Tổng hợp: 15 Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh chuyên nghiệp

Là một nhân viên kinh doanh việc rèn luyện thêm kỹ năng mềm cho bản thân để mang lại hiệu quả tốt nhất trong công việc là điều vô cùng cần thiết. Chính vì thế bạn cần phải trang bị thêm cho mình các kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Cùng Box.edu tìm hiểu ngay!

👉 Xem thêm: Mách bạn 11 kỹ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp

👉 Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý tình huống trong giao tiếp khéo léo, thông minh

Mục lục bài viết

Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh là gì?

Trong bất kỳ mỗi doanh nghiệp nào đều cần phải đào tạo nhân viên của mình có kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh chuyên nghiệp. Đây là một kỹ năng mềm quan trong góp phần vận hành doanh nghiệp suôn sẻ và hiệu quả.

Kỹ năng này là một hành động giúp trao đổi ý kiến, thông tin và các hướng dẫn. Được tập hợn từ những quy tắc, cách ứng xử, đối đáp được rút ra từ kinh nghiệm thực tế. Các thông tin này được truyền đạt theo nhiều cách khác nhau:

  • Giữa nhân viên trong công ty
  • Giữa nhân viên và khách hàng
  • Giữa nhân viên và Sếp

ky-nang-giao-tiep-trong-kinh-doanh-1

Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh là gì?

Quá trình này sẽ giúp khách hàng và nhân viên trao đổi trực tiếp với nhau. Để từ đó nhận được những phản hồi cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề, mục đích trong kinh doanh.

Đặc biệt trong kinh doanh, kỹ năng này là phương tiện để truyền đạt toàn bộ những ý kiến một cách rõ ràng, nhanh chóng và thuyết phục khách hàng của mình.

Kỹ năng này cũng mang đến những mục đích nhất định cho doanh nghiệp. Như cải thiện dịch vụ cung cấp, tham gia các hoạt động của công ty. Và đặc biệt hạn chế những sai sót đáng tiếc xảy ra. Đồng thời cũng sẽ giúp thúc đẩy hai chiều giao tiếp để mang đến cho bạn và doanh nghiệp các lợi ích nhất định trong kinh doanh.

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

Tăng sự tương tác của nhân viên

Một nghiên cứu của Ragan đã chứng minh rằng: Trong kinh doanh giao tiếp chính là yếu tố hàng đầu mà các doanh nghiệp cần lưu ý. Doanh nghiệp cần tập trung đào tạo nhân viên của mình ở kỹ năng này để hỗ trợ đồng nghiệp. Và áp dụng thực tế trong việc thuyết phục khách hàng của doanh nghiệp.

Đây cũng là kỹ năng tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp đề cao tìm kiếm. Đặc biệt trong quá trình phỏng vấn và tìm kiếm nhân viên kinh doanh cho công ty.

Nếu bản thân bạn đang là một lãnh đạo của một doanh nghiệp thì hãy nhớ, bản thân cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt với chính nhân sự của mình. Và bạn chính là tấm gương để các nhân viên học hỏi.

Hãy chia sẻ cho nhân viên của mình những kinh nghiệm trong thực tế. Và những bài học mà bạn đã học được để nhân viên học tập và rút kinh nghiệm. Một nhân viên giỏi, chuyên nghiệp sẽ mang về cho doanh nghiệp của bạn một khối lượng khách hàng lớn. Và tất nhiên nó sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn ngày càng phát triển.

Tăng năng suất làm việc của nhân viên

Có thể thấy 4/5 nhân viên tự tin rằng giao tiếp nội bộ doanh nghiệp hiệu quả sẽ mang lại hiệu quả lớn trong công việc. Bản thân họ sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để tìm kiếm và học hỏi các thông tin này ở nơi khác.

Tam-quan-trong-cua-ky-nang-giao-tiep-trong-kinh-doanh-1

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

Chính vì vậy, thời gian tiết kiệm được đó nhân viên sẽ sử dụng để phục vụ cho doanh nghiệp của bạn. Như vậy sẽ tăng năng suất làm việc của nhân viên, doanh nghiệp cũng sẽ đạt được hiệu quả cao.

Ngay khi bạn có kỹ năng giao tiếp thuần thục trong kinh doanh. Thì bất kỳ câu hỏi nào từ các đồng nghiệp của bạn đều sẽ được giải quyết nhanh chóng trong nội bộ công ty. Nhân viên cùng phấn đấu, phát triển kỹ năng để hoàn thiện bản thân.

