MBS là gì? Cách thức đầu tư vào MBS như thế nào

Nhiều năm gần đây, MBS được biết đến như là một công cụ được giới đầu tư tài chính quan tâm và sử dụng. Vậy MBS là gì, cách thức đầu tư vào MBS như thế nào? Cùng Box.edu giải đáp cho bạn những thắc mắc về MBS nhé!

Mục lục bài viết

MBS là gì?

MBS là có tên gọi tắt là Mortgage Backed Securities – chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp. Thông thường đất đai, nhà ở những tài sản được thế chấp nhiều nhất đối với loại chứng khoán này.

Trước tiên, nhà đầu tư mới tham gia vào đầu tư cần phải biết về cơ sở hình thành của nó trong thị trường chứng khoán bao gồm Hợp đồng cho vay có thế chấp MBS hoặc thế chấp là gì.

mbs-1

MBS là gì

Hợp đồng cho vay có thế chấp MBS được hiểu là hợp đồng nợ, các khoản vay thường chính là tài sản cụ thể để đảm bảo thế chấp, thông thường nó cũng được thế chấp trong lĩnh vực bất động sản.Thế chấp chính bảo đảm bằng một loại tài sản nào đó khi thực hiện giao dịch, đầu tư.

Trong trường hợp người đi vay không thể quyết toán được các khoản vay theo hợp đồng thì người cho vay sẽ có quyền nắm giữ tài sản thế chấp và được phép bán đi để xoay sở khoản cho vay. Khi người vay thanh toán hết các khoản nợ đúng hạn, khoản thế chấp này cũng sẽ được huỷ bỏ.

Thông qua đó, có thể thấy được tác dụng của hợp đồng cho vay MBS có thế chấp khi thực hiện các giao dịch có tính thanh khoản rộng rãi từ việc cho phép đầu tư phái sinh tài sản có thế chấp bởi chứng khoán hoá, tức là kết hợp các tài sản tài chính khác lại với nhau, sau đó bán lại chúng cho các nhà đầu tư.

Mặt khác, MBS cũng có thể được giao dịch, chuyển giao không cần đến sự tham gia của bên thứ ba. Các hoạt động giao dịch chỉ cần có sự thỏa thuận, đồng nhất của bên mua và bên bán mà không cần thiết phải có mặt của người đi vay.

Hình thức MBS hoạt động như thế nào?

Việc hiểu rõ cách thức hoạt động của chứng khoán bảo đảm thế chấp ra sao sẽ giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về loại chứng khoán MBS này.

mbs-3

Hình thức MBS hoạt động như thế nào

Ngân hàng chính là yếu tố trung gian tài chính đứng ra liên kết giữa bên mua và nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư mua một mã chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp với mục đích là để cho vay với những người mua nhà. MBS được mua bán thông qua các nhà môi giới chứng khoán

Hiện nay trên thị trường, điều kiện để một MBS được chấp thuận phát hành đó là có cho mình một doanh nghiệp được chính phủ tài trợ (GSE) hay một công ty tài chính theo dạng tư nhân.

Các khoản thế chấp của MBS phải được đến từ một tổ chức tài chính được phép uỷ quyền và thành lập theo qui định. Bên cạnh đó, MBS cũng phải nhận được sự công nhận của một trong hai xếp hạng hàng đầu bởi cơ quan xếp hạng tín dụng thì mới được phép phát hành, buôn bán trên thị trường.

Các loại chứng khoán bảo đảm thế chấp MBS

Để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về đầu tư MBS, bạn cần phải biết các loại chứng khoán bảo đảm thế chấp MBS bao gồm những gì, đặc điểm của từng loại.

Chứng khoán chuyển giao (Pass – through)

Chứng khoán chuyển giao hiểu một cách đơn giản là được phát hành bởi quỹ uỷ thác. Quỹ uỷ thác sẽ có nhiệm vụ phân chia các khoản thế chấp, sau đó chuyển giao cho các nhà đầu tư. Ngược lại, các nhà đầu tư chứng khoán cũng sẽ phải chịu thuế với tư cách là chủ sở hữu trực tiếp của sự uỷ thác.

Đặc điểm của chứng khoán chuyển giao MBS

Chứng khoán chuyển giao thông thường sẽ có thời gian đáo hạn từ 05,10, hay 30 năm. Một điểm đặc biệt cần chú ý của loại chứng khoán này đó là kỳ hạn của chúng ít hơn thời gian đáo hạn. Có nghĩa là, nó phụ thuộc vào các khoản thanh toán chính cho các khoản thế chấp để tạo nên chứng khoán chuyển giao.

Ngoài ra, có hai loại chứng khoán chuyển giao nhỏ hơn mà nhà đầu tư cần qua tâm đó là:

  • RMBS (Chứng khoán được bảo đảm thế chấp bằng nhà ở): Được hỗ trợ bởi các khoản thế chấp nhà ở, bất động sản.

