Với những bạn ít nói chuyện sẽ khó có thể giao tiếp tốt. Đặc biệt là sự tự tin, thể hiện bản lĩnh dám nói lên những suy nghĩ và ý kiến của mình. Vậy để giúp các bạn nắm được các kỹ năng giao tiếp cho người ít nói sẽ hướng dẫn cụ thể ở bài viết này. Cùng Box.edu tìm hiểu kỹ hơn nhé!
👉 Xem thêm: 8 Dấu hiệu của việc giao tiếp kém khiến bạn luôn tự ti, e ngại
👉 Xem thêm: Triệu chứng ngại giao tiếp là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Mục lục bài viết
Các kỹ năng giao tiếp cho người ít nói
Các kỹ năng giao tiếp cho người ít nói
Chủ động giao tiếp trong một nhóm nhỏ
Những người ít nói hoặc hướng nội thường sẽ rất ít tham gia các hoạt động tập thể. Các nơi tụ tập đông người vì họ cảm thấy e ngại, xấu hổ và không biết cách bắt chuyện như thế nào. Họ chỉ thích hợp nói chuyện với nhóm nhỏ từ 2 đến 3 người. Đặc biệt là có xu hướng lắng nghe mọi người nhiều hơn.
Có thể họ ít nói vì muốn được tập trung lắng nghe. Quan sát và cảm nhận những gì mà mọi người truyền đạt. Hoặc cũng có thể họ là người tự ti ở bản thân không dám thể hiện cảm xúc hay ý kiến nào của mình. Do vậy lời khuyên là hãy tìm cho mình một điểm mạnh ở bản thân mà bạn cảm thấy tự tin nhất để có thể giao tiếp tốt hơn trong những nhóm đông người khác.
Nên nhờ vả người khác
Một cách khác để cải thiện kỹ năng giao tiếp cho người ít nói chính là chủ động nhờ vả người khác. Đôi khi sự nhờ cậy đơn giản cũng là cách giao tiếp cơ bản. Giúp bạn tự tin và thoải mái nói chuyện với mọi người hơn. Đặc biệt trong công việc nếu bạn ngại nhờ vả dù bản thân. Đang rất cần sự giúp đỡ vừa sẽ ảnh hưởng đến công việc lại càng làm bạn thêm xa cách với mọi người hơn.
Hãy chủ động nhờ vả mọi người xung quanh những chuyện đơn giản. Mà đối phương có thể giúp đỡ bạn một cách thoải mái và sẵn lòng nhất. Từ đó có thể nói chuyện và trao đổi ngắn với nhau để tăng sự gắn kết với nhau nhiều hơn.
Tìm cho mình một sở thích
Với những người lần đầu gặp mặt để có câu chuyện chung. Nói chuyện với nhau thì đơn giản là việc tìm kiếm cho mình một sở thích riêng. Những điểm chung thường xuất phát từ những thói quen, sở thích của bản thân bạn. Đồng thời còn giúp bạn có cơ hội chia sẻ niềm đam mê của mình. Với những người xung quanh, giúp tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhiều người hơn. Đặc biệt là sẽ nhận được sự yêu quý và vui vẻ từ mọi người.
Là người ít nói có chiều sâu
Nếu tính cách và bản chất con người bạn là ít nói. Thì hãy thể hiện mình là một người có chiều sâu và biết lắng nghe. Trong cuộc sống đôi khi chỉ cần tìm được một người bên cạnh biết cảm thông. Hiểu chuyện và lắng nghe mình như vậy đã là tốt lắm rồi.
Do vậy nếu là người ít nói thì hãy biến mình trở thành người có chiều sâu. Tập trung lắng nghe điều này sẽ khiến mọi người cảm thấy an tâm. Quý trọng và tin tưởng bạn nhiều hơn.
Tuy nhiên quan trọng là bạn phải thể hiện được sự chân thành. Chú tâm vào lời người nó và suy nghĩ cũng như đồng cảm. Chứ không phải đơn giản là nghe cho có, cho xong chuyện thì đó không được gọi là kỹ năng giao tiếp cho người ít nói.
Cố gắng bước ra khỏi vỏ bọc của chính mình
Phương pháp tốt nhất chính là cố gắng gạt bỏ sự ngại ngùng. Sợ giao tiếp của mình để bước ra nói chuyện, giao tiếp với tất cả mọi người. Hãy thể hiện bạn là một người hòa đồng, thân thiện để tạo dựng mối quan hệ. Cũng như nhận sự yêu thương từ những người xung quanh. Hãy mở lòng và bước ra khỏi vỏ bọc của chính mình càng sớm càng tốt. Để giúp bản thân có cơ hội phát triển bản thân trong công việc và học tập.
Chuẩn bị tập luyện trước
Trong trường hợp bạn phải tham gia buổi thuyết trình hoặc nói chuyện trước đám đông thì phải tập luyện trước để chuẩn bị những điều mà bạn muốn nói. Bạn có thể đứng trước gương để thử tập luyện, cải thiện khả năng nói chuyện tự tin hơn khi gặp mọi người.