Dễ dàng truyền đạt thông tin chính xác, cụ thể

Với một nhân viên có kỹ năng giao tiếp kinh doanh tốt chắc chắn sẽ làm việc tốt. Đặc biệt trong việc truyền đạt được đầy đủ thông tin sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Quá trình truyền tải cụ thể, chính xác và chuyên nghiệp nhất.

Trường hợp thông tin truyền tải bị sai lệch cũng sẽ dễ dàng khắc phục. Bằng cách chuyển hướng những thông tin chính xác một cách linh hoạt, chuyên nghiệp và khéo léo.

Tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong công việc

Một nhân viên tài năng, chuyên nghiệp chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc. Các chủ doanh nghiệp chắc chắn không để vụt mất những nhân sự tài năng như vậy.

Và tất nhiên trong công ty, những nhân viên tài năng chắc chắn cũng sẽ được đồng nghiệp học hỏi. Tuy nhiên bản thân người đó cần phải hoà đồng, vui vẻ và biết chừng mực.

Tăng sự hài lòng và giữ chân khách hàng

Chắc chắn một điều không thể phủ nhận đó chính là:

Một nhân viên có kỹ năng giao tiếp kinh doanh tốt chắc chắn sẽ thuyết phục được khách hàng của bạn một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

Và ngược lại, khi kỹ năng giao tiếp kém sẽ khiến bạn khó khăn trong việc tìm kiếm và thuyết phục khách hàng. Đây sẽ là cơ hội để đối thủ cuớp mất khách hàng tiềm năng của bạn.

Về phía khách hàng họ sẽ có cái nhìn không tốt về doanh nghiệp. Bởi sự thiếu chuyên nghiệp của nhân sự trong quá trình trao đổi. Đặc biệt là khi làm việc trực tiếp với khách hàng.

Tuy nhiên đó không phải là tất cả. Chính thái độ của nhân viên cũng sẽ tác động rất lớn đến sự hài lòng của khách hàng. Từ đó cũng sẽ dễ dàng tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Hãy xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng đắn để tạo môi trường văn hoá công sở tại doanh nghiệp tốt hơn. Như vậy đội ngũ nhân viên của bạn sẽ rèn luyện được các kỹ năng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Bản thân khách hàng cũng sẽ hài lòng và có những trải nghiệm tuyệt vời nhất tại doanh nghiệp của bạn.

Nắm bắt tâm lý khách hàng

Qua các cuộc khảo sát và điều tra trong các cuộc giao tiếp dễ dàng nắm bắt được tâm lý của khách hàng. Đặc biệt là về nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ họ cần từ doanh nghiệp của bạn.

Tam-quan-trong-cua-ky-nang-giao-tiep-trong-kinh-doanh-2

Nắm bắt tâm lý khách hàng

Tuy nhiên để thống kê được đầy đủ thông tin nhất bản thân là một nhân viên bạn cần phải thuyết phục được khách hàng của mình. Hãy xây dựng một chiến lược kinh doanh. kết hợp sử dụng kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh của mình. Sau đó thuyết phục và lấy được nhiều thông tin nhất từ khách hàng của mình. 

Cải thiện chất lượng dịch vụ hoàn hảo

Bạn có thể cải thiện chất lượng dịch vụ của mình thêm hoàn hảo nhờ sự góp ý từ chính khách hàng của mình. Tuy nhiên bạn cần phải sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để dò hỏi khách hàng về trải nghiệm thực tế của hoạ về sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Đừng quên chăm sóc khách hàng thường xuyên để nắm bắt được những vấn đề xảy ra và những nhu cầu phát sinh mới từ khách hàng để cải thiện sản phẩm của bạn hoàn hảo nhất. Như vậy mới có thể lấy được lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp. Và thể hiện tài năng chuyên nghiệp trong công việc của bạn.

Nắm bắt tình hình thị trường

Đối với doanh nghiệp bạn chính là người cập nhập tình hình thị trường nhanh và chính xác nhất. Để làm được điều đó bạn cần phải tương tác thật tốt với những khách hàng của mình.

Hãy duy trì các mối quan hệ này để thường xuyên cập nhập được nhu cầu của khách hàng, xu hướng của thị trường. Sử dung kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh để dễ dàng hơn trong việc trao đổi và thu thập thông tin từ khách hàng.

Tổng hợp kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

Chú ý tới ngôn ngữ cơ thể

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giúp cho kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh của bạn thêm thuần thục và chuyên nghiệp hơn. Cần chú ý tới phong thái và các cách sử dụng tay, ánh mắt, tư thế,… trong cuộc giao tiếp giữa bạn và khách hàng.

