Tổng hợp 9 kỹ năng bắt tay trong giao tiếp gây ấn tượng

Bắt tay là một trong những kỹ năng quan trọng của giao tiếp. Nó thể hiện sự lịch sự và tôn trọng đối phương. Đồng thời khiến cho cuộc trò chuyện trở nên tốt đẹp và thành công hơn. Vậy kỹ năng bắt tay trong giao tiếp được thể hiện như thế nào? Hãy cùng Box.edu tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé!

👉 Xem thêm: Giải quyết các vấn đề giao tiếp trong doanh nghiệp hiệu quả

👉 Xem thêm: Tổng hợp các cách giao tiếp với khách hàng chuyên nghiệp, hiệu quả

Mục lục bài viết

Ý nghĩa việc bắt tay trong giao tiếp

y-nghia-cua-viec-bat-tay-trong-giao-tiep.jpg

Ý nghĩa của việc bắt tay trong giao tiếp

Đầu tiên việc bắt tay là thể hiện sự phép lịch sự trong giao tiếp và tôn trọng với những người đối diện. Cũng là một cách để chào hỏi nhau trong lần đầu gặp mặt.

Còn phụ thuộc vào cách bắt tay của mỗi người như thế nào cho phù hợp. Có thể là cái nắm tay chặt hay mạnh đều giúp cho đối phương cảm nhận được mối quan hệ của cả hai.

Ngoài ra, thông qua việc bắt tay còn giúp bạn thể hiện tính cách của mình. Với những bạn có phần mạnh mẽ, quyết đoán thì cái bắt tay cũng sẽ dứt khoát và ngược lại. Nó cũng bày tỏ sự tin tưởng đối với người đối diện mình.

Nguyên tắc bắt tay trong giao tiếp

Việc bắt tay cũng cần phải được thực hiện theo một nguyên tắc nhất định. Để thể hiện là người lịch sự và là người giỏi kỹ năng giao tiếp nhất.

  • Đầu tiên bạn nên đứng cách đối phương khoảng một bước chân
  • Phần thân trước hơi nghiêng về phía trước
  • Đồng thời hai chân đứng thẳng
  • Tiếp theo đưa tay bên phải ra, bốn ngón tay chập lại với nhau. Khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ giao nhau, ngón tay cái mở rộng và hướng về người cần bắt tay

Khi bắt tay, nếu lòng bàn tay của bạn hướng xuống phía dưới đè lên tay đối phương. Thể hiện rằng bạn là người có xu hướng chi phối người khác rất lớn. Do vậy, trong quá trình giao tiếp bạn nên hạn chế cách bắt tay ngạo mạn và thiếu tế nhị này. Còn nếu lòng bàn tay hướng về đối phương lại thể hiện được sự khiêm nhường và trọng lễ tiết của người bắt tay.

Các trường hợp nên bắt tay trong giao tiếp

  • Là những người quen lâu không gặp
  • Với trường hợp có tính chất trang trọng và cần chào hỏi người bạn quen biết
  • Trong giao tiếp xã hội khi bạn đóng vai trò là chủ nhà hoặc người tiếp đón khách, hoặc là người đi tiễn khách
  • Sau khi thăm hỏi mọi người xong, bạn chào từ biệt họ ra về
  • Khi bạn được giới thiệu với một người mới mà bạn chưa quen
  • Trong giao tiếp hằng ngày, khi gặp lại bạn thân lâu năm không gặp hoặc gặp cấp trên
  • Khi người khác ủng hộ bạn, cỗ vũ bạn hay giúp đỡ bạn ở một vấn đề nào đó
  • Thể hiện lời cảm ơn của bạn đối với một người nào đó hoặc thể hiện sự chúc mừng đến người khác
  • Khi bạn thể hiện sự thông cảm, ủng hộ hay khẳng định đối với người khác
  • Khi là người tặng quà hoặc nhận quà    

Các kỹ năng bắt tay trong giao tiếp

cac-ky-nang-bat-tay-trong-giao-tiep.jpg

Các kỹ năng bắt tay trong giao tiếp

Thứ tự bắt tay phù hợp

Nếu khi bắt tay mà hai bàn tay bắt vuông góc với nhau. Sẽ thể hiện sự tự nhiên và trọng sự bình đẳng trong giao tiếp.

