Tổng hợp bí kíp ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp khéo léo, chuyên nghiệp

Bạn nghĩ rằng trong giao tiếp chỉ cần rèn luyện kỹ năng nói khéo léo, thông minh là được thì đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp chiếm đến 55% sự thành công của buổi hội thoại đó. Hãy cùng Box.edu khám phá bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về bí quyết này nhé!

👉 Xem thêm: Tìm hiểu, xây dựng phong cách giao tiếp tốt nhất, hiệu quả

👉 Xem thêm: Điều kiêng kỵ trong văn hóa giao tiếp tại môi trường công sở

Mục lục bài viết

Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp là gì?

Chắc hẳn nhiều người đã nghe tới Body Language hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể. Bạn có thể hiểu đây là một cách giao tiếp phi ngôn ngữ. Trong đó bao gồm các hoạt động, hành vi của cơ thể. Đó được coi là một phương thức giao tiếp và giúp bạn truyền đạt thông tin. 

Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào thì việc sử dụng cơ thể để biểu đạt ngôn ngữ và thể hiện con người, tính cách của bạn. Với ý định mà bạn muốn truyền tải cho đối phương biết. 

Trong đó gồm có tất cả các cử chỉ, biểu hiện và động thái của các cử động trên cơ thể mình. Được biểu đạt nhờ cơ thể, tay chân, mắt, mặt hay đầu. Kết hợp lại mang đến một ý nghĩa riêng và có tác động nhất định trong cuộc trò chuyện. 

Ngon-ngu-co-the-trong-giao-tiep-la-gi

Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp là gì?

Những lợi ích ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp mang lại

Kết nối với mọi người

Với một người mới gặp lần đầu có thể bạn có thể cảm thấy e ngại và ít nói hơn trong giao tiếp. Nhưng những lúc như vậy ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp đóng yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của bạn. Yếu tố này cũng sẽ giúp cho bạn tạo thêm được thiện cảm và gây ấn tượng với đối phương. 

Đối phương sẽ hoàn toàn có thể dựa vào những cử chỉ trên cơ thể của bạn. Trong quá trình giao tiếp để đánh giá họ. Và có nên tiếp tục cuộc giao tiếp hay không.

Giả dụ nếu bạn đứng khoanh tay thì đó là một dấu hiệu cho thấy bạn đang không muốn tiếp xúc với đối phương. Hoặc bạn không muốn làm quen và tìm hiểu về người đó. 

Chính vì thế nếu bạn hiểu đúng về ý nghĩa của bất kỳ động tác và cử chỉ nào. Hãy thể hiện mong muốn được giao tiếp của mình. Ngay cả khi bản thân bạn chưa nói và chưa làm quen với đối phương. 

Tránh gặp mâu thuẫn

Trong cuộc sống chắc chắn bạn sẽ thường xuyên bắt gặp một số trường hợp như phải biết lựa chọn từ ngữ khôn khéo. Cùng với đố là một số thanh sắc trong khi giao tiếp sẽ khiến cho bạn bị hiểu lầm. Ngoài ra còn có thể gây ra những xích mích không đáng có. 

Nhưng ngôn ngữ cơ thể cũng sẽ giúp bạn dễ dàng làm dịu tình hình một cách hiệu quả. Hoặc bạn có thể không khéo léo trong cách giao tiếp. Và biểu cảm gương mặt và cử chỉ của bạn rất tốt. Bạn vẫn có thể giữ được thiện cảm với người đối diện. 

loi-ich-ngon-ngu-co-the-trong-giao-tiep-mang-lai

Những lợi ích ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp mang lại

Xây dựng hình ảnh bản thân

Trong giao tiếp, bạn cần phải kiểm soát ngôn ngữ cơ thể. Tuy nhiên đây là một điều không hề đơn giản. Để làm được điều đó, bạn cần phải làm chủ được các cảm xúc của bản thân. Đặc biệt cần hiểu rõ về ý nghĩa của từ cử chỉ. Đó là một hành động tinh tế trong giao tiếp mà bất kỳ ai cũng cần học hỏi.

Với những động tác thừa trong giao tiếp hàng ngày. Sẽ khiến cho bạn trở nên ngớ ngẩn, vô nghĩa với những hành động đó. Và đôi khi nó còn mang đến cho đối phương cảm giác thiếu tôn trọng. 

