7 cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình hiệu quả

Bạn có biết rằng yếu tố làm nên thành công của buổi thuyết trình ngoài việc có một nội dung hấp dẫn, giọng nói truyền cảm thì còn là việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình. Bạn thường nghe nói hãy dùng cử chỉ hành động kết hợp với giọng nói, ánh mắt để thu hút mọi người tốt hơn nhưng thực tế bạn sẽ gặp những khó khăn nhất định. Cùng Box.edu tìm hiểu kỹ hơn nhé!

👉 Xem thêm: Kỹ năng thuyết trình là gì? Ví dụ về một bài thuyết trình hay

👉 Xem thêm: Bật mí kỹ năng thuyết trình không bị run giúp bạn tự tin, thoải mái

Mục lục bài viết

Những nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình

Khi bạn thuyết trình không nên thường xuyên khua tay múa chân, hành động lóng ngóng thể hiện rõ là bạn đang run và không đủ sự tự tin để thuyết trình

Nên để bàn tay trong khoảng từ trên phía thắt lưng và trong khoảng dưới cằm: Nếu vung tay cao quá thì có thể khiến tay bị che mặt, khả năng truyền âm kém hơn, còn nếu vung tay thấp quá thì mọi người sẽ không thấy cử chỉ của bạn. Còn khi để tay từ trên phía thắt lưng và trong khoảng dưới cằm sẽ thuận tiện cho người thuyết trình, tạo cảm giác thoải mái và trông tự nhiên nhất

nhung-nguyen-tac-su-dung-ngon-ngu-co-the-khi-thuyet-trinh.jpg

Những nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình

Nguyên tắc vung tay đúng là “trong ra, dưới lên”. Hướng đưa tay nên tuân thủ theo là từ trong ra ngoài và hướng từ dưới lên

Nguyên tắc ngửa tay thì các ngón tay khép lại. Khi để lòng bàn tay ngửa là bày tỏ sự mong đợi, thu thập ý kiến, còn nếu làm ngược lại thì hàm ý đè nén, dồn ép thính giả thì chỉ phù hợp cho những người mạnh mẽ và có quyền lực. Còn khi khép các ngón tay là bày tỏ sự nghiêm túc, ngón tay mở mang lại cảm giác thiếu sinh lực, thiếu nhiệt tình, cảm giác ta đang vơ vét hay cào cấu cái gì đó từ bên ngoài vào

Lời khuyên là không giữ tay ở nguyên một tư thế hoặc cử chỉ liên tục loạn lên mà hãy thực hiện vừa phải và phù hợp nhất

Nguyên tắc tiếp theo chính là không được lảng tránh ánh mắt của mọi người. Hãy thể hiện sự tự tin, lựa chọn một điểm tập trung với người đối diện như: sống mũi, hoặc trên đầu của người nghe để tạo nên cảm giác chân thật nhất khi tương tác với mọi người trong bài thuyết trình

Cuối cùng nụ cười được coi là vũ khí lợi hại giúp bạn tạo ấn tượng tốt với người nghe, nhờ vậy mà thông điệp của bạn cũng được truyền tải một cách rõ ràng và có thiện cảm. Do đó đừng quên sử dụng nụ cười một cách hợp lý để nó trở nên thật sự đáng giá hơn ngàn lời nói nhé

Vai trò của việc dùng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình

Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp hằng ngày cũng như thuyết trình để giúp bạn bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình mà không thể nói thành lời được.

Nếu bạn mong muốn chiếm được cảm tình của mọi người thì rất cần sự kết hợp của ngôn ngữ cơ thể. Những nhà diễn thuyết nỏi tiếng họ biết cách vận dụng vào các buổi thuyết trình của họ nên bạn thấy đấy nó thu hút rất nhiều người theo dõi. Chính vì vậy mà người ta luôn nhận định rằng sử dụng ngôn ngữ cơ thể rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong thuyết trình.

Hướng dẫn các cách dùng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình thông qua ánh mắt

Ánh mắt là nơi thể hiện cảm xúc, thái độ của con người chính xác nhất. Một người có kinh nghiệm thuyết trình thành công thì sẽ biết cách sử dụng ánh mắt để biểu đạt thông tin tốt hơn. Hãy nhìn thẳng vào mắt của người đối diện để thể hiện sự gần gũi và tự tin. Đồng thời khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng và thoải mái lắng nghe bạn trình bày hơn.

Đây là cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể đơn giản mà bạn nào cũng có thể thực hiện được chỉ cần tập luyện biểu đạt qua ánh mắt của mình là bạn đã có thể thực hiện nó một cách đơn giản rồi.