Chứng khoán chuyển giao được thế chấp chính bằng tài sản cụ thể là nhà ở

  • CMBS (Chứng khoán thương mại được bảo đảm bằng thế chấp): Được hỗ trợ bởi các tài sản thương mại hóa như tòa nhà và tài sản cá nhân thuộc sở hữu của doanh nghiệp của bạn.

Nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp (Collateralized Mortgage Obligations)

Nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp được gọi tắt là CMO. Gồm nhiều nhóm chứng khoán, chia nhóm các khoản thế chấp thành các loại rủi ro tương tự. Các nhóm được chia ra các đợt. 

Nếu đúng trong giai đoạn rủi ro cao thì sẽ kèm theo nguy cơ vỡ nợ lớn hơn. Bởi nhiều dòng tiền không được chắc chắn. Ngược lại, trong giai đoạn gặp ít rủi ro nhất có nhiều dòng tiền ổn định nhất, mức độ rủi ro vỡ nợ sẽ ít hơn. Nhưng mặt khác, điều đó sẽ thu hút các nhà đầu tư chính là khi mức độ rủi ro cao. Lãi suất bù được bù đắp cũng cao hơn.

Ưu điểm khi đầu tư MBS

mbs-6

Ưu điểm của MBS là gì

  • MBS được xem như là một công cụ đầu tư có rủi ro thấp. Nhưng lại cung cấp mức thu nhập cao hơn từ 1 – 2% so với những chứng khoán khác.
  • Nhà đầu tư có thể nhận các khoản thanh toán theo từng tháng.
  • MBS được thế chấp chính bằng các khoản thế chấp ở bất kỳ nơi đâu trên đất nước. Tạo mạng lưới kết nối dễ dàng hơn dành đến khách hàng.
  • Lãi suất cao hơn so với các mã chứng khoán có cùng kỳ hạn tương đương.
  • Điều này dễ dàng thấy được qua tính chất của dòng tiền không ổn định. Không chắc chắn mang lại, cũng như tính thanh khoản bị thấp hơn. Khi so sánh với việc gửi tiền ở ngân hàng.
  • Hầu hết MBS đều được đảm bảo toàn bộ hoặc chính phủ Mỹ bảo trợ.

Rủi ro khi đầu tư MBS

Bên cạnh những mặt có lợi ích khi đầu tư vào MBS. Nó cũng có một số hạn chế nhất định. Bởi không có một cách đầu tư vào sản phẩm tài chính nào không có những rủi ro, sai xót.

Tương tự giống như những loại chứng khoán khác. Chứng khoán bảo đảm bằng thế chất (MBS) cũng chịu nhiều rủi ro. Các rủi ro nhà đầu tư dễ thể gặp phải như: thu nhập từ MBS bị đánh thuế. Lãi suất, thanh khoản, vỡ nợ, lạm phát, …Bên cạnh đó, hai rủi ro chính mà các nhà đầu tư phải chịu đó là:

  • Rủi ro trong việc thanh toán trước: Trong trường hợp lãi suất thế chấp giảm. Chủ nhà sẽ thực hiện tái cấp vốn một cách thường xuyên hơn. MBS cũng có nhiệm vụ trả nợ gốc nhanh hơn dự kiến ban đầu. Điều này sẽ dẫn đến việc MBS có tuổi thọ trung bình ngắn hơn. Đầu tư MBS sẽ mang về lợi nhuận thấp hơn so với mong muốn của chủ đầu tư.
  • Rủi ro gia hạn trong thanh toán: Xảy ra khi lãi suất thế chấp tăng. Chủ nhà ít tái cấp vốn thường xuyên hơn. Dẫn đến việc MBS có xu hướng trả nợ gốc chậm hơn. Kéo theo tuổi thọ của trung bình MBS dài hơn, lợi nhuận cũng thấp hơn so với mức mong đợi.

Vì vậy, khi đầu tư MBS, nhà đầu tư cần phải cân nhắc. Xem xét kỹ đến những yếu tố ưu và nhược điểm của loại chứng khoán này. Việc trả nợ đúng thời hạn là một việc đặc biệt rất quan trọng nếu bạn đầu tư vào MBS. Tránh những vấn đề phát sinh phức tạp không đáng có xảy ra. 

Tổng kết

Bài viết trên chia sẽ cho bạn những thông tin cần biết khi muốn đầu tư MBS. Nếu bạn muốn thử thách mình vào con đường tài chính. Hãy để Box.edu đồng hành cùng bạn trong việc chia sẻ thông tin về thị trường chứng khoán. Kiến thức một cách kỹ lưỡng, chúc bạn may mắn!

Rate this post
Xin chào các bạn! Mình là Hà Nguyên Phương Hiện đang là tác giả của Box.edu.vn website nổi tiếng chuyên review, đánh giá, giới thiệu các khóa học hay nhất hiện nay.