Chính vì vậy bạn cần kiểm soát nó. Hãy áp dụng nó trong giao tiếp để lấy được tình cảm từ những người xung quanh. Như vậy sẽ giúp bạn ghi điểm và để lại được ấn tượng. 

Tăng tính thuyết phục trong lời nói

Đối với những ai làm công việc kinh doanh thì tăng tính thuyết phục trong lời nói đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn sẽ không thể dễ dàng lấy được lòng tin của khách hàng khi mà không kết hợp nhuần nhuyễn giữa cử chỉ và lời nói. Trong giao tiếp, 2 yếu tố đó cần phải ăn khớp với nhau. 

Tuy nhiên một vài trường hợp người đối diện sẽ hoàn toàn có thể biết được bạn đang có thành thật hay không. Dựa vào các cử chỉ về động tác tay chân và ánh mắt của bạn. 

8 Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Bắt tay

Trong giao tiếp, bắt tay là một thủ tục xã giao bạn không thể thiếu. Đặc biệt là trong những lần đầu gặp mặt. Trong giới chuyên nghiệp thì bắt tay lại càng là một hành động bắt buộc cần có. 

Ngon-ngu-co-the-trong-giao-tiep-4

Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Với ngôn ngữ cơ thể đại diện cho sự khéo léo và chân thành của đối phương khi thực hiện chào hỏi. 

Bắt tay cũng đòi hỏi ở bạn một sự tin tế. Chỉ với một cái bắt tay đơn giản cũng sẽ thể hiện rất nhiều điều trong cuộc gặp mặt, giao tiếp đó. 

Một điều lưu ý bạn không nên mắc phải đó là không được để tay quá lỏng lẻo. Nó sẽ làm cho đối phương nghĩ bạn đang thiếu tự tin. Nhưng cũng không thể thể hiện sự tự tin qua việc nắm tay chặt. Nó sẽ khiến cho người đối phương cảm thấy không thoải mái. Và đó cũng là một hành động được đánh giá là thiếu lịch sự. 

Lúc bắt tay cần dùng một lực vừa đủ với đối phương trong khoảng 3-5 giây. Sau đó kết hợp với việc sử dụng ánh mắt nhìn thẳng vào người đối diện. Kết hợp với việc giữ khoảng cách vừa đủ và chú ý nghiêng người về phía trước. Như vậy bạn sẽ thể hiện được rõ ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp của mình một cách hoàn chỉnh. 

Ánh mắt

Trong giao tiếp, ánh mắt chính là một trong những thứ không thể bỏ qua. Khi bạn muốn sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp với người khác thì không thể thiếu nó. 

Ánh mắt là ngôn ngữ cơ thể truyền tải được toàn bộ những thông điệp một cách chân thành và rõ ràng nhất. Đây là nơi có thể biểu thì được đầy đủ nhất nhiều cung bậc cảm xúc của bạn.

Đôi khi chỉ kết hợp với vài lời nói và giao tiếp bằng ánh mắt cũng đủ để khiến cho bạn truyền tải được những thuyết phục và thú vị trong cuộc sống. Hoặc cũng sẽ giúp bạn bày tỏ được hết tâm tư, tình cảm của mình một cách dễ dàng. 

Tuy nhiên một vài trường hợp giao tiếp bằng ánh mắt cần tránh những điều sau:

  • Không nên nhìn chằm chằm vào đối phương 
  • Giữ ánh nhìn trong vài giây rồi sau đó tăng dần thời gian tiếp xúc bằng ánh mắt
  • Kết hợp nhuần nhuyễn kỹ năng lắng nghe để hiểu đối phương

Như vậy chỉ với việc kết hợp thêm sử dụng ánh mắt trong giao tiếp đã giúp bạn thể hiện được sự thân mật trong buổi trò chuyện. Và giúp cho đối phương dễ dàng tiếp nối và hiểu bạn hơn.

Giữ đúng tư thế

Trong ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp việc giữ đúng tư thế, luôn thẳng lưng biểu đạt rất nhiều ý nghĩa quan trọng. Tư thế này tạo nên cho bản thân bạn một phong thái tự tin và bản lĩnh. Hãy giữ thẳng lưng ở bất kỳ tình huống nào và giữ cho mình thật thoải mái từ tư thế đến tinh thần. 

Ngon-ngu-co-the-trong-giao-tiep-1

Giữ đúng tư thế

Nếu bạn cảm thấy hơi mệt mỏi và căng thẳng thì có thể thay đổi tư thế nhẹ nhàng. Đừng gồng mình cố gắng, nó sẽ khiến bạn trở nên mất tự nhiên. 

