Nên học Piano solo hay đệm hát là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm. Với hai loại hình này, chúng sẽ có những điểm giống và khác biệt. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn hình thức nào thì hãy tham khảo những nội dung mà Box.edu chia sẻ dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Piano Solo và Piano đệm hát nghĩa là gì?
Trước khi tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi “nên học Piano Solo hay đệm hát” mời bạn đọc cùng tìm hiểu về 2 khái niệm này.
Piano Solo
Piano Solo được chia thành nhiều dòng nhạc khác nhau. Cụ thể:
- Nhạc cổ điển: Với dòng nhạc cổ điển, người chơi Piano sẽ phải học theo phương pháp là đọc bản nhạc hay tay và thể hiện lại những nốt nhạc đã đọc được trên đàn. Khi cần nhạc cổ điển, người chơi phải tuân thủ đúng theo các nguyên tắc nư di chuyển các ngón tay, tư thế tay và đánh đúng ký hiệu trên bản nhạc.
- Nhạc không lời: Nhạc không lời thường xuyên hiện trên các chương trình sự kiện, truyền hình hoặc TV.
- Nhạc hiện đại: Là các bài hát hiện đại hoặc trữ tĩnh được thể hiện lại thông qua giai điệu của Piano. Nhạc hiện đại phát triển mạnh mẽ trong 5 năm trở lại đây nhờ Facebook, Youtube hoặc các trào lưu Cover lại các ca khúc nổi tiếng của giới trẻ./
Piano đệm hát
Piano đệm hát cũng được chia ra thành nhiều dòng nhạc khác nhau. Dựa theo từng dòng nhạc mà các ca sĩ thể hiện, người chơi Piano sẽ có những kiểu đệm khác nhau sao cho phù hợp và hay nhất. Ví dụ, nếu ca sĩ hát dòng nhạc nhẹ thì sẽ đệm hát nhạc nhẹ, nếu ca sĩ hát nhạc trữ tình thì đệm hát Piano trữ tính.
Thông thường, Piano đệm hát được thực hiện dược trên kinh nghiệm của người chơi đàn Piano lâu năm. Họ sẽ tự cảm nhận giai điệu và tìm hiểu về hòa âm để chơi. Và dường nhưng chúng không tuân theo một quy luật nhất định nào cả. Do vậy, cách chơi Piano đệm hát đòi hỏi sự linh động sáng tạo hơn từ phía người chơi.
Nên học Piano Solo hay đệm hát?
Điểm giống và khác biệt giữa Piano Solo và Piano đệm hát
Điểm giống nhau
- Dù là Piano Solo hay Piano đệm hát thì người chơi cũng đều phải biết cách đọc hiểu bản nhạc và nắm vững những kiến thức cơ bản liên quan đến nhạc lý như: khuông nhạc, hợp âm, nhịp phách, trường độ nốt…
- Đều phải kết hợp linh hoạt 2 tay khi chơi để tạo ra những bản nhạc hoàn hảo.
Điểm khác biệt
- Khác với Piano đệm hát, Piano Solo là cách chơi thể hiện giai điệu của bài hát. Nghĩa là bài hát được chơi thế nào thì Piano sẽ chơi đúng ra giai điệu như vậy. Đối với những người mới chơi Piano Solo, trước hết họ đều cần đến bản nhạc để đánh cho chuẩn. Sau khi thành thạo, họ sẽ chơi theo cách cảm âm. Nghĩa là chơi theo trí nhớ, chỉ cần nghe là có thể chơi lại được.
Hiện nay, còn có một biến thể của Piano Solo, được gọi là Piano Cover. Đây được hiểu là hình thức chơi Piano theo phong cách riêng của mỗi người, nó có thể khác hơn hoặc giống 100% so với bài gốc.
- Piano đệm hát được hiểu là việc chơi đàn để làm nền cho ca sĩ hát hoặc kết hợp với một loại nhạc cụ khác. Trong trường hợp này, giai điệu chính là giọng hát, còn Piano chỉ bổ trợ. Nếu Piano đệm hát chơi riêng lẻ thì nó sẽ không phát ra giai điệu của bài hát mà nó là nền nhạc được tạo ra bởi các vòng hòa âm hoặc hợp âm. Khi chơi Piano đệm hát, người chơi sẽ dựa vào kiểu đệm và hợp âm là chủ đạo mà không cần phải đọc các nốt nhạc như hình thức chơi Piano Solo.