Với những mối quan hệ thân mật và gần gũi thì có thể nắm tay chặt trong thời gian dài. Còn thông thường quy tắc bắt tay đúng cách là chỉ một lúc rồi bỏ ra. Tốt nhất nên thực hiện trong vòng ba đến năm giây là phù hợp nhất.

Bạn cũng nên nhớ rằng với người có tuổi và vị thế cao hơn sẽ đưa tay bắt trước. Sau đó người còn lại mới đưa ra. Ngoài ra thì: nữ trước và nam sau.

Lựa chọn thời điểm để bắt tay

Thời điểm phù hợp rất quan trong nếu không việc bắt tay. Sẽ khiến bạn trở nên vô duyên và thiếu lịch sự. Do vậy bạn cần nhớ rằng bắt tay khi:

  • Bạn được giới thiệu với ai đó
  • Hoặc bạn nói lời tạm biệt 
  • Bắt đầu hoặc kết thúc một cuộc gặp gỡ đối tác hoặc trong kinh doanh

Bắt tay đúng cách

Cái bắt tay thể hiện một phần tính cách của bạn. Do vậy hãy tạo thiện cảm cho đối phương bằng một phong thái thân thiện và tự tin.

Khi bắt tay, bạn phải nhìn thẳng vào đối phương bằng một đôi mắt thân thiện kèm với một nụ cười nhẹ nhàng. Tuyệt đối bạn không cười lớn sẽ gây phản cảm, vô duyên và làm giảm hiệu quả cái bắt tay.

Chủ động nhưng không hấp tấp

Bạn phải thể hiện sự thân thiện và chân thành với đổi phương bằng cách chủ động bắt tay trước với họ. Tuy nhiên cần chú ý thời điểm phù hợp tránh hấp tấp vội vàng.

Tuyệt đối không nên vừa gặp mặt nhau đã vội cầm lấy tay họ, nó sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu và mất thiện cảm với bạn. Thậm chí là bị cho là thiếu sự tinh tế và mất lịch sự. Đặc biệt đối với cấp trên, họ sẽ nghĩ bạn là người ưa nịnh nọt. Khi bắt tay với người có quyền hạn cao hơn, bạn phải thật chú ý để cái bắt tay của bạn có ý nghĩa.

Làm chủ cường độ cái bắt tay 

Không nên nắm chặt tay đối phương điều này khiến bạn trở nên thô lỗ nhưng cũng không được nắm một cách hờ hững. Do vậy bạn cần làm chủ cường độ bắt tay của mình ở mức độ vừa phải, không quá lỏng hay quá chặt. Bạn có thể lắc tay nhẹ nhưng phải dứt khoát, tránh lắc mạnh hay quá yếu.

Không bắt tay quá lâu

Một trong những kỹ năng bắt tay trong giao tiếp đó là không bắt tay quá lâu. Nó sẽ làm đối phương cảm thấy khó chịu đặc biệt khi đối phương là nữ giới. Điều này còn không tạo ấn tượng tốt trong buổi gặp mặt đầu làm cho đối phương cảm nhận thông thiện cảm về bạn. Thời gian tốt nhất cho việc bắt tay thường chỉ từ 2- 4 giây là phù hợp nhất.

Tránh những sai lầm khi bắt tay

Không tự tiện bắt tay đối phương khi chưa sẵn dàng hay chưa nhận được sự đồng ý. Nó sẽ biến thành động khiếm nhã, thiếu lịch sự. Trường hợp có người tỏ ý muốn bắt tay với bạn thì ban nên lau tay và đáp trả lại. Nếu đang ngồi thì bạn phải đứng dậy trước khi thực hiện bắt tay đối phương. Đây chính là hành động thể hiện sự tôn trọng và tinh tế trong giao tiếp.