Bạn cũng nên lựa chọn cho mình tư thế thích hợp với trang phục và hoàn cảnh. Nếu bạn chuyển tư thế hay đứng lên thì cần phải ngẩng cao đầu. Và giữ sao cho khoảng cách giữa hai bàn chân của bạn rộng ngang vai. Kết hợp với đó là vẻ mặt tràn đầy tự tin của mình nhé!

Nụ cười 

Trên khuôn mặt của bạn chắc chắn không thể thiếu được nụ cười. Nó là một trang sức trong giao tiếp và cũng là phương tiện hỗ trợ bạn trong rất nhiều trường hợp. 

Tuy nhiên để tận dụng được tối đa bạn cần phải biết sử dụng nụ cười đúng lúc và hợp lý. Nụ cười là một nghệ thuật và nó cần rèn luyện thường xuyên. Bạn có thể biểu cảm được nhiều loại cảm xúc qua từng kiểu cười khác nhau. Và tất nhiên việc nở nụ cười luôn mang đến cho bạn những kết quả tốt đẹp ngoài sức mong đợi. 

Khi nhắc đến ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp người ta sẽ nghĩ ngay đến nụ cười. Tưởng rằng chỉ là một hành động nho nhỏ mà nó mang đến hiệu quả bất ngờ. 

Sử dụng nụ cười để truyền đạt thông điệp ý nghĩa. Và bạn sẽ cảm thấy khó diễn tả bằng lời được nếu nói trực tiếp. Và nó sẽ càng tôn lên vẻ đẹp của bạn trong mắt mọi người. 

Biểu cảm gương mặt và cằm

Với tư thế của gương mặt và cả ngôn ngữ hình thể sẽ nói lên rất nhiều về con người và cảm xúc của bạn. Tuyệt đối không được ngẩng cao mặt và cằm quá cao. Nó sẽ khiến cho người đối diện đánh giá bạn là một người kiêu căng, ngạo mạn. 

Nhưng không phải vì thế mà bạn cúi đầu xuống thấp để thể hiện sự kính trọng. Tư thế đó sẽ khiến bạn thiếu tự tin và bị đánh giá kém trong mắt đối phương. Chính vì thế hãy giữ cho bản thân một tư thế vừa đủ và thoải mái, tự nhiên. Biểu cảm gương mặt và cằm cũng đóng vai trò quan trọng. 

Ngon-ngu-co-the-trong-giao-tiep-5

Biểu cảm gương mặt và cằm

Ngoài ra biểu cảm trên gương mặt của bạn luôn chiếm trọng tâm của cuộc trò chuyện. Nếu bạn đảo mắt liên tục, nhăn nhó và nhíu mày liên tục sẽ để lại ấn tượng không tốt trong mắt đối phương.

Hãy luôn duy trì thần sắc tỉnh táo với nụ cười tỏa sáng trên khuôn mặt bạn nhé!

Bày tỏ phản hồi tích cực

Khi bạn lắng nghe người đối diện trình bày một vấn đề nào đó hãy phản hồi tích cực là gật đầu và tán thành mỉm cười. Điều này sẽ giúp cho đối phương cảm thấy được tôn trọng và hứng thú với cuộc trò chuyện này. 

Bạn có thể gật đầu và mỉm cười kết hợp với sử dụng một số từ lịch sự như: Vâng ạ, Đúng rồi ạ, Dạ,… Người đối diện sẽ cảm nhận được sự chú tâm của bạn vào trong cuộc hội thoại này. Họ sẽ muốn tiếp tục và duy trì cuộc hội thoại với bạn. Tất nhiên bạn cần phải sử dụng những cử chỉ này đúng lúc, đúng thời điểm. 

Cần tập trung lắng nghe thì mới có thể thực hiện được ngôn ngữ cơ thể này. Bạn cần phải nắm bắt được những ý chính, nội dung câu chuyện để đưa ra những phản hồi chính xác. 

Với kỹ năng đưa ra những phản hồi tích cực góp phần thể hiện sự hiểu biết và trình độ chuyên môn của bạn. Ngay khi bạn đưa ra được phản hồi chính xác sẽ biết được người đối diện đang lắng nghe và truyền đạt những gì. 

Với ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp này chắc chắn bạn sẽ gây được thiện cảm và lấy được lòng tin của họ một cách dễ dàng. 