Phân biệt Piano Solo và Piano đệm hát
Nên học Piano Solo hay đệm hát
Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu học Piano Solo sau đó chuyển sang Piano đệm hát và ngược lại. Thế nhưng, với kinh nghiệm của những người chơi đàn Piano, các bạn nên bắt đầu học với Piano Solo bởi đây là giai đoạn sẽ giúp bạn nắm được nền tảng kiến thức, cách chơi trọn vẹn một bản nhạc, từ đó chuyển sang Piano đệm hát sẽ dễ hơn.
Ngoài ra, nếu bạn muốn học piano đệm hát mà sau đó muốn chuyển sang Piano Solo bạn gần như phải học lại cách chơi từ đầu. Như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức luyện tập.
Những yếu tố quan trọng để chơi Piano Solo hay Piano đệm hát
Dù là lựa chọn hình thức chơi Piano Solo hay Piano đệm hát thì bạn cũng cần phải kiên trì tập luyện. Với việc học Piano, bạn cần luyện tập chăm chỉ mỗi ngày và không được nhảy bước. Khi làm quen với bộ môn này, bạn cần nắm vững những kiến thức cơ bản liên quan đến nhạc lý, hiểu được các nốt nhạc, hợp âm, nhịp phách và giai điệu của nó.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lên một kế hoạch dài hạn cho việc học tập, nghiêm túc thực hiện nó mỗi ngày. Khi bạn chơi đàn thường xuyên thì các ngón tay sẽ trở nên quen thuộc với các phím đàn, tâm trạng sẽ luôn thoải mái để tạo ra những âm thanh hay nhất, chính xác nhất.
Bạn không nên quá vội vàng khi học đàn Piano bởi nó không những không thể làm bạn trở nên tốt hơn mà nó còn làm cho tâm trí của bạn bị căng thẳng quá mức. Hãy tận hưởng âm nhạc bằng tâm hồn thư thái và nhẹ nhàng nhất có thể.
Một số lưu ý khi tự học Piano Solo
Sau khi tìm câu trả lời cho câu hỏi “nên học piano solo hay đệm hát“, nếu bạn đang có ý định muốn theo đuổi việc con đường học Piano Solo thì hãy chú ý một số điểm như sau:
- Thứ nhất, để có thể chơi được Piano Solo, người chơi cần phải đọc và hiểu được các nốt cũng như các ký tự âm nhạc. Bên cạnh đó còn phải tìm hiểu các kiến thức khác liên quan đến nhạc lý như nhịp, phách, giai điệu, nốt hóa…
- Thứ hai, khi tự học Piano Solo, các bạn phải lên kế hoạch luyện tập nghiêm túc. Khi bắt đầu làm quen với Piano, bạn nên dành thời gian luyện tập 2-30 phút mỗi ngày để cơ tay quen dần với đàn. Sau khi đã luyện tập quen dần, bạn có thể duy trì 20-60 phút mỗi ngày để đạt được hiệu quả rõ rệt. Tuyệt đối không nên luyện tập dồn dập theo kiểu 1-2 ngày/tuần, mỗi lần 2-3 giờ. Vì luyện tập như vậy sẽ khiến cho 2 bàn tay của bạn bị cứng nhắc, không còn trở nên linh hoạt mà mềm mại nữa.
- Thứ ba, trong thời gian đầu luyện tập Piano, bạn có thể chán nản và dễ bỏ cuộc. Vì vậy mà bạn có thể tìm một người bạn để học cùng. Những chia sẻ trong quá trình tự học sẽ giúp bạn có động lực để học tập hiệu quả hơn.
- Cuối cùng, đừng bao giờ bỏ cuộc với ước mơ và đam mê của mình. Học bất kỳ một loại nhạc cụ nào cũng đòi hỏi quá trình kiên trì rèn luyện. Và học Piano Solo cũng vậY. Nếu thật sự quyết tâm và đam mê với bộ môn này, bạn có thể gặt hái được những thành công nhất định trong tương lai.
Tổng kết
Với những kiến thức mà Box.edu đã chia sẻ, chắc chắn bạn đọc sẽ biết nên học piano solo hay đệm hát. Với mỗi một loại hình chơi Piano khác nhau, bạn sẽ hiểu được những đặc tính riêng của chúng. Hy vọng bạn có thể tìm được cho mình một thể loại thích hợp để theo đuổi nó trong tương lai.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!