Tự tin thuyết trình trước đám đông luôn là những điều mà bất kỳ ai cũng muốn sở hữu. Tuy nhiên để rèn luyện được kỹ năng thuyết trình không bị run còn là một điều khó khăn với rất nhiều người. Bài viết sau đây Box.edu sẽ giúp bạn luyện kỹ năng này một cách thành thảo để có thể thoải mái thuyết trình trước đám đông một cách chuyên nghiệp.
👉 Xem thêm: 10 cách thuyết trình thu hút, lôi cuốn mọi người nghe
👉 Xem thêm: Thuyết trình là gì? Ý nghĩa và yêu cầu cơ bản của thuyết trình
Mục lục bài viết
Nguyên nhân khiến bạn bị run khi thuyết trình
Ngay bây giờ bạn hãy nhớ lại những lần mà bạn run nhất khi thuyết trình trước đám đông. Có điều gì đó diễn ra ngay trong tâm trí của bạn lúc đó. Và đó chính là điều khiến bạn run sợ. Ngoài ra bạn còn có những suy nghĩ quẩn quanh trong đầu như:
- Tại sao lại là mình? Trông mình có ổn không?
- Họ đang nhìn cái gì vậy?
- Tại sao họ lại cười?
- Nói gì bây giờ nhỉ?
- Nói cái đó được không?
- Họ sẽ đánh giá mình ra sao?
- Sao mình không nhớ gì nhỉ?
Những câu hỏi này xuất hiện khi tâm trạng của bạn đang bất ổn. Và nó sẽ khiến bạn ngập chìm trong nỗi sợ hãi. Và nó sẽ khiến cho bạn hoàn toàn quên đi mất mục tiêu ban đầu của mình là gì, bạn đang làm gì và bạn cần phải làm gì. Bạn sẽ bị mất tập trung và không thể tập trung vào những gì mình cần nói và cần thể hiện.
Kỹ năng thuyết trình không bị run
Chuẩn bị thật kỹ lưỡng
Khi đứng trước đám đông có rất nhiều người có cảm giác lo lắng và run sợ. Để khắc phục được điều này bạn cần phải đầu tư thời gian và công sức vào bài thuyết trình của mình. Cần phải chuẩn bị thật kỹ về nội dung, dáng điệu thuyết trình, ngôn ngữ cơ thể, trang phục,…
Cần phải biết rõ mình cần nói gì và muốn nói gì. Sau đó ghi ra giấy sẽ giúp bạn nhớ và tự tin hơn trên sân khấu. Khi bạn mông lung không biết phải nói gì và làm gì với chủ đề đã lựa chọn trước đó. Thì chỉ cần cầm bút lên và thử suy nghĩ về điều gì đó. Như vậy sẽ giúp bạn giảm thiểu lo lắng và bớt run đó.
Run sợ khiến bạn không hoàn thành được buổi thuyết trình
Tự “thôi miên” rằng bạn đang rất hào hứng
Một lời khuyên dành cho bạn để giảm thiểu căng thẳng khi lên sàn chính là phải biết tự nhủ với bản thân cần phải biết bình tĩnh. Bạn có thể niệm thần chú: “Hãy bình tĩnh nào”. Tuy nhiên một vài trường hợp thì cách này lại mang lại hiệu quả ngược. Nghĩa là nó không giúp bạn giảm căng thẳng.
Chính vì thế bạn có thể sử dụng cách sau đó là tự thôi miên bản thân. Hãy nghĩ rằng mình đang rất phấn khích và rất nhiều năng lượng. Nó sẽ khiến cho bạn có cảm giác muốn lan toả năng lực này đến mọi người xung quanh.
Việc tự nhủ với bản thân rằng mình đang hào hứng kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể sẽ thể hiện đang bản thân đang rất tự tin. Hãy ưỡn thẳng lưng và đưa hai vai ra đằng sau. Kết hợp với việc nở nụ cười trên khuôn mặt. Như thế sẽ giúp cho tay và chân của bạn không bị lúng túng. Vì những động tác này sẽ đánh lừa não bộ của bạn rằng mình đang thoải mái và vô cùng tự tin và thể hiện được kỹ năng thuyết trình không bị run hoàn thiện.m
Rèn luyện giọng nói
Dù đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng nhưng khi lên thuyết trình bạn lại thấy giọng của mình run và khàn. Hoặc bạn không thể nói to, rõ ràng trước đám đông.