Hãy nên nhớ rằng những biểu cảm trên khuôn mặt của bạn tưởng chừng chỉ là những hành động nhỏ nhặt nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ấn tượng với khách hàng của bạn. Kết hợp với kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp chắc chắn sẽ là một điểm cộng rất lớn trong mắt khách hàng dành cho bạn.

Nếu bạn không có vẻ ngoài xinh đẹp, điển trai thì đừng lo lắng. Tác phong nhanh nhẹn, cử chỉ thuần thục, thái độ làm việc chuyên nghiệp. Kết hợp với phong cách ăn mặc lịch sử chắc chắn sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt khách hàng.

Chuẩn bị trước cho buổi thảo luận

Ở bất kỳ buổi gặp mặt với đối tác nào đều cần sự chính xác và yêu cầu rõ ràng. Bản thân bạn cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ trước về phần nội dung, thông tin.

ky-nang-giao-tiep-trong-kinh-doanh-3

Tổng hợp kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

Bạn cần phải tìm hiểu kỹ về khách hàng của mình và nhu cầu của họ. Tiếp đó là chuẩn bị kỹ càng toàn bộ các thông tin về sản phẩm và kiến thức liên quan cùng lĩnh vực. Toàn bộ các thông tin này sẽ được sử dụng để cung cấp cho khách hàng. Như vậy bạn sẽ không bị lãng phí thời gian đàm phán.

Và tất nhiên với bất kỳ nhân viên nào không thể hiểu hết về khách hàng của mình. Họ chỉ thu nhập được nguồn thông tin nhỏ từ mạng xã hội, Zalo, người quen,… về khách hàng của mình. Vì thế để hiểu rõ hơn bạn cần phải chuẩn bị trước các câu hỏi để lấy thêm thông tin từ khách hàng của mình.

Hãy nhớ bạn cần phải khéo léo trong cách giao tiếp để đặt các câu hỏi xen lẫn cuộc trò chuyện một cách tự nhiên nhất. Điều này sẽ giúp cho khách hàng đánh giá cao năng lực của bạn và sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Nụ cười thân thiện

Hãy luôn nở nụ cười thân thiện với khách hàng của bạn. Giữ nét mặt, cử chỉ vui vẻ trong suốt cuộc đối thoại. Dù khách hàng không hài lòng hoặc không sử dụng dịch vụ của bạn thì cũng không được phép thay đổi thái độ.

Tuyệt đối không được xuất hiện gương mặt nghiêm nghị, căng thẳng, cau có, thiếu tự tin. Điều này sẽ khiến cho khách hàng có ác cảm với bạn.

Sử dụng ngôn từ chuẩn mực và chính xác

Trong kinh doanh cần sự rõ ràng và minh bạch. Vì thế bạn cần sử dụng ngôn ngữ trong kinh doanh chuẩn mực và chính xác. Tuyệt đối không được nôn nóng và cố gắng thể hiện bản thân quá mức. Như vậy sẽ khiến cho bạn bị mất điểm.

Hãy có một thái độ tự tin, từ tốn và chuyên nghiệp. Như vậy chắc chắn sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy được tôn trọng. Bản thân bạn cũng được đánh giá cao và ghi điểm trong mắt khách hàng của mình.

Biết lắng nghe

Dù bạn có đang làm chủ cuộc trò chuyện hoặc đang ở thế chủ động thì hãy nên nhớ cần phải luôn luôn lắng nghe khách hàng của mình. Tuyệt đối đừng cố gắng chiếm phần thắng và cố gắng nói hết phần của khách hàng.

Hãy để cho khách hàng của bạn được thoải mái bày tỏ suy nghĩ và mong muốn của bản thân. Hãy vui vẻ đón nhận ý kiến và kiên nhẫn. Khách hàng cảm thấy được tôn trọng.

Ngay khi cả hai đều đạt được những thoả thuận có lợi đó là lúc cuộc đàm phán của bạn thành công. Đừng quá tham lam tối ưu hoá lợi ích của mỗi bản thân bạn và công ty. Điều này sẽ khiến cho đối tác của bạn không hài lòng về cuộc trao đổi này.

Nên ghi nhớ, nếu bạn có tư duy làm giàu kiểu tiêu thương, manh mún thì sẽ không thể duy trì được bất kỳ mối quan hệ làm ăn lâu dài nào với khách hàng của mình.

