Tất tần tật lý thuyết học Piano đầy đủ và chi tiết nhất

Trước khi bắt tay vào quá trình thực hành chơi đàn Piano, bạn phải nắm được những kiến thức liên quan đến nhạc lý. Những kiến thức này có vai trò quan trọng, giúp bạn hiểu hơn về đàn Piano, từ đó hỗ trợ quá trình học tập dễ ra hiệu quả hơn.

Có rất nhiều những kiến thức liên quan đến nhạc lý mà bạn cần ghi nhớ. Để tìm hiểu chi tiết, mời bạn đọc tham khảo lý thuyết học Piano mà Box.edu chia sẻ thông qua bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết

Lý thuyết học Piano bạn cần ghi nhớ

Học nhạc lý Piano cơ bản bằng cách đọc nốt nhạc

Trên phím đàn Piano có 7 nốt cơ bản, được hiển thị bằng màu trắng. Các nốt nhạc này được ký hiệu bằng các chữ cái C,D,E,F,G,A,B. Tương đương với nó là các nốt Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si.

Nếu để ý quan sát bạn sẽ thấy, các phím trắng của đàn Piano được xếp cạnh nhau, còn các phím đen được chia thành cụm 2 và 3. Giữa các phím đen được ngăn cách nhau bằng nốt trắng.

Các phím đen liền kề liên tiếp nhau sẽ tương ứng với nốt D(Rê), nốt trắng G (Son) và nốt A(La). Các nốt nhạc trên phím đen là nốt giáng (b) và nốt thăng (#).

Mặc dù phím trắng và phím đen nằm ở những vị trí khác nhau nhưng chúng lại là một tổng thể thống nhất không thể tách rời. Vì thế, nắm được các nhận biết các nốt trên bàn phím Piano sẽ giúp người chơi Piano chủ động trong việc điều khiển các phím đàn. Đây cũng là một trong những lý thuyết học Piano căn bản mà bạn cần ghi nhớ.

Đối với những người mới học Piano cơ bản, một mẹo ghi nhớ dễ dàng là hãy lấy các nốt nhạc mà mình dễ dàng ghi nhớ làm mốc. Tiếp sau đó là quan sát bản nhạc và xem các nốt đặt ở vị trí lên hay xuống, nằm trên bao nhiêu dòng, nao nhiêu khe, thì ngón tay cũng sẽ dễ dàng đi chuyển lên hoặc xuống giữa các phím đàn.

Ngoài ra, bạn cần nắm được cách tính nhịp trong đàn Piano theo thứ tự như sau:

  • Nốt đen = 1 phách đập (đập xuống và nhấc lên).
  • Nốt trắng = 2 phách đập = 2 nốt đen (đập xuống và nhấc lên) 2 lần.
  • Nốt tròn = 4 phách đập = 2 nốt tròn = 4 nốt đen (đập xuống và nhấc lên) x 4 lần.
  • Nốt móc đơn = ½ phách (đập xuống hoặc nhấc lên).
  • Nốt móc kép = ¼ phách (đập xuống đàn 2 nốt, nhấc lên đàn 2 nốt).

Sau khi đã nắm được các nốt thì bạn có thể tự mình học di chuyển các ngón tay. Chỉ cần một thời gian luyện tập, bạn sẽ có thể chơi đàn Piano thành thạo mà không cần nhìn bàn tay khi chơi đàn.

Ghi nhớ hợp âm khi học Piano

Cũng giống như Organ, hợp âm đàn Piano cũng được chi thành nhiều loại. Nó bao gồm hợp âm trưởng – thứ, hợp âm thăng – giáng, các hợp âm có dấu xuyệt “/”. Ngoài ra còn có các hợp âm trưởng / thứ có được thêm vào các ký hiệu hoặc chữ số M7, 7M, (+), (-), sus, aug, dim,…

Để có thể hiểu các ký hiệu hợp âm và chơi theo ký hiệu đó thì việc đầu tiên bạn cần làm là xác định hợp âm gốc (trưởng/thứ). Sau đó người chơi Piano sẽ dịch ra các ký hiệu phức tạp hơn với quy tắc từ trái sang. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm để hỗ trợ việc tìm kiếm hợp âm chuẩn hơn. Cuối cùng, sau khi đã xác định được chính xác hợp âm, bạn có thể chơi thử trên chính cây đàn Piano của mình.