Hiện tượng đó xuất hiện không phải do cổ họng của bạn có vấn đề. Mà do chính bản thân bạn chưa sẵn sàng để thuyết trình và đứng trước đám đông.
Bạn cần phải biết tập nói, học kỹ năng thuyết trình để cổ họng của bạn có thể tùy chỉnh được mức độ mong muốn. Đồng thời bạn sẽ kết hợp luyện tập thêm chất giọng thu hút.
Theo nghiên cứu đã chứng minh trong một buổi thuyết trình có nhiều yếu tố quyết định cấu thành nên sự thành công của buổi thuyết trình. Trong đó chất lượng giọng nói của người thuyết trình sẽ chiếm 23% đánh giá của người nghe. Tiếp đó là nội dung thuyết trình chiếm 11%. Còn lại là các yếu tố khác như niềm đam mê, kiến thức và ngôn ngữ thuyết trình được thể hiện của người thuyết trình.
Hít thở sâu
Việc hít thở sẽ giúp bạn giải tỏa được toàn bộ những căng thẳng trong cơ thể. Đây là một biện pháp vô cùng lành mạnh và dễ dàng áp dụng.
Bạn có thể thực hiện biện pháp này ở mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là có thể áp dụng ngay trước buổi thuyết trình. Hãy đảm bảo cơ thể được điều hoà và hít thở thật sâu để không khí tràn ngập vào phổi của bạn. Sau đó bạn có thể từ từ thở đều để cơ thể được giải toả năng lượng xấu ra ngoài. Hãy lặp đi lặp lại những động tác này đến khi bạn cảm thấy mình bình tĩnh nhé!
Kỹ năng thuyết trình không bị run
Sử dụng ánh sáng mờ
Một cách giải quyết để giúp cho bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình không bị run và giảm căng thẳng đó chính là điều chỉnh không gian. Hoặc bạn có thể điều chỉnh lại ánh sáng cho phù hợp.
Nếu bạn có thể tuỳ chỉnh ánh sáng theo ý muốn thì có thể mở ít đèn lại và bật máy chiếu luôn. Khi này sự chú ý của khán giả sẽ được chuyển hướng sang màn hình. Vì thế bạn sẽ có thêm thời gian để giữ lại bình tĩnh.
Tương tác với những người có phản ứng tích cực
Rất nhiều trường hợp khán giả cảm thấy bối rối, căng thẳng khi người thuyết trình cứ nhìn chằm chằm vào mắt họ. Chính vì thế bạn có thể chuyển hướng sang những người có phản ứng tích cực khi giao tiếp với bạn. Hãy kêu gọi sự hợp tác từ họ để những người khác cũng cảm nhận được năng lượng và giảm bớt bầu không khi căng thẳng.
Điều này cũng khiến cho bạn sẽ cảm thấy đỡ bối rối khi thuyết trình. Vì bạn sẽ tìm được được sự đồng cảm, tương tác với khán giả. Họ sẽ khiến cho bạn cảm thấy thoải mái, tự tin và dễ dàng nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình để buổi thuyết trình suôn sẻ hơn.
Tự tin thể hiện buổi thuyết trình của mình
Đừng cố gắng ghi nhớ quá nhiều
Bạn có thể ghi lại chính xác những gì bạn nói. Dù bản thân bạn có viết sai từ này hoặc từ khia thì khán giả sẽ chẳng phát hiện ra điều đó. Miễn sao bạn phải tự tin và thể hiện được những lối diễn đạt riêng của bản thân.
Bản thân bạn cần phải luôn nhớ rằng bạn đang nói gì, làm gì và sắp tới muốn đạt được kết quả như thế nào. Chứ đừng có suy nghĩ ép buộc la fbanr thân đang cố gắng trả bài hoặc làm cho có. Việc đó sẽ khiến cho bạn bị cứng nhắc và mất đi sự tự nhiên. Bạn sẽ cảm thấy lo lắng hơn rất nhiều. Nếu chẳng may nói sai thì nó cũng sẽ khiến cho bạn càng run hơn.
Tổng kết
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn tìm được những giải pháp để cải thiện kỹ năng thuyết trình không bị run của bản thân. Bạn sẽ tự tin và thoải mái trình bày ý tưởng, suy nghĩ và nội dung xây dựng trước đó một cách chuyên nghiệp, hoàn hảo.
Chúc bạn thành công!