Thể hiện sự tôn trọng đối tác

Hãy tôn trọng các đối tác của bạn. Bạn nên dành hết những sự tập trung của bạn thân vào cuộc chuyện của họ. Chú ý quan sát, lắng nghe để thấu hiểu khách hàng của mình hơn.

Trường hợp khẩn cấp hay vội vàng bạn cũng không nên nói chuyện với tâm lý gấp gáp và tỏ thái độ vội vã, vồ vập. Tránh sử dụng ánh mắt đảo liên tục và những hành động đi kèm làm cho khách hàng của bạn mất tập trung.

Hãy thể hiện sự tôn trọng với khách hàng. Xin phép khéo léo, lịch sự khi bạn có vấn đề gấp cần giải quyết. Như vậy bạn sẽ dễ dàng nhận được cảm thông từ khách hàng của mình.

Kiên định quan điểm

Chắc hẳn ai cũng biết rằng “Khách hàng chính là thượng đế”. Vì thế bạn phải tông trọng và đặt khách hàng lên trên hết. Hãy thuyết phục họ bằng kỹ năng giao tiếp kinh doanh khéo léo của mình.

Tuy nhiên trong một vài trường hợp bạn không thể chấp nhận nhường nhịn khách hàng một cách thái quá. Hãy có góc nhìn nhận kiên định quan điểm của bản thân.

Nếu có những vấn đề xảy ra giữa bạn và khách hàng gây ảnh hưởng để quyền lợi và bất lợi cho công ty của mình. Hãy khéo léo phân tích vấn đề và khéo léo đưa ra phương án giải quyết để thay đổi góc nhìn của khách hàng.

Bạn không thể làm mất điểm của mình với công ty và cũng không thể để công ty của bạn mất uy tín trong mắt khách hàng. Đây chính là lúc bạn nên sử dụng triệt để các kỹ năng giao tiếp đấy nhé!

Dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng nên kiên định với quan điểm của mình. Như vậy bạn sẽ xây dựng được hình ảnh uy tín cho chính bản thân mình và doanh nghiệp trong mắt khách hàng.

Những khách hàng thông minh sẽ luôn luôn ưu tiên lựa chọn những đối tác, doanh nghiệp có chứng kiến, uy tín và kiên định trong công việc.

ky-nang-giao-tiep-trong-kinh-doanh-2

Kiên định quan điểm

Làm chủ cảm xúc khi giao tiếp với khách hàng

Trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào bạn cần cần phải luôn làm chủ cảm xúc của mình. Như vậy mới có thể dễ dàng thể hiện bản thân, sản phẩm / dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Khi tiếp xúc với khách hàng dù trực tiếp hay gián tiếp bạn đều cần phải luôn nhắc nhở bản thân cần phải kiềm chế cảm xúc. Tuyệt đối không được để cảm xúc chi phối. Vì chính những lúc như thế này bạn sẽ rất dễ có những hành vi sai lệch gây ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn và công ty.

Biểu hiện nghiêm túc và tự tin

Chắc chắn không thể thiếu hai yếu tố “nghiêm túc” và “tự tin” nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh của mình. Hãy nhớ rèn luyện song song các kỹ năng giao tiếp và xây dựng cho bản thân hình ảnh nghiêm túc, thái độ kiên quyết và tự tin nhé.

Hãy thể hiện bản thân một cách hoàn hảo và tự tin nhất.

Bày tỏ thái độ thân thiện

Ngoài thái độ chuyên nghiệp, nghiêm túc bạn đừng quên thể hiển thái độ chuyên nghiệp ở bất kỳ cuộc trao đổi nào. Hãy duy trì thái độ đó để khách hàng cảm thấy được sự gần gũi khi trao đổi với bạn.

Hãy sử dụng một giọng điệu thân thiện ở mọi hoàn cảnh. Dù là giao tiếp bằng văn bản, gián tiếp qua điện thoại hay gặp gỡ trực tiếp đều phải bày tỏ thái độ thân thiện với khách hàng của mình.

Sử dụng văn bản để giao tiếp

Ngoài các cuộc gặp gỡ, trao đổi qua điện thoại bạn cũng nên sử dụng các văn bản để giao tiếp. Lợi thế của hình thức trao đổi này sẽ giúp bạn chủ động nắm bắt thông tin, đúng trọng tâm vấn đề và đầy đủ thông tin nhất.

