Trong đầu tư thị trường chứng khoán thì lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng mà được rất nhiều người quan tâm. Trong đó lãi cơ bản trên cổ phiếu được xem là chỉ số cần thiết có tác động không nhỏ đến quyết định có nên đầu tư hay không. Vậy cụ thể lãi cơ bản trên cổ phiếu là gì? Cách tính chỉ số này và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán thế nào? Hãy cùng Box.edu tìm hiểu kĩ hơn nhé!
Mục lục bài viết
Tổng quan về lãi cơ bản trên cổ phiếu
Lãi cơ bản trên cổ phiếu được viết tắt là EPS. Đây là một phần lời mà các công ty niêm yết trên sàn phân bổ lợi nhuận cho các cổ phần đang được lưu thông trên thị trường chứng khoán.
Chúng ta có thể bắt gặp chỉ sổ này. Khi phân tích báo cáo tài chính của một công ty để tìm được lợi nhuận phân phối của mỗi công ty. Và dựa vào nó để quyết định xem có nên đầu tư chứng khoán vào công ty hay doanh nghiệp này hay không.
Dựa vào chỉ số lãi cơ bản EPS có thể phân tích được tình hình tài chính của một công ty cổ phần. Nó cũng được coi là thước đo thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty. Hoặc một dự án đầu tư nhất định.
Cách tính chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu
Cách tính thông thường
Công thức tính lãi cơ bản trên cổ phiếu rất đơn giản mà ai cũng có thể tự tính được. Chỉ cần dựa vào số liệu trên báo cáo tài chính. Cụ thể cách tính như sau:
EPS được tính bằng cách lấy thu nhập ròng kiếm được trong một kỳ báo cáo nhất định (thường là quý hoặc năm). Sau đó chia cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành trong cùng kỳ.
Lưu ý rằng vì số cổ phiếu đang lưu hành có thể dao động nên khi tính toán chỉ số này. Thì việc sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỹ sẽ đem lại kết quả chính xác hơn.
Công thức tính EPS = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.
Trong số các loại cổ phiếu thì cổ phiếu ưu đãi được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn cổ phiếu phổ thông. Do vậy cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được trừ trước khi tính toán lãi EPS.
Ta có ví dụ: Một công ty có thu nhập ròng là 25 triệu USD, trong đó 5 triệu USD được dành để trả cho các cổ đông ưu đãi. Công ty đang có khoảng 11 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Từ đó EPS của công ty sẽ được tính là:
EPS = (25 triệu USD – 5 triệu USD) / 11 triệu cổ phiếu = 1,81$ / cổ phiếu
Trên thực tế, bạn cũng không phải tự mình tính toán chỉ số này. Vì trên các trang web về tài chính hoặc trang web của các công ty môi giới chứng khoán sẽ cung cấp thông tin cụ thể và chính xác cho bạn.
Với chứng khoán FPT:
Chỉ số EPS của FPT là 4.43. Điều đó có nghĩa là cứ mỗi cổ phiếu VND đang được giao dịch trên thị trường có giá 88.800 VNĐ sẽ mang về một khoản lợi nhuận là 4.430 đồng.
Ngoài chỉ số EPS cơ bản được nhắc đến ở trên. Thì còn có một cách tính EPS khác chính xác hơn đó là EPS pha loãng.
EPS pha loãng là gì?
Thu nhập pha loãng trên mỗi cổ phiếu là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty. Được tính bằng cách sử dụng cổ phiếu bị pha loãng hoàn toàn.
Sẽ có những công ty tăng cường phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi. Cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu phát hành thêm và các quyền mua. Mà sau này được quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai.
Khiến cho chỉ số EPS của công ty đó sẽ thay đổi theo. Do số lượng cổ phiếu phổ thông tăng lên nhưng lại không có thêm dòng tiền chảy vào.
Nếu nhà đầu tư nào cũng chỉ quan tâm đến chỉ số EPS cơ bản. Mà bỏ qua các yếu tố trên để dự đoán EPS cho tương lai. Thì có thể dẫn đến sai lầm trong tính toán và đưa ra quyết định đầu tư.
