác và thực hiện các bước tương tự như trên. Bởi lẽ Autopano Pro có ghép được hay không còn tùy thuộc vào cấu hình của máy tính mà bạn đang sử dụng.
Cách chụp ảnh Panorama trên máy ảnh
Một số lưu ý khi hướng dẫn chụp ảnh Panorama
Một số lưu ý khi hướng dẫn chụp ảnh Panorama bạn cần lưu ý như sau:
- Để hạn chế đường chân trời bị cong, khi chụp bạn nên dựng đứng máy ảnh lên.
- Chụp cành nhiều ảnh Panorama càng tốt.
- Lấy nét vào đối tượng cần chụp.
- Để Wide hết cỡ, nếu chủ thể ở xa thì cũng không cần chú ý đến Tele.
- Tùy vào ánh sáng của môi trường mà bạn có thể sử dụng chân máy ảnh hoặc không.
- Khẩu độ cài đặt phù hợp khi chụp ảnh Panorama là từ 8-11.
- Nếu muốn in ảnh khổ lớn, bạn nên chụp RAW.
- Chụp ảnh đều và liên tục, tránh gián đoạn trong quá trình chụp
- ISO 100-200 tùy thuộc vào độ sáng để căn chỉnh tốc độ màn trập phù hợp.
Panorama bao gồm những loại ảnh nào?
Vertical Panorama
Vertical Panorama là kỹ thuật chụp ảnh toàn cảnh với không gian theo hướng chiều dọc. Ưu điểm của loại hình là ảnh chụp sẽ có chiều rộng và chiều cao lớn hơn bình thường.
Chỉ với ống kính hẹp, ảnh chụp Vertical Panorama có thể thu được chi tiết toàn cảnh đối tượng. Vì thế, nếu bạn không có ống kính góc rộng thì vẫn có thể sử dụng cách chụp này để cho ra những bức ảnh chụp chất lượng nhất.
Vertical Panorama là kỹ thuật chụp ảnh toàn cảnh theo hướng chiều dọc
Horizon Panorama
Khác với kiểu chụp theo hướng dọc, Horizon Panorama sẽ giúp bạn có một bức ảnh bao quát không gian theo hướng nằm ngang. Đây là kỹ thuật chụp ảnh phổ biến nhất khi nhắc đến chụp ảnh Pano. Ảnh chụp theo kiểu chiều ngang sẽ gấp đôi chiều dọc với tỷ lệ là 2:1.
Các nhiếp ảnh gia thường sử dụng kiểu chụp Horizon Panorama để phục vụ cho mục đích thương mại cá nhân. Đặc biệt hơn, kiểu chụp này thường được chụp ở những không gian rộng lớn như cảnh biển, núi non hùng vĩ, khách sạn, nhà hàng…
Horizon Panorama là chụp ảnh toàn cảnh theo hướng nằm ngang
Partial Panorama
Partial Panorama là kỹ thuật chụp được sử dụng phổ biến trên các dòng điện thoại thông minh hoặc các thiết bị từ máy kỹ thuật số. Ưu điểm của ảnh chụp Partial Panorama là bạn có nhiều bức hình được ghép vào chung cùng một khung hình.
Partial Panorama có nghĩa là chụp nhiều bức hình chung 1 khung
360° Panorama
Trong tất cả các loại hình thì 360° Panorama được xem là loại ảnh phức tạp nhất bời nó bao quát toàn bộ khung cảnh. Kiểu ảnh này thường xuất hiện trên GoogleMaps hoặc Facebook 360.
Để chụp ảnh kiểu 360° Panorama, bạn có thể bắt đầu với việc chụp ảnh Partial Panorama và quét liên tục cho đến khi hình ảnh cuối cùng trùng khớp với hình ảnh đầu tiên.
360° Panorama thường xuất hiện trên Google Maps
Bí quyết chụp ảnh Panorama đẹp với Smartphone
Chú ý đến ánh sáng
Để có một bức ảnh toàn cảnh đẹp và ấn tượng, nguồn sáng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nguồn sáng trong bức ảnh sẽ được thay đổi khi chụp và nó sẽ tạo thành ảnh khung cảnh rộng (toàn cảnh), đặc biệt là khi bạn chụp ảnh trong nhà.
Bên cạnh đó, khi ánh sáng chiếu vào những vật liệu mềm như vải hoặc bị phản chiếu bởi sàn nhà thì chúng dễ bị phân tán, gây khó khăn trong quá trình chụp. Vì thế, để có một bức ảnh Pano đẹp, bạn nên hạn chế chụp trong nhà.
Điều quan trọng cần lưu ý đó chính là lựa chọn được một nơi có nguồn sáng ổn định để chụp một bức ảnh toàn cảnh được đẹp hơn.
Tránh chụp chuyển động
Khi gặp cảnh hoặc vật chuyển động, chụp ảnh Panorama sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, bạn nên tránh chụp những vật có chuyển động nhanh. Những góc chụp tĩnh lặng sẽ giúp bạn có được bức ảnh Panorama ổn định và đẹp hơn.
Giữ vị trí cân bằng
Điều quan trọng khi hướng dẫn chụp ảnh Panorama là bạn cần phải di chuyển điện thoại từ trái qua phải. Với những người mới chụp lần đầu thì thao tác này có vẻ khó khăn nhưng bạn lưu ý nên giữ sự ổn định cho bức ảnh.
Nếu như chọn vị trí không chuẩn và máy không được giữ thẳng thì đường chân trời sẽ dễ bị bẻ cong trong quá trình chụp.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm Monopod hoặc Tripod để có thể chụp ảnh tốt hơn.
Sử dụng Panorama mặc định của hệ điều hành
Với phiên bản Android và IOS mới nhất, việc chụp ảnh Panorama trở nên dễ dàng hơn khi chúng đa có sẵn chế độ chụp Pano.
Hãy tận dụng tính năng sẵn có này để cho ra những bức hình đẹp và ấn tượng nhất nhé.
Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Box.edu đã cùng bạn tìm hiểu về những hướng dẫn chụp ảnh Panorama đơn giản nhất. Chúng tôi hy vọng những kiến thức trên sẽ thật sự hữu ích để giúp bạn nâng cao tay nghề khi chụp ảnh.
Cảm ơn và chúc bạn thành công!