Nên sử dụng những ngôn ngữ tôn trọng, lịch sự và đặc biệt đúng chính tả, đẹp mắt, rõ ràng. Bạn có thể sử dụng văn bản để giao tiếp trong các trường hợp sau:

  • Xác nhận thông tin khách hàng
  • Lấy ý kiến
  • Đánh giá dịch vụ, sản phẩm
  • Quảng cáo, tuyên truyền sự kiện
  • Xác nhận giao dịch

Bản thân là một nhân viên kinh doanh ngoài sử dụng kỹ năng giao tiếp bạn nên kết hợp thêm kỹ năng viết content để dễ dàng thuyết phục khách hàng của mình hơn.

Kỹ năng tranh luận

Chẳng có một cuộc trao đổi nào là dễ dàng cả. Dù bất kể là khách hàng dễ tính hay khó tính đều vẫn sẽ xảy ra các cuộc tranh luận với nhân viên kinh doanh.

Tuy nhiên là một nhân viên chuyên nghiệp bạn nên biến nó thành cuộc thảo luận lành mạnh. Cả hai bên sẽ tuân thủ đủ các quy tắc của cuộc tranh luận một cách khéo léo.

Bạn cần chú ý, không chỉ đứng về một phía. Hãy hiểu rõ vụ việc và lắng nghe các ý kiến một cách rõ ràng và chính xác nhất.

Góp ý lời khuyên khéo léo

Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh này đòi hỏi bạn cần phải nhanh nhạy. Hãy chú ý và nắm bắt các thông tin một cách nhanh và chính xác nhất.

Trong quá trình giao tiếp với khách hàng của mình hãy chú ý và hiểu chính xác những truyền đạt của khách hàng. Sau đó tổng hợp, phân tích để đưa ra lời khuyên chân thành với họ.

Bạn tuyệt đối không được vội vã đưa ra đánh giá sai suy nghĩ. Điều này sẽ khiến cho đối phương nảy sinh mâu thuẫn với bạn và ảnh hưởng đến các cuộc gặp gỡ sau này.

Biết cách đặt câu hỏi

Trong các cuộc trao đổi, việc đặt câu hỏi sẽ giúp bạn nắm bắt được thêm nhiều thông tin. Và xác nhận lại các thông tin tổng hợp được trước đó.

Khi bạn bắt đầu đặt câu hỏi với người khác thì cần thể hiện sự tính tế của bản thân. Đừng quên kết hợp với thái độ lịch sự. Lồng ghép các câu hỏi vào câu chuyện một cách khéo léo, tự nhiên. Điều này sẽ giúp cuộc hội thoại của bạn diễn ra thuận lợi.

Làm được điều này sẽ giúp bạn được khách hàng đánh giá cao. Họ sẽ có một cái nhìn khác về bạn cũng như là doanh nghiệp và sản phẩm của bạn.

Bày tỏ sự đồng cảm

Trong mỗi cuộc đối thoại nếu tìm được sự đồng cảm và thống nhất quan điểm thì sẽ rất dễ dàng tìm được tiếng nói chung. Hãy kết hợp các kỹ năng: lắng nghe khách hàng, kiềm chế cảm xúc để tìm được cảm xúc chung trong cuộc hội thoại. 

Khách hàng sẽ tin tưởng bạn và xoá tan khoảng cách giữa hai người. 

Đặc điểm để giao tiếp trong kinh doanh hiệu quả

Trong kinh doanh, giao tiếp mang tính nhận thức cao. Với mỗi cá nhân sẽ nhận thức được mục đích giao tiếp và nhiệm vụ của bản thân. Vì thế trong quá trình giao tiếp sẽ nắm bắt được nội dung và biết bản thân cần nói gì và làm gì. 

Quá trình trao đổi các thông tin của mỗi người đều phải nắm bắt những thông tin liên quan. Tiếp đến tìm chủ đề giao tiếp và tiếp thu để hoàn thành mục tiêu bạn đã đặt ra lúc đầu.

Tổng kết

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi trong bài viết đã giúp bạn bỏ túi cho mình thêm nhiều kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh. Với kỹ năng này bạn sẽ dễ dàng chinh phục các khách hàng của mình ở mọi hoàn cảnh.

Bạn đọc quan tâm muốn biết thêm nhiều phương pháp, kỹ năng trong giao tiếp hãy đăng ký và theo dõi khoá học kỹ năng giao tiếp trên Box để không bỏ lỡ những kiến thức hay từ các chuyên gia.

Chúc bạn thành công!

5/5 - (5 bình chọn)
Xin chào các bạn! Mình là Hà Nguyên Phương Hiện đang là tác giả của Box.edu.vn website nổi tiếng chuyên review, đánh giá, giới thiệu các khóa học hay nhất hiện nay.