Không nên tách mình ra khỏi mọi người đặc biệt chủ động chia sẻ. Đóng góp ý kiến để mọi người hiểu nhau và gắn kết hơn. Từ đó có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp cho người ít nói. Không chỉ những bạn ít nói mới cần chuẩn bị tập luyện trước mà bất kỳ trước cuộc gặp. Trình bày nào bạn cũng cần sẵn sàng chuẩn bị trước. Để không bị mắc lỗi sai nào trong quá trình thực hiện.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Bạn cũng có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể để bày tỏ cảm xúc, thái độ của mình với một vấn đề nào đó khi gặp gỡ nói chuyện với mọi người xung quanh. Việc dùng cử chỉ, hành động cũng khiến bạn trở nên tự tin và bình tĩnh hơn trong quá trình giao tiếp đấy. Tuy nhiên cũng phải kiểm soát hành động của mình tránh có những hành xử không phù hợp có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc gặp mặt.
Thể hiện sự tự tin và bản lĩnh
Thể hiện sự tự tin và bản lĩnh
Mới đầu thì bạn sẽ cảm thấy không được thoải mái thậm chí là khó chịu. Có cảm giác như bị bắt ép để giao tiếp. Trong trường hợp này thì tốt nhất là bạn nên xin phép đi ra ngoài. Hoặc uống nước để lấy lại tinh thần, bình tĩnh tiếp tục cuộc giao tiếp của mình trọn vẹn và tốt nhất.
Hãy chứng tỏ rằng mình là một người đủ bản lĩnh. Để có thể chinh phục được người đối diện mình bằng những câu chuyện kèm theo lối nói chuyện lịch sự, thông minh đem lại sự thoải mái và vui vẻ cho những người xung quanh.
Cách tự tin giao tiếp cho người ít nói
Một vài bí quyết chúng tôi muốn chia sẻ đến giúp các bạn cảm thấy tự tin giao tiếp hơn cụ thể như sau:
- Luyện tập nói chuyện trước ở nhà: Hãy học cách nói chuyện một cách chậm rãi để mọi người có thể thấy dễ nghe và hiểu. Sau khi đã quen dần, bạn sẽ tự tin nói trước nhiều người hơn
- Thư giãn và thả lỏng cơ thể: Một trong những tình trạng của những người ít nói, hướng nội hay gặp phải chính là biểu cảm “đơ” khi đứng trước đám đông. Để tránh tình trạng này, hãy học cách hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. Hãy để cơ thể thoải mái, đừng quá lo lắng hay sợ hãi
- Tập trung vào những vấn đề chính nếu phải thuyết trình. Hãy nhớ những ý chính mà mình cần trình bày
- Chủ động tâm lý trước các tình huống bất ngờ: Hãy thử nghĩ ra các tình huống có thể xảy ra bất ngờ. Khi đã chuẩn bị được tinh thần tốt nhất cho tình huống xấu rồi thì bạn còn sợ gì nữa nhỉ?
- Giao tiếp bằng ánh mắt: Cách này sẽ giúp bạn ghi điểm khi giao tiếp. Khi nói chuyện trước đám đông, đặc biệt là khi tham gia các buổi diễn thuyết, hùng biện, bạn nên tập trung vào khán giả. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy rằng bạn đang giao lưu với họ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhìn chằm chằm vào họ dễ tạo cảm giác khó chịu.
- Kích thích cảm xúc của người nghe bằng cách nói chuyện thật tự nhiên. Bạn có thể sử dụng các “công cụ” như: vung tay vừa phải, nắm hờ tay.
- Bỏ qua các lỗi nhỏ: Khán giả thường tập trung vào những điểm chính. Chứ không quá quan tâm đến các lỗi nhỏ. Do vậy, bạn không nên lúng túng, bối rối hay gây gián đoạn trong buổi thuyết trình.
- Thêm một cách khác chính là tự mình. Hoặc nhờ sợ giúp đỡ của người khác để vượt qua chứng sợ hãi.
- Ngoài ra cần sự kiên trì, kiên nhẫn, không nên chán nản hoặc bỏ cuộc sớm.
- Bỏ chữ “ngại” ra khỏi đầu.
- Đi chơi, giao lưu và tiếp xúc với mọi người nhiều hơn.
- Xem nhiều các video tạo động lực, gạt bỏ chứng ít nói.
- Đọc sách để tăng cường thêm vốn từ, hiểu biết để có kiến thức khi nói chuyện.
- Đặt ra những thử thách cho chính mình và tự thưởng cho bản thân khi vượt qua được.
Tổng kết
Hy vọng rằng những chia sẻ từ Box.edu gửi đến cho các bạn thông qua bài viết này. Sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc hình thành các kỹ năng giao tiếp cho người ít nói. Từ đó giúp mọi người tự tin và học giao tiếp tốt hơn mỗi ngày.
Để có thể tự tin nói trước đám đông ngoài việc bạn thường xuyên luyện tập nói chuyện trước mọi người thì việc học hỏi tìm tòi bổ sung các kỹ năng từ các khoá học kỹ năng giao tiếp sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc cũng như cuộc sống.
Chúc các bạn thành công!