Nếu bạn đang nghiêm túc muốn theo đuổi đam mê trở thành một nhiếp ảnh gia thì việc tìm hiểu những hướng dẫn sử dụng máy ảnh DSLR là điều vô cùng quan trọng. Không đơn thuần chỉ là giơ máy lên và chụp ảnh.
Bởi vì muốn chụp ảnh đẹp thì bạn cần phải nắm được những thông số và cấu tạo máy cơ bản.Vậy máy ảnh DSLR bao gồm những bộ phận nào và được sử dụng ra sao, mời bạn đọc cùng Box.edu tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây.
👉 Xem thêm: 12 Cách chụp ảnh thiếu sáng dành cho dân nhiếp ảnh
👉 Xem thêm: Hướng dẫn chụp và tạo ảnh HDR dành cho người mới
Mục lục bài viết
Tìm hiểu các thông số có trong máy ảnh DSLR
Trước khi tìm hiểu về hướng dẫn sử dụng máy ảnh DSLR, bạn phải nắm được các thông số có trong máy ảnh này.
Máy ảnh DSLR bao gồm các thông số như sau:
Các chế độ chụp (MODE)
Máy ảnh DSLR có rất nhiều chế độ chụp khác nhau, bao gồm: chế độ thủ công, chế độ bán tự động, chế độ chụp tự động hoàn toàn (full auto).
Cụ thể:
- Chế độ M (Manual): Chế độ chụp thủ công hoàn toàn. Với chế độ này, người chụp sẽ điều chỉnh tốc độ chụp, độ nhạy bắt sáng ISO, khẩu độ mở và các yếu tố khác.
- Chế độ A, Av (Aperture Priority): Người chụp điều chỉnh khẩu độ mở trên máy ảnh, điều chỉnh tốc độ cửa chập dựa vào khả năng đo sáng tự động.
- Chế độ S, TV (Speed Priority): Người chụp điều chỉnh tốc độ cửa chập.Trong khi đó máy điều chỉnh khẩu độ mở dựa vào chế độ đo sáng tự động.
- P (Program): Dựa vào khả năng đo sáng tự động, máy sẽ tự điều chỉnh khẩu độ mở và tốc độ cửa chập. Tuy nhiên, công cụ này vẫn cho phép người sử dụng có thể chuyển đổi các tổ hợp tốc độ và khẩu độ khác nhau.
Tìm hiểu các thông số và ký hiệu trên máy ảnh DSLR
Độ nhạy bắt sáng ISO (ISO Setting)
Với ISO, người chụp ảnh có thể tự điều chỉnh độ nhạy bắt sáng ISO của cảm biến máy. Nếu bạn lựa chọn độ nhạy bắt sáng áo thì giúp bạn chụp ảnh với tốc độ cửa chập cao trong điều kiện ánh sáng yếu để giảm nguy cơ rung tay máy trong quá trình chụp và ngược lại.
Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng, ISO càng cao thì khả năng ảnh bị nhiều càng lớn.
Bên cạnh đó, đối với máy ảnh DSLR, người dùng có thể cài đặt ISO tự động hoặc cài đặt theo cách thủ công.
Chế độ đo sáng (Metering Mode)
Máy ảnh DSLR có 3 chế độ đo sáng như sau:
- Chế độ đo sáng toàn khung hình (Matrix/Evaluative): Người dùng sử dụng chế độ này để chụp ảnh khu vực có độ giống nhau về ánh sáng.
- Chế độ đo sáng trung tâm (Center-Weighted): Người dùng sử dụng chế độ này khi muốn ưu tiên ánh sáng ở khu vực trung tâm bức ảnh.
- Chế độ đo sáng một điểm (Single Area/Spot Metering): Người dùng sử dụng chế độ này trong điều kiện ánh sáng phức tạp, độ sáng có sự khác biệt giữa chủ thể muốn chụp và hậu cảnh xung quanh.
Căn nét tự động (Auto Focus)
Chế độ căn nét bao gồm những kiểu sau:
- Căn nét tĩnh (Single Area/ One Shot/ AF-S): Lựa chọn các điểm căn nét của các chủ thể tĩnh.
- Căn nét liên tục (Continuous/ Al servo/ AF-C): Căn nét liên tục theo sự di chuyển của các chủ thể.
- Căn nét tự động hoàn toàn (AF-A, AI Focus AF): Căn nét chủ thể tĩnh hoặc đang chuyển động. Lúc này máy ảnh sẽ căn nét lần lượt từ chủ thể tĩnh sang chủ thể chuyển động.
- Căn nét một điểm (Single Point/ Manual AF Point): Bạn có thể sử dụng chế độ này để làm chủ điểm căn nét bằng cách lựa chọn điểm căn nét khi chụp trong khung hình.
- Căn nét khu vực động (Dynamic/ AF Point Expansion): Máy ảnh tự động căn nét mà người chụp đặt sẵn trên máy. Trong trường hợp đang chụp mà chủ thể chuyển động, máy ảnh sẽ căn nét lại trong phạm vi xung quanh điểm căn nét đã lựa chọn trước đó.
- Căn nét khu vực tự động: Máy ảnh DSLR có chế độ căn nét tự động. Với chế độ này, máy ảnh sẽ tự động lựa chọn điểm căn nét. Thông thường các điểm này thường ưu điên ở giữa khung hình hoặc gần máy ảnh hơn.