Cử chỉ tay khi thuyết trình

Đây là cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể cơ bản khi bạn muốn học thuyết trình. Nếu bạn muốn thú hút sự tập trung và tạo ấn tượng cho người nghe thì cử chỉ tay rất quan trọng. Cách thể hiện cần sự dứt khoát và biết sử dụng đúng thời điểm có vậy mới đem lại hiệu quả cho phần trình bày của bạn.

Lưu ý rằng không nên lặp đi lặp lại một cử chỉ hoặc hành động nào đó sẽ gây sự nhàm chán và thể hiện rằng bạn đang lo lắng hoặc không làm chủ được cử chỉ của bản thân. Nếu biết cách áp dụng hợp lý chắc chắc sẽ giúp phần thuyết trình của nâng cao hiệu quả hơn đó.

Giữ thái độ và tư thế khi thuyết trình cởi mở

khong-khoanh-tay-hoac-chap-tay-sau-lung-khi-thuyet-trinh.jpg

Không khoanh tay hoặc chắp tay sau lưng khi thuyết trình

Hãy giữ bình tĩnh và thoải mái nhất khi đứng trước mọi người để thuyết trình có như vậy mới thể hiện sự chuyên nghiệp. Không nên khoanh tay hoặc chắp tay sau lưng sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng với người nghe. Trước những buổi thuyết trình quan trọng hãy tập hít thở sâu, giữ tư thế đứng thẳng thoải mái để giúp biểu đạt thông qua cử chỉ và hành động tốt hơn.

Thế đứng rộng

Quan trọng nhất đó là bạn phải thể hiện được sự tự tin cũng như bản lĩnh của mình. Hãy chọn cho mình một thế đứng vững vàng để bình tĩnh hoàn thành thật tốt phần trình bày của mình. 

Cách để bạn sửa đổi tốt nhất chính là sau mỗi lần thuyết trình hãy ghi hình lại để sau đó bạn có thể xem lại. Từ đó thay đổi và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong những buổi thuyết trình sau. Đây là cách làm đơn giản và hiệu quả nếu muốn cải thiện khả năng tốt hơn. Ngoài ra cũng có thể tập đứng trước gương để thực hành nếu cảm thấy còn ngại khi đứng trước mọi người.

Giọng nói trong ngôn ngữ cơ thể

Có thể nói giọng nói chính là một vũ khí quan trọng giúp phần thuyết trình của bạn trở nên hấp dẫn thu hút hơn. Biết cách điều chỉnh giọng nói, cường độ và âm điệu phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả phần trình bày của bạn nhiều hơn. Bạn sẽ cảm thấy bị cuốn hút bởi những người thuyết trình có giọng truyền cảm, nhẹ nhàng đúng không nào? Sẽ thế nào nếu một người nói chuyện ấp úng, không rõ ràng mạch lạc, lúc nói to nói nhỏ? Chắc chắn sẽ bị đánh giá khả năng của bản thân kém hơn rồi. Do vậy cần lưu ý về vấn đề sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình.

Thái độ vui vẻ, biểu cảm của gương mặt phù hợp

Trong hầu hết các buổi thuyết trình bạn đều nên thể hiện sự vui vẻ, biểu cảm gương mặt phù hợp để bản thân cảm thấy thoải mái mà khán giả cũng cảm nhận được những điều mà bạn muốn truyền tải tốt hơn. Điều này còn giúp tạo lập mối quan hệ giữa người nói và người nghe tốt hơn nữa đấy. Đây cũng là cách áp dụng ngôn ngữ cơ thể để tránh tạo sự nhàm chán, khô khan khi trình bày phần thuyết trình của mình.

Bản lĩnh làm chủ sân khấu

Hãy thể hiện bản lĩnh kỹ năng tự tin khi thuyết trình của mình bằng cách di chuyển và tương tác với tất cả mọi người xung quanh. Vừa để kết nối, tăng cường sự gắn kết với người đang lắng nghe bạn lại tăng thêm hiệu quả cho phần trình bày của bạn tốt hơn. Không nên chỉ đứng nguyên một vị trí và thuyết trình mà hãy nhẹ nhàng di chuyển phù hợp để tạo cảm giác uyển chuyển, khiến mọi người chú ý tập trung theo dõi bạn nhiều hơn.

Tổng kết

Chúng tôi mong muốn rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn biết cách vận dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình hiệu quả và hợp lý nhất. Đặc biệt là trong vấn đề học thuyết trình chỉ cần bạn nắm được và thực hiện nó thì sẽ dễ dàng hơn khi gặp những buổi thuyết trình khác.

5/5 - (10 bình chọn)