Vai trò của chỉ số EPS
Với doanh nghiệp
Lãi cơ bản trên cổ phiếu đối với doanh nghiệp chính là một bảng mô tả thu nhập. Được tạo ra trên mỗi cổ phần của doanh nghiệp đó. Đây cũng là chỉ số thể hiện số lượng vốn cần thiết. Để doanh nghiệp có thể tạo ra được một nguồn thu nhập ròng.
Khi so sánh 2 doanh nghiệp có cùng chỉ số EPS như nhau. Thì doanh nghiệp nào có ít cổ phần hơn thì có thể hiểu rằng doanh nghiệp đó đang sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Nếu một doanh nghiệp có mức thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu cao. Có nghĩa doanh nghiệp sẽ có nhiều vốn để tái đầu tư hơn.
Với nhà đầu tư
EPS được xem là một biến số quan trọng để có thể xác định được giá cổ phiếu là bao nhiêu. Đây cũng chính là chỉ số được sử dụng để có thể tính tỷ lệ giá theo thu nhập P/E. Trong đó E trong P/E đề cập đến EPS.
Cụ thể với 2 trường hợp như sau:
- Khi chỉ số EPS dương: điều này thể hiện rằng doanh nghiệp đang có lãi. Khả năng có thể chi trả cổ tức cao và giá cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng lên.
- Khi EPS âm: ngược lại với những doanh nghiệp có thể đang không phát sinh ra lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.
Một vài lưu ý là:
Có thể nói chỉ số EPS được sử dụng khá rộng rãi để tính hiệu suất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không chia cổ tức cho cổ đông mà giữ lại phần lợi nhuận để tái đầu tư. Điều này sẽ khiến cho chỉ số EPS cũng như giá cổ phiếu sẽ khó xác định hơn.
Ngoài ra, hiện nay cũng có khá nhiều công ty đang lợi dụng cách tính này để đưa ra những con số EPS ảo nhằm thu hút được nhiều nhà đầu tư. Do đó, các nhà đầu tư cũng không nên hoàn toàn phụ thuộc vào lãi cơ bản trên cổ phiếu. Để phân tích tài chính và giá cổ phiếu của công ty.
Các chỉ số phân tích lãi cơ bản trên cổ phiếu
EPS là một chỉ số quan trọng giúp bạn có thể đánh gia được mức độ lợi nhuận của một công ty. Đồng thời phân tích được khả năng sinh lãi của cổ phiếu. Tuy nhiên, khi tham gia đầu tư cổ phiếu bạn không nên chỉ căn cứ vào EPS làm 1 công cụ đo tài chính duy nhất.
Để đảm bảo chắc chắn hơn trong việc đầu tư. Bạn nên tham khảo và kết hợp với việc phân tích các chỉ số khác nữa để đưa ra sự lựa chọn hợp lý hơn. Những chỉ số này là gì thì hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Một vài những chỉ số nổi bật là
- Cash Ratio: là tỷ số thanh toán bằng tiền mặt
- Current Ratio: tỷ số thanh toán hiện hành
- Return on total assets (Chỉ số ROA): tỷ suất sinh lời trên tài sản
- Return on common Equity (Chỉ số ROE): tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
- Return On Sales (Chỉ số ROS): tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
- Quick ratio: là tỷ số thanh toán nhanh (hay hệ số thanh toán nhanh)
- Book value: chỉ số giá trị của sổ sách
- P/E: tỷ lệ giá theo thu nhập
Tổng kết
Qua việc phân tích lãi cơ bản trên cổ phiếu ở trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về chỉ số này cũng như giúp bạn trong việc đầu tư chứng khoán. EPS rất quan trong trong việc phân tích tình hình tài chính của công ty. Đồng thời ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của môi người. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thì bạn không chỉ dựa vào mỗi chỉ số EPS này để đánh giá hiệu quả lợi nhuận kinh tế của một doanh nghiệp. Mà còn phụ thuộc và kết hợp với những chỉ số khác. Để có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất.