10 kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện

Việc nuôi dạy con cái đối với mỗi bậc phụ huynh là rất khó khăn, không hề đơn giản. Đặc biệt là trong vấn đề rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non hiện nay vẫn chưa được nhiều cha mẹ quan tâm. Tuy nhiên để có thể phát triển toàn diện kỹ năng cho trẻ thì rất cần tìm hiểu và nâng cao kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ cho các con. Hãy cùng Box.edu tìm hiểu cụ thể hơn nhé!

👉 Xem thêm: Bí quyết nâng cao kỹ năng cân bằng cuộc sống tốt nhất

👉 Xem thêm: Gợi ý các kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống mỗi người

Mục lục bài viết

Vì sao cần rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non?

vi-sao-can-ren-luyen-ky-nang-song-cho-tre-mam-non.jpg

Vì sao cần rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non?

Như các phụ huynh đều biết rằng độ tuổi mầm non là giai đoạn trẻ có thể tiếp thu một cách nhanh nhất, đặc biệt là rất thích học hỏi, bắt chước người lớn. Do vậy rất thích hợp để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngay từ thời điểm này. Ngoài ra lợi ích của việc nâng cao kỹ năng sống cho bé đó là:

  • Giúp cho trẻ có thể thích nghi với môi trường xung quanh nếu trường hợp không có bố mẹ ở bên
  • Tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của bé
  • Đồng thời giúp trẻ có thể hòa nhập với bạn bè, thầy cô ở trường lớp
  • Xây dựng khả năng tự lập ngay từ khi còn nhỏ
  • Việc nuôi dạy con của các bậc phụ huynh cũng sẽ trở nên đơn giản hơn

Có thể nói mầm non là độ tuổi giúp bé luyện tập và hình thành nên những tính cách và tư duy tốt hơn. Nhờ vào kỹ năng sống mà các bé có thể tự tin, tự lập cũng như sẵn sàng đối mặt với những thử thách khó khăn trong cuộc sống. Phục vụ cho sự phát triển sau này khi lớn lên.

Gợi ý kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Kỹ năng tự ăn và uống nước

Kỹ năng đầu tiên và quan trọng đó là vấn đề ăn uống của bé luôn được cha mẹ quan tâm. Vì giai đoạn này việc rèn luyện cho bé tự ăn uống cần sự kiên nhẫn và thời gian của mọi người trong gia đình. Có nhiều đứa trẻ đến độ tuổi biếng ăn không thể tự mình ăn được mà cần sự giúp đỡ từ bố mẹ.

Độ tuổi này trẻ chưa có đủ nhận thức nên sẽ không thể thực hiện một cách dễ dàng được. Cho nên rèn luyện kỹ năng sống này là rất cần thiết cho các bạn nhỏ trong độ tuổi 1- 4. Đặc biệt là giúp trẻ có thể phân biệt được đâu là đồ có thể ăn được và không ăn được, cùng thói quen tự giác ngồi vào bàn ăn và tự xúc ăn. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng sống ở trường lớp thì khi ở nhà cha mẹ cũng nên bảo ban và hướng dẫn bé để tạo lập thói quen cơ bản này cho các bé.

Kỹ năng giao tiếp với mọi người

Thêm một kỹ năng sống cần được rèn luyện cho trẻ mầm non chưa có nhiều nhận thức về các vấn đề trong cuộc sống đó là giao tiếp và cách hành xử đối đãi với mọi người xung quanh. Đây là kỹ năng cơ bản để hình thành nên tính cách tốt cho trẻ từ khi còn nhỏ. Tránh việc học thói xấu hoặc hành vi chưa phù hợp với độ tuổi của các con. Một vài kỹ năng cơ bản như là: chào hỏi người lớn, dạ thưa khi nói chuyện và phải lễ phép đồng thời biết nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi trong những trường hợp cần thiết. Để nâng cao hiệu quả thì tại nhà ba mẹ cũng nên chỉ dạy, nhắc nhở bé nếu có hành xử chưa đúng trong giao tiếp với người lớn trong nhà hoặc với thầy cô, bạn bè. Có như vậy thì mới hình thành nên thói quen tốt là nền tảng cho sự phát triển toàn diện cho trẻ. 

Rèn luyện tự chăm sóc bản thân

Đây là kỹ năng sống quan trọng ba mẹ nên dạy con từ sớm như: tự giác đánh răng, mặc quần áo, tự ăn uống… dàn dần nó sẽ trở thành thói quen và giúp bé thêm yêu thương bản thân và chăm sóc tốt hơn khi không có bố mẹ ở bên giúp đỡ. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết mà đứa trẻ nào cũng cần nắm được. Nhờ vào đó mà bạn nhỏ có thể tự chủ và độc lập hơn trong cuộc sống, có thể tự mình làm những việc đơn giản mà không cần đến sự hỗ trợ từ phía bố mẹ.

Kỹ năng chia sẻ và giúp đỡ 

Một tấm lòng yêu thương mọi người xung quanh, biết san sẻ giúp đỡ người khác là đức tính tốt mà cha mẹ nên định hướng và dạy bảo bé. Nó sẽ là kỹ năng quan trọng để giúp hình thành nên tư duy và tính cách tốt đẹp sau này. Các bậc phụ huynh có thể giúp bé dạt được kỹ năng này bằng những công việc đơn giản như: tạo cơ hội để giúp đỡ công việc trong gia đình đơn giản như: quét nhà, dọn dẹp đồ đạc… quan trọng là phải nhắc nhở bé phải biết quan tâm, yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong lớp và mọi người xung quanh mình. Có như vậy thì các con sẽ được nhận tình cảm từ mọi người nhiều hơn.

