11 Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh trong môi trường công sở

Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh, khôn khéo. Luôn giúp bạn mở rộng quan hệ trong môi trường công sở. Vậy nó bao gồm những kỹ năng gì? Mời bạn đọc cùng Box.edu tham khảo các nội dung chi tiết thông qua bài viết. 

Mục lục bài viết

Luôn giữ thái độ chân thành, cởi mở trong giao tiếp

Một trong những kỹ năng giao tiếp ứng xử đầu tiên phải kể đến chính là thái độ cởi mở, chân thành trong giao tiếp. 

Thực tế, trong giao tiếp chúng ta thường có xu hướng nói chuyện theo cách trái làm phật ý đối phương để không làm mất lòng nhau. Vì vậy, đôi khi chúng ta phải lấm liếm bằng những câu nói trái với lòng mình. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh bởi các mối quan hệ trong công việc. Cũng là nguyên nhân đẩy chúng ta vào tình thế xu nịnh để làm hài lòng lãnh đạo.

Chính điều này đã tạo ra những rào cản vô hình trong các mối quan hệ thường ngày. Thay vì những lời nói không thật lòng, bạn hãy đưa ra cho đối phương những lời góp ý chân thành nhất. Góp ý một cách cởi mở và chân thành chính là chiếc chìa khóa để phát triển mối quan hệ lâu dài hơn. 

Ứng xử khéo léo, thông minh với cấp trên

Kỹ năng giao tiếp ứng xử với cấp trên sao cho phù hợp là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm. Nhất là những bạn mới ra trường và đang bắt đầu công việc với môi trường công sở.

Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi bạn giao tiếp với lãnh đạo là giữ cho mình thái độ tự tin, chủ động. Khi đề xuất bất kể một ý kiến, quan điểm nào với sếp của mình. Bạn cần phải trình bày một cách thẳng thắn và nói chuyện mạch lạc, dễ hiểu.

Trong trường hợp bạn bị phê bình hay nhắc nhở. Bạn tuyệt đối không nên tỏ thái độ như tranh cãi hay cáu giận. Bởi điều này sẽ làm bạn trở nên mất điểm với cấp trên của mình. Hơn nữa, bất kỳ một vị sếp nào cũng không thích nhân viên của mình luôn thiếu tự chủ trong mọi tình huống. Thay vào đó, họ cần thời gian để lắng nghe bạn trình bày và tiếp thu ý kiến của họ. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng bạn cần phải ghi nhớ nếu muốn học giao tiếp với cấp trên của mình. Để biết thêm nhiều phương pháp cũng như các kỹ năng trong giao tiếp bạn tham khảo thêm khoá học giao tiếp ứng xử, các chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn vừa học vừa thực hành.

Luôn giữ thái độ tôn trọng đồng nghiệp và cấp dưới của mình

Trung bình một ngày, bạn dành 8-10 tiếng để gặp gỡ và tiếp xúc với đồng nghiệp của mình. Vì thế, luôn giữ thái độ tôn trọng là một trong những kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh. 

Tôn trọng có thể được hiểu ở nhiều khía cạnh khá nhau. Đó có thể là việc luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến, đề xuất của đồng nghiệp hoặc cấp dưới của mình. Không khoe khoang chế độ lương thưởng mà mình nhận được. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tự ti, đố kỵ vì thành tích của mình không bằng những người khác. Bạn có thể lấy đó làm động lực để cố gắng hơn mỗi ngày. 

Nếu bạn thân bạn đang giữ vai trò là trưởng nhóm hoặc người lãnh đạo, bạn cần phải khích lệ và động viên tinh thần của nhân viên để họ làm việc hăng say hơn. Từ đó mới có thể phát huy được hết khả năng sáng tạo và năng lực của mình. 

Tránh sử dụng những ngôn từ xúc phạm hoặc chỉ trích cấp dưới trước mặt những đồng nghiệp khác khi họ mắc lỗi. Thay vào đó, bạn có thể nhắc nhở nhẹ nhàng và động viên họ cố gắng trong những lần tiếp theo. 

Ngoài ta, bạn có thể đưa ra các hình thức thưởng phạt công tâm tùy theo mức độ và nhiệm vụ công việc mà họ hoàn thành. 

Coi-mo-trong-giao-tiep (2)Luôn cởi mở và chân thành trong giao tiếp

Học cách nói “Không” nếu đề nghị quá sức đối với bạn

Nhiệt tình, tôn trọng đồng nghiệp là tốt. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải chấp nhận mọi yêu cầu được đặt ra từ phía người khác.

Trong môi trường công sở, bạn đừng tự biến mình thành một kẻ thụ động, chỉ biết sai gì làm đấy. Học cách từ chối khéo léo những yêu cầu không đúng chuyên môn hoặc vượt quá quyền hạn của bạn là một trong những kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh. 

Bên cạnh đó, nói “không” cũng là một trong những giải pháp hay mà bạn cần phải trang bị nếu không muốn mình bị rơi vào thế bị động trong mọi tình huống. 