Nghiêng người về phía người nói

Trong cuộc hội thoại bạn cần chú ý theo dõi vị trí đầu của người đối diện. Sau đó hơi nghiêng người về phía họ để thể hiện sự đồng cảm. Hãy quan tâm tới câu chuyện của người đang kể. 

Thông thường nếu bạn quan tâm đến một điều gì đó sẽ có xu hướng nghiêng người về phía trước. Cần hướng lại gần hơn với người đang được thảo luận về điều đó. 

Chính hành động này sẽ khiến cho cơ thể bạn hướng người về phía trước. Thể hiện sự quan tâm và hứng khởi với câu chuyện của họ. Đây cũng được đánh giá là một hành động lịch sự, tôn trọng. 

Không để tay chạm lên mặt

Theo các chuyên gia tâm lý thì việc liên tục sờ và chạm vào mặt sẽ là một dấu hiệu của việc không thành thật. Đặc biệt là sờ mũi. Còn nếu bạn thường xuyên đưa tay lên mặt, tai, cổ. Hoặc vuốt tóc của bản thân quá nhiều sẽ thể hiện sự bồn chồn và không thoải mái.

Ngon-ngu-co-the-trong-giao-tiep-3

Không để tay chạm lên mặt

Đặc biệt trong lúc đi phỏng vấn, tham gia buổi gặp mặt với lãnh đạo nếu bạn có những hành động này sẽ bị đánh giá không tốt ngay. Bởi các nhà lãnh đạo rất hay chú ý đến những điểm này. 

Chính bởi vậy mà bạn cần phải chú ý đến những hành động này và kiểm soát chúng một cách tốt nhất. Những ngôn từ hình thể này nếu làm không đúng chuẩn mực rất dễ đẩy bạn vào thế bất lợi.

Trong khi trò chuyện bạn nên giữ tay ở vị trí đúng chuẩn, cách xa khuôn mặt. Dù ở bất kỳ trường hợp nào cũng cần giữ phong thái tự tin, nhìn thẳng vào đối phương và giao tiếp. 

Tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể khi phỏng vấn

Ở trong bất kỳ cuộc phỏng vấn xin việc nào cũng sẽ đánh giá rất nhiều của ứng viên ngoài tiêu chí năng lực. Đặc biệt không thể không nhắc đến tác phong chuyên nghiệp, phong thái thể hiện để quyết định có nên tuyển dụng bạn không.

Những chủ doanh nghiệp, quản lý, nhà tuyển dụng luôn đề cao đánh giá vấn đề này. Và học có đôi mắt tinh tế để đánh giá bạn ở những điểm này. 

Chính bởi vậy mà bạn muốn ghi được ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng thì nên nhớ cần phải rèn luyện kỹ năng này thật tốt. 

Ấn tượng với màn chào hỏi

Một trong những điều tối kỵ không được thể hiện khi đi phỏng vấn đó chính là không được vẫy tay để chào hỏi với nhà tuyển dụng. Đây là một buổi phỏng vấn nghiêm túc và họ là sẽ là cấp trên của bạn trong tương lai. Không được tuỳ ý thể hiện những hành động gây mất điểm ngay ở màn chào hỏi được. 

Bạn cần phải cúi đầu chào hỏi nhẹ nhàng hoặc chủ động bắt tay. Hãy sử dụng tay phải của mình để nắm lấy tay của đối phương. Sau đó sử dụng tay còn lại để đỡ phần cùi chỏ của bạn hoặc cổ tay. Tư thế này bày tỏ sự kính trọng, lịch sự của bạn dành cho đối phương. 

Thuyết phục bằng ánh mắt

Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp không thể thiếu khi bạn thực hiện giao tiếp với bất kỳ nhà tuyển dụng nào. Đặc biệt là khi trò chuyện. Nhớ giữ cho đôi mắt của bạn luôn hướng về phía đối phương và thể hiện sự trao đổi qua lại thường xuyên. Ánh mắt cần phải thể hiện sự tập trung cao độ vào câu chuyện và những gì họ nói. Đừng thể hiện ánh mắt lờ đờ, thiếu sức sống. 

ngon-ngu-co-the-khi-phong-van

Tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể khi phỏng vấn

Thể hiện sự tự tin

Chẳng có gì tốt bằng một ứng viên tự tin, đầy hứa hẹn mang đến những tương lai mới cho doanh nghiệp của bạn. Trong đó ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp có thể sẽ giúp bạn thể hiện toàn diện được sự tự tin đó.