Khả năng học hỏi

Độ tuổi mầm non là giai đoạn trẻ rất tích cực quan sát và học hỏi mọi thứ xung quanh mình. Cho nên cha mẹ nên tạo cơ hội mở ra không gian thoải mái, vui vẻ để con trẻ thỏa sức khám phá, học hỏi từ cuộc sống nhiều hơn. Nâng cao sự chủ động và nhạy bén trong tư duy và nắm được các kỹ năng sống khác tốt hơn.

Ngoài ra cho dù bận rộn đến đâu thì cũng đừng quên dành thời gian để ở bên con, chia sẻ động viên và bảo ban chúng. Những ngày cuối tuần hoặc cuối ngày có thể đưa bé ra công viên hoặc khu vui chơi để cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài nơi có nhiều người bạn đồng tuổi. Nhờ đó mà kích thích khả năng tự giác, bản lĩnh và tự tin cho các bé nhiều hơn. Thêm một điều lưu ý rằng đây là độ tuổi trẻ rất tò mò về nhiều thứ nên hãy kiên nhẫn và giải đáp cho con một cách đơn giản và nhiệt tình nhất, đừng nên thể hiện sự khó chịu hoặc chỉ trả lời cho có.

Vượt qua khó khăn và thử thách

vuot-qua-kho-khan-thu-thach.jpg

Vượt qua khó khăn và thử thách

Với trường hợp bố mẹ lúc nào cũng ở bên giúp đỡ các bé vượt quá mọi khó khăn thử thách thì rất dễ khiến chúng bị ỉ lại và không có động lực để hoàn thành nhiệm vụ được đề ra. Do đó mà các bậc phụ huynh nên tạo thói quen và rèn luyện sự bản lĩnh cho trẻ. Bằng những việc đơn giản là: tự đứng dậy khi vấp ngã, hoặc cho bé tự giải quyết vấn đề và chỉ hướng dẫn nếu bé gặp trở ngại lớn. Tất cả những điều này sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển sau này của trẻ nhò tốt hơn.

Khả năng bơi lội

Hiện nay tình trạng đuối nước xảy ra rất nhiều đặc biệt là Việt Nam là một nước có nhiều ao hồ, sông suối cho nên việc dạy trẻ học bơi là điều cần thiết. Nắm được kỹ năng này sẽ giúp trẻ tránh được các vấn đề nguy hiểm nếu gặp những tình huống bất ngờ. Đây là một kỹ năng sinh tồn quan trọng và bản thân mỗi người cũng nên nắm được không chỉ là các nhỏ. Tuy nhiên cha mẹ cũng nên đánh giá và kiểm tra thể lực của con xem có phù hợp cho việc học bơi hay không? Sau đó nên chọn những địa chỉ uy tín nhất để việc học cho con được hiệu quả và an toàn nhất.

Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm

Cuộc sống ngày nay có rất nhiều những mối nguy hiểm không thể lường trước được do vậy mà việc học kỹ năng phòng tránh nguy hiểm là cần thiết. Điều này sẽ giúp các bạn nhỏ có thể bảo vệ bản thân khi không có bố mẹ ở bên cạnh. Nắm được cách quan sát và nhận biết những tình uống nguy hiểm và nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người.

Có nhiều phụ huynh rèn luyện cho trẻ nắm được các thông tin cơ bản như: số điện thoai, tên bố mẹ và quan trọng là biết cảnh giác trước những người lạ, đồng thời chủ động tránh xa những mối nguy hiểm. Đây là một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non rất quan trọng.

Kỹ năng trồng cây, chăm sóc động vật

Một kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết khác đó là tích cự trồng cây xanh và chăm sóc động vật. Hãy khiến cho trẻ biết yêu thương và quý trọng các loài động vật từ đó mà tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc, thái độ và thể hiện tình yêu thương với cây cối và những loài động vật khác. Quan trọng là tấm lòng tốt biết quan tâm và yêu thương mọi người nhiều hơn.

Tham gia giao thông an toàn

Kỹ năng này cần được áp dụng vào thực tế bằng việc: đội ngũ bảo hiểm khi ngồi trên phương tiện xe gắn máy, đi bên phải đường. Từ những việc làm đơn giản này sẽ hình thành nên thói quen về sau cho trẻ phát triển tốt hơn. Học được các quy tắc an toàn giao thông sẽ giúp nâng cao khả năng tư duy nhạy bén, sự thông minh cho trẻ mầm non tốt hơn.

Tổng kết

Chúng tôi mong rằng qua bài viết này các bậc phụ huynh có thể nắm được kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết để chỉ dạy cho trẻ một cách tốt nhất. Nắm được tầm quan trọng trong việc học kỹ năng này sẽ giúp cho trẻ phát huy được điểm mạnh của bản thân tốt hơn đặc biệt là rèn luyện kỹ năng mềm.

5/5 - (10 bình chọn)