Thứ tự các dấu hóa

Một điều bạn cần lưu ý nữa khi học hợp âm Piano đó chính là dấu hóa, dấu thăng. Theo lý thuyết học Piano, dâu thăng (#: tăng 1/2 cung) và dấu giáng (b:giảm 1/2 cung). Dấu thăng hay dấu giáng sẽ có số lượng cố định ở đầu mỗi khuông nhạc. Chúng được đặt ở vị trí nốt nào thì nốt đó sẽ tăng lên hoặc giảm xuống 1/2 cung.

thu-tu-thang-giang

Biết về trường độ nốt nhạc khi học nhạc lý Piano cơ bản

Trường độ nốt nhạc trong Piano có dấu chấm đằng sau. Dấu chấm này có ý nghĩa là nốt bằng 1/2 trường độ nốt đứng trước đó.

Trong Piano, giá trị của dấu lặng bằng với trường độ của nốt. Chúng được hiển thị như sau:

  • Dấu lặng tròn = Nốt tròn
  • Dấu lặng trắng = Nốt trắng
  • Dấu lặng đen = Nốt đen
  • Dấu lặng đơn = Nốt móc đơn
  • Dấu lặng kép = Nốt móc kép
  • Dấu lặng tam = Nốt móc tam

truong-do-not-nhac (1)

truong-do-not-nhac-2

truong-do-not-nhac-3

Lý thuyết học Piano cơ bản: Các kiểu nhịp phách phổ biến

Nhip-phach-Piano (1)

Tầm quan trọng của việc học lý thuyết Piano

Học lý thuyết Piano giúp bạn đọc và giải thích âm nhạc nhanh hơn

Nhạc lý Piano thực chất là lý thuyết âm nhạc áp dụng cho đàn Piano. Đây là một công cụ được các nhạc sĩ sử dụng để mô tả các khuynh hướng có trong âm nhạc. Nếu bạn nắm được những kiến thức lý thuyết liên quan đến Piano, bạn có thể sử dụng chúng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.

Hiểu được lý thuyết Piano giúp bạn chơi Piano dễ dàng hơn

Một khi bạn đã trang bị được cho mình những kiến thức lý thuyết về Piano, bạn sẽ thấy rằng hầu hết các thể loại âm nhạc đều được cấu tạo từ các mẫu và cấu trúc cơ bản. Sự khác biệt lớn nhất giữa các bài hát là cách các mẫu và cấu trúc này kết hợp với nhau.

Hiểu được các khái niệm này sẽ giúp bạn chơi Piano thông thạo và dễ dàng hơn. Đồng thời nó cho phép bạn phát triển và vận dụng các khối xây dựng cơ bản của âm nhạc.

Lý thuyết Piano sẽ giúp bạn thấy được bức tranh toàn cảnh hơn

Một khi bạn đã làm quen với Piano, chún có thể khiến bạn tò mò đến mức không muốn dừng lại. Bạn sẽ bắt đầu thấy những cấu trúc lớn hơn của âm nhạc và bắt đầu tạo ra những kết nối quan trọng giữa các bài hát và nhạc sĩ mà bạn yêu thích.

Ly-thuyet-hoc-Piano (1Lý thuyết học Piano giúp bạn thực hành Piano dễ dàng

Lý thuyết học Piano giúp bạn giao tiếp với các nhạc sĩ khác

Rõ ràng, không phải nhạc sĩ nào cũng biết hoặc quan tâm đến việc hiểu nhạc lý. Thế nhưng nếu bạn học cách hiểu các công cụ của lý thuyết âm nhạc, bạn có thể giao tiếp rõ ràng hơn với các nhạc sĩ khác. Bạn có thể truyền đạt chính xác những thứ như thay đổi hợp âm, thang âm hoặc tạo ra ra các giai điệu nào trong Piano. Hiểu được tất cả những điều này sẽ giúp bạn có thể sáng tạo ra những bản nhạc xuất sắc hơn.

Tổng kết

Lý thuyết học Piano là một trong những nhiệm vụ quan trọng bạn cần ghi nhớ trước khi bắt đầu học thực hành Piano. Học cách sử dụng lý thuyết âm nhạc Piano sẽ giúp bạn đọc và diễn giải âm nhạc nhanh hơn, biểu diễn thành thạo hơn. Bên cạnh đó, lý thuyết học piano còn giúp bạn nâng cao khả năng sáng tạo âm nhạc của mình và giúp bạn giao tiếp về âm nhạc rõ ràng hơn.

Với những kiến thức mà Box,edu chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đọc đã nắm được những kiến thức lý thuyết căn bản trong Piano để có thể thực hành dễ dàng hơn.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

Rate this post