Căn nét tự động khi chụp hình
Bù trừ sáng (Exposure Compensation)
Bù sáng tự động trong máy ảnh DSLR đóng vai trò quan trọng. Với công cụ này, bạn nên để công cụ bù trừ sáng máy ở chế độ bán tự động.
Bù sáng ở chế độ bạn tự động được hiểu như sau:
- Khi bạn đang chụp ảnh ở chế độ ưu tiên khẩu độ (A/Av): Người chụp sẽ đặt độ mở và máy đo sáng, sau đó điều chỉnh tốc độ cửa trập phù hợp với ánh sáng đo được.
- Khi bạn đang chụp ảnh ở chế độ ưu tiên tốc độ (S/Tv): Người chụp sẽ đặt tốc độ cửa chập và máy đo sáng, sau đó mới điều chỉnh khẩu độ mở phù hợp với ánh sáng đo được.
- Khi bạn đang chụp ảnh ở chế độ ISO tự động (Auto ISO): Khi bù sáng, máy ảnh sẽ tự cân nhắc để tăng giảm ISO sao cho phù hợp trong điều kiện phạm vi các giới hạn ISO mà người chụp đã cài đặt sẵn. Đồng thời tính toán để giảm thiểu tối đa hiện tượng rung tay máy trong quá trình chụp.
Định dạng hình ảnh
Định dạng hình ảnh phổ biến trong máy ảnh DSLR là định dạng JPEG.
Với định dạng này, máy ảnh DSLR còn có rất nhiều các cài đặt để có thể xử lý hậu ảnh trước khi nén nhỏ thành định dạng JPEG như màu sắc, chuyển màu thành đen trắng…
Màn hình máy ảnh
Tùy vào sở thích và nhu cầu mà người sử dụng có thể chọn 3 chế độ màn hình hiển thị quan trọng trong máy ảnh DSLR.
- Màn hình thông báo chi tiết ảnh (Details): Màn hình này sẽ thông báo cho bạn biết đang chụp ở tiêu cự nào, tốc độ nào, khẩu độ nào, ISO bao nhiêu và nhiều thông tin khác.
- Màn hình thông báo các khu vực quá sáng trên ảnh (Highlights): Màn hình này thông báo khu vực quá sáng làm mất toàn bộ các chi tiết trong ảnh (Chỉ còn lại màu trắng). Lúc này người chụp sẽ điều chỉnh là các giá trị phơi sáng nếu thật sự cần thiết.
- Biểu độ ánh sáng Histogram: Là biểu đồ thông báo diện tích các khu vực có các cường độ sáng khác nhau. Thông thường sẽ có 4 biểu đồ. Trong đó 1 biểu đồ ánh sáng chung cho bức ảnh và 3 biểu độ còn lại thể hiện cho mỗi kênh màu trong hệ màu RGB (đỏ lục lam). Khi đã hiểu được biểu đồ ánh sáng thì người dùng máy ảnh sẽ có thể dễ dàng điều chỉnh các giá trị phơi sáng để ánh trông ấn tượng hơn.
Ống kính và kính lọc (Lenses&Filters)
Máy ảnh DSLR là máy ảnh gắn kính rời nhằm mục đích bảo vệ ống kính, tạo hiệu ứng, tạo màu.
Đèn ảnh, đèn Flash
Bạn có thể tự điều chỉnh đèn sáng cho phù hợp để tạo ra những bức ảnh cân đối, ưng ý nhất.
Hướng dẫn sử dụng máy ảnh DSLR cho người mới bắt đầu
- Kính ngắm quang học: Đầu tiên, để chụp được những bức ảnh đẹp, bạn cần sử dụng kính ngắm quang học để ngắm khung cảnh trước khi chụp. Trong quá trình ngắm, bạn nên chú ý đến cả những chi tiết nhỏ trong khung cảnh hoặc tự định hình khung khi nhìn vào kính ngắm.
- Màn hình LCD/Live View: Màn hình LCD có tác dụng thể hiện các thông tin chụp và các thanh menu khác giúp người dùng có nhiều lựa chọn cho tất cả các kiểu chụp ảnh.
- Ống kính và khả năng tháo rời ống kính: Máy ảnh DSLR có ưu điểm là khả năng thay đổi ống kính. Với ưu điểm này, người chụp hình có thể chụp được hàng loạt các loại ảnh khác nhau, từ ảnh góc rộng cho đến chụp cận cảnh Macro.
Sau khi sử dụng xong, bạn chỉ cần bấm nút và xoay nhẹ ống kính là nó có thể tháo rời khỏi thân máy.
- Sử dụng chế độ phóng to và lấy nét: Phóng to và lấy nét được thực hiện bằng cách xoay nhẹ 1 vòng ống kính.
- Đèn Flash: Bạn có thể sử dụng đèn Flash bất cứ khi nào mình cần. Muốn thay đổi đèn Flash, bạn chỉ cần nhấn nút và quay nút điều khiển là được.
- Nút chụp ảnh: Nếu bạn đang sử dụng Menu hoặc xem ảnh ở chế độ xem lại thì bạn chỉ cần nhấn nút này xuống một nửa là máy ảnh sẽ chuyển sang chế độ chụp hình.
Máy ảnh DSLR được sử dụng như thế nào
Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Box.edu đã cùng bạn tìm hiểu về những hướng dẫn sử dụng máy ảnh DSLR vô cùng chi tiết. Chúng tôi hy vọng những kiến thức trên đây sẽ thật sự hữu ích đối với bạn.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!