Không nên tán gẫu quá nhiều

Công sở là nơi để bạn làm việc và cống hiến mỗi ngày, nó không phải là nơi để tán gẫu. Tất nhiên trong khoảng 8-10 tiếng tại môi trường công sở, bạn sẽ không tránh khỏi những giây phút trò chuyện để thư giã và thả lỏng cơ thể.

Thế nhưng bạn không nên quá lạm dụng chúng bởi rất có thể bạn sẽ nhanh chóng trở thành bà “tám” nơi công sở. Việc nói quá nhiều những câu truyện ngoài lề trong môi trường làm việc vừa ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, vừa làm bạn mất đi hình ảnh trong mắt đồng nghiệp. 

Hãy lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ đồng nghiệp của mình

Lắng nghe là kỹ năng giao tiếp ứng xử quan trọng. Bởi chỉ có lắng nghe người khác mới giúp bạn nhận ra được những hạn chế và sai lầm của mình.

Để lắng nghe hiệu quả, bạn nên chú ý một số điểm như sau:

  • Thứ nhất, khi đối phương chưa kết thúc câu chuyện của họ, bạn tuyệt đối không nên xen ngang.
  • Thứ hai, hãy bình tĩnh và lắng nghe chọn lọc để tiếp thu ý kiến một cách hiệu quả nhất. 

Lắng nghe, đồng thời biết tiếp thu những ý kiến mà mọi người nói là cách giao tiếp thông minh mà bạn cần trang bị dù trong cuộc sống hàng ngày hay môi trường công sở. Kỹ năng này không chỉ giúp bạn tạo được thiện cảm với mọi người mà nó đích thực là chìa khóa đưa bạn tiến tới thành công một cách nhanh chóng.  

Lang-nghe-y-kien-tu-dong-nghiep (1)Lắng nghe đồng nghiệp trình bày vấn đề

Chú ý đến ánh mắt trong giao tiếp

Ngoài việc biểu hiện qua hành động, cử chỉ và lời nói. Thì ánh mắt chính là vũ khí lợi hại giúp bạn đạt được hiệu quả trong giao tiếp.

Trong khi giao tiếp, bạn không nên nhìn ánh mắt xuống dưới hoặc đảo mắt liên tục khi trò chuyện. Bởi nó chính là biểu hiện của những người thiếu sự tin tưởng.

Để tránh được điều này, bạn nên nhìn thẳng và tương tác với ánh mắt của người đối diện. Điều này sẽ khiến cho đối phương cảm thấy họ được tôn trọng và được lắng nghe nhiều hơn. 

Hạn chế sử dụng điện thoại khi trò chuyện

Trong những cuộc họp hoặc những hội thảo quan trọng, bạn nên để điện thoại ở chế độ rung để không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Đó chính là văn hóa giao tiếp qua điện thoại có thể khiến cho mọi người bị phân tán luồng suy nghĩ. Ảnh hưởng đến thời gian và khả năng tập trung của họ. 

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên vừa nói vừa nhìn chằm chằm vào điện thoại. Bởi đây là một trong những biểu hiện thiếu tôn trọng đối phương. 

Han-che-su-dung-dien-thoai-khi-giao-tiep (1)Không lạm dụng điện thoại khi trò chuyện

Không nói xấu, chia kết bè phái trong văn phòng

Trong môi trường công sở, bạn tuyệt đối không được nói xấu hay chia kết bè phái. Bởi điều này không chỉ làm cho nội bộ bị chia rẽ. Thiếu đoàn kết mà nó còn còn làm cho chất lượng công việc bị giảm sút. 

Ngoài ra, việc nói xấu đồng nghiệp còn khiến bạn gây ác cảm với những người xung quanh. Đây là một trong những kỹ năng giao tiếp ứng xử quan trọng. Bạn nhất định phải ghi nhớ khi làm việc trong môi trường công sở. 

Biết giữ bí mật

Môi trường công sở giúp bạn tạo ra những mối quan hệ thân thiết. Ngoài những mối quan hệ ruột thịt. Nếu bạn là một người đáng tin cậy, họ sẵn sàng chia sẻ cho bạn nghe về những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp liên quan đến cuộc sống và đời tư của họ.

Nếu bạn may mắn trở thành một người như vậy. Thì hãy trân trọng điều đó và tuyệt đối giữ bí mật những câu chuyện mà bạn nghe được nhé. Tôn trọng bí mật của người khác chính là cách bạn tôn trọng mình và được nhiều người yêu quý, tin cậy. 

Giải quyết xung đột một cách khéo léo

Trong giao tiếp, bạn không thể tránh khỏi những xung đột. Trong trường hợp này, bạn cần giải quyết chúng một cách khéo léo.

Để giải quyết được các tình huống xung đột, bạn cần phân tích. Và đưa ra những lời lẽ hợp lý để làm giảm tính căng thẳng của vấn đề. Đồng thời xoa dịu những người trong cuộc bằng những lời động viên. Chia sẻ chứ không phải là đổ thêm dầu vào lửa. 

Tổng kết

Như vậy, thông qua bài viết trên Box.edu. Đã cùng bạn tìm hiểu về những kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh, khôn khéo. Bạn hãy vận dụng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ. Để áp dụng vào trong công việc giao tiếp hằng ngày của mình nhé.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

5/5 - (5 bình chọn)