Trì hoãn trong công việc có thể là nguyên nhân dẫn đến làm việc kém năng suất và không đạt kết quả như mong muốn. Vậy lý do khiến bạn trì hoãn công việc là gì? Mời bạn đọc cùng Box.edu tìm hiểu những nội dung chi tiết thông qua bài viết.
👉 Xem thêm: 15 Cách loại bỏ thói quen trì hoãn giúp bạn làm việc hiệu quả
👉 Xem thêm: Cách loại bỏ thói quen xấu giúp bạn phát triển bản thân
Mục lục bài viết
Trì hoãn là gì?
Trì hoãn là xu hướng thói quen làm chậm lại một công việc hoặc nhiệm vụ nào đó. Đây là một trong những trạng thái thường gặp trong công việc và cuộc sống.
Thói quen trì hoãn có thể xuất phát từ một trong các nguyên nhân nhau:
- Sự lười biếng, ỉ lại
- Bản thân chưa muốn thực hiện ngay một nhiệm vụ nào đó
- Thiếu năng lượng tinh thần và sức khỏe thể chất
- Công việc quá tải khiến chúng ta cảm thấy nhàm chán, căng thẳng và muốn có xu hướng trì hoãn.
- Thiếu quyết định khi đưa ra những quyết định quan trọng khiến chúng ta trì hoãn trong việc đưa ra các quyết định.
Trì hoãn trong công việc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Lý do khiến bạn trì hoãn công việc
Mục tiêu trừu tượng, thiếu sự rõ ràng
Sự trì hoãn trong công việc thường xuất phát từ nguyên nhân là không xác định được mục đích rõ ràng. Hoặc đã xác định được mục tiêu nhưng mục tiêu đó lại mang tính trừu tượng. Chính điều này sẽ khiến cho bạn chần chừ khi bắt đầu thực hiện một công việc nào nó.
Khi mục tiêu không rõ ràng, não bộ của bạn sẽ phát tín hiệu rằng nhiệm vụ đó quá khó khăn đối với bạn. Lúc này, bạn sẽ có xu hướng lựa chọn những nhiệm vụ dễ dàng hơn. Do đó, điều quan trọng trong công việc là tạo ra sự rõ ràng để loại bỏ sự mập mờ nhằm gây ra hành động trì hoãn.
Nhiệm vụ là điều bạn không mong muốn
Lý do khiến bạn trì hoãn trong công việc là nhiệm vụ được giao không thú vị như bạn mong muốn. Khi không có sự hứng thú trong công việc, bạn thường có xu hướng làm chậm đi và gây ra sự trì hoãn.
Để khắc phục điều này, bạn cần nghĩ ra cho mình một hình phạt nếu thực hiện công việc không đúng tiến độ. Nói cách khác, việc tìm ra một lợi ích tích cực sẽ cho bạn lý do chính đáng để bắt tay vào công việc nhanh chóng hơn.
Tâm lý sợ thất bại
Tâm lý sợ thất bại là nguyên nhân khiến bạn trì hoãn trong công việc. Đặc biệt là đối với nhiệm vụ hoàn toàn mới. Chính cách suy nghĩ này sẽ làm giảm năng suất và hiệu quả khi làm việc.
Bạn nên nhớ rằng, đối mặt với nỗi sợ thất bại sẽ giúp bạn học được cách kiểm soát nỗi sợ một cách dễ dàng. Vì vậy, nếu lý do khiến bạn trì hoãn trong công việc xuất phát từ nguyên nhân là sợ thất bại, bạn nên tự nhắc nhở bản thân rằng ” thà thử thất bại một lần còn hơn chẳng bao giờ dám làm điều gì to lớn”.
Cố gắng hoàn thành công việc thật tốt và đừng quá tập trung vào kết quả sẽ giúp bạn giảm bớt các suy nghĩ liên quan đến nguy cơ thất bại.
Công việc quá tải
Mọi người thường có thói quen trì hoãn khi khối lượng công việc quá tải so với khả năng của mình. Công việc được giao quá nhiều khiến bản thân bị áp lực, căng thẳng. Điều này khiến họ không còn đủ sức lực và tinh thần để hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả.
Trong trường hợp này, để khắc phục tình trạng trì hoãn, hãy thực hiện công việc từng bước một. Ví dụ, bạn có thể chia nhỏ công việc ra những nhiệm vụ nhỏ khác nhau. Sau đó, liệt kê và tổng hợp chúng lại thành một danh sách cần làm và bắt đầu thực hiện chúng.
Bị phân tâm bởi những điều xung quanh
Nguyên nhân của sự trì hoãn đôi khi không bắt nguồn từ mục tiêu mà nó là các yếu tố xung quanh gây xao nhãng.
Khi bạn thực hiện một công việc nào nó, các yếu tố bên ngoài như tiếng chuông điện thoại, thông báo mạng xã hội sẽ làm tiêu tốn khá nhiều thời gian của bạn. Điều này gây lãng phí thời gian và làm cho công việc bị ảnh hưởng.