Không nên từ chối bắt tay

Trong giao tiếp thì bạn không nên từ chối việc bắt tay đối phương. Nếu tay bạn đang bị ướt hay bẩn không tiện cho việc bắt tay thì có thể nói một cách chân thành và lịch sự rằng: “Xin lỗi, tay tôi hiện không tiện để bắt tay vào lúc này” để tránh khiến đối phương hiểu lầm và cảm thấy không được tôn trọng từ bạn.

Thể hiện thái độ niềm nở khi bắt tay

Một điều bạn cần chú ý đó là biểu cảm trên gương mặt của bạn. Một cái bắt tay kèm theo một nụ cười vui vẻ sẽ khiến xoa dịu đi khoảng cách của hai bạn hơn đấy. Đơn giản bạn có thể gật đầu hoặc cúi nhẹ người một cách tinh tế và lịch sự. Điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy thoải mái và cởi mở hơn khi gặp bạn trong lần đầu gặp mặt.

5 điều lưu ý khi bắt tay 

  • Đầu tiên bạn hiểu rằng việc bắt tay thường diễn ra sau hoặc cùng với lời chào. Người bắt tay phải chủ động, dứt khoát, đồng thời không nắm quá chặt hay không xiết quá mạnh, không lắc quá nhiều và không giữ quá lâu

Ngược lại không nắm một cách hững hờ, hời hợt. Trong trường hợp bắt tay những người có đeo nhẫn, không để họ bị đau bởi cái bắt tay quá nhiệt tình của bạn.

Trong buổi gặp mặt đầu thì bắt tay chính là cách thể hiện bản thận cũng như tạo sự ấn tượng thu hút đối phương. Do đó hãy sử dụng kỹ năng bắt tay trong giao tiếp thật hiệu quả, để đối tác thấy trước mặt mình là một con người bản lĩnh, tự tin và có thể tin tưởng được.

  • Những người được tôn trọng, có vị thế cao sẽ được quyền đưa tay ra bắt tay trước, người ít được ưu tiên mới được đưa tay bắt tay. Trong trường hợp ngang hàng nhau, khi gặp nhau thường sẽ thực hiện như sau:

– Nữ giới được chủ động đưa tay bắt tay trước với nam giới

– Và người được giới thiệu sẽ chủ động chào và bắt tay người khác

– Khi đón khách hoặc chia tay khách, chủ nhà chủ động đưa tay bắt tay khách để thể hiện sự mến khách của mình

  • Khi bắt tay phải nhìn thẳng vào mặt người đối diện, cần có một sự tiếp xúc giữa phần khum của lòng bàn tay và mặt trong của các ngón tay với đối tác. Sau khi nắm tay và lắc vài lần, thì ánh mắt của bạn và đối phương phải gặp nhau và duy trì sự kết nối trực tiếp. Cử chỉ và thái độ cũng phải thể hiện phù hợp với mức độ quan hệ. Hãy bắt tay kèm với lời chào, gọi đúng tên, sau đó giới thiện bản thân
  • Hãy đứng khi bắt tay, đây gần như là một yêu cầu bắt buộc. Khi bạn đang ngồi mà có một người khác chìa tay ra bắt, hãy đứng lên và nắm lấy tay họ. Thay vì tiếp tục ngồi và để đối phương phải cúi người xuống. Không đứng trên cao chìa tay bắt tay người đứng dưới, trừ những trường hợp đặc biệt (ví dụ khi người ngồi trên xe tiễn người ở dưới, hoặc trao thưởng cho những người đoạt giải đang đứng trên bục)
  • Lưu ý không nên bắt tay chéo nhau, bắt tay qua đầu, qua vai người khác. Hoặc dùng cả hai tay bắt với hai người cùng một lúc

Tổng kết

Qua những thông tin được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ ở bài viết này. Mong rằng sẽ giúp các bạn nắm được những kỹ năng bắt tay trong giao tiếp hiệu quả nhất. Đặc biệt sẽ là nền tảng quan trọng cho việc học giao tiếp tốt hơn trong tương lai.

Bạn đọc quan tâm muốn biết thêm nhiều phương pháp, kỹ năng trong giao tiếp hãy đăng ký và theo dõi khoá học kỹ năng giao tiếp trên Box để không bỏ lỡ những kiến thức hay từ các chuyên gia.

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!

5/5 - (10 bình chọn)