Các yếu tố gây xao nhãng là nguyên nhân dẫn đến sự trì hoãn
Thiếu tự chủ
Những người không có tính kiên định, thiếu kỷ luật thường dễ rơi vào trạng thái trì hoãn. Sự trì hoãn này làm cho công việc không hoàn thành đúng tiến độ như thời hạn được giao. Do vậy, bạn cần có trách nhiệm để thực hiện công việc một cách dễ dàng.
Sự trì hoãn xảy ra một số số thời điểm trong ngày
Lý do khiến bạn trì hoãn công việc có thể do “đồng hồ sinh học” bị ảnh hưởng. Do đó sẽ có lúc bạn rơi vào trạng thái bão hòa, không có đủ năng lượng để làm việc như thường ngay. Vậy nên, việc trì hoãn xảy ra vào các thời điểm nay trong ngày là điều hết sức bình thường và dễ hiểu.
Rất khó để tìm ra một phương pháp giúp ngăn cản loại trì hoãn nhất thời này. Thay vào đó, bạn có thể tìm kiếm các công việc nhẹ nhàng, vui vẻ hơn để thực hiện trong giai đoạn “bão hòa” của cơ thể.
Không biết cách sắp xếp các thứ tự ưu tiên của mình
Nếu bạn không biết sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên và phân loại theo mức độ quan trọng, bạn thường có xu hướng thực hiện các công việc một cách lộn xộn, không kiểm soát. Từ đó, xu hướng trì hoãn sẽ xuất hiện do bạn không biết phải tập trung vào công việc nào trước.
Tác hại của việc trì hoãn trong công việc
Gây lãng phí thời gian
Việc trì hoãn trong công việc sẽ làm lãng phí thời gian và công sức. Do vậy bạn nên chủ động thực hiện công việc, ưu tiên những nhiệm vụ dễ dàng trước để hoàn thành công việc đúng hạn như đã đề ra.
Đánh mất cơ hội cho bản thân
Cơ hội chỉ xuất hiện một vài lần trong công việc và cuộc sống của bạn. Sự trì hoãn đôi khi sẽ làm cho cơ hội bị vụt mất. Vì vậy, hãy nắm bắt cơ hội cho bản thân. Cố gắng hết sức lực để thực hiện mục tiêu đã đề ra để trở thành một người thành công.
Sự trì hoãn làm mất niềm tin từ người khác
Có rất nhiều lý do khiến bạn trì hoãn công việc. Thế nhưng tác hại chung của việc trì hoãn đó là bạn sẽ mất đi niềm tin từ phía người khác.
Khi bạn đã cam kết thực hiện một công việc nào đó đúng thời hạn nhưng lại không hoàn thành, bạn sẽ mất điểm trong mắt người đối diện. Lâu dần, họ sẽ không còn tin vào những lời hứa hoàn thành công việc đúng Deadline của bạn. Vì vậy, hãy thiết lập kỷ luật cho bản thân để hoàn thành tốt những công việc và nhiệm vụ được giao.
Cách loại bỏ thói quen trì hoãn trong công việc
- Tìm ra ý nghĩa của công việc mình đang thực hiện: Muốn loại bỏ thói quen trì hoãn, bạn cần tìm ra ý nghĩa công việc mà mình đang làm. Tìm hiểu sự quan trọng của công việc đó sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng để thực hiện nó. Từ đó làm giảm thiểu khả năng trì hoãn hơn.
- Chia công việc thành những phần nhỏ: Việc chia nhỏ công việc sẽ vô cùng hữu ích với những người chần chừ thiếu quyết đoán. Bên cạnh đó, bạn nên đặt thời gian hoàn thành công việc cho bản thân để có thể giải quyết các nhiệm vụ trong công việc một cách dễ dàng hơn.
- Lựa chọn công việc: Một số người có xu hướng hoàn thành những nhiệm vụ khó trước. Thế nhưng, những người khác lại chọn những việc dễ dàng để thực hiện trước. Bởi khi hoàn thành các công việc nhỏ, chúng ta sẽ có động lực để thực hiện những công việc khó khăn tiếp theo.
- Loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng: Trong quá trình làm việc, bạn nên chủ động loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng bằng cách: tắt nguồn điện thoại, không mở các ứng dụng trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, sắp xếp không gian làm việc ngăn nắp, sạch sẽ sẽ giúp bạn tạo cảm hứng trong quá trình làm việc.
- Không đa nhiệm: Lý do khiến bạn trì hoãn công việc có thể do sự đa nhiệm. Đa nhiệm có nghĩa là thực hiện quá nhiều công việc cùng một lúc. Thay vì quá tải công việc, bạn có thể tập trung vào một công việc nhất định cho đến khi hoàn thành, sau đó chuyển sang các nhiệm vụ tiếp theo để đạt năng suất tốt nhất trong công việc.
Phân chia công việc phù hợp để làm việc hiệu quả hơn
Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Box.edu đã cùng bạn tìm hiểu về lý do khiến bạn trì hoãn công việc và cách khắc phục nó. Chúng tôi hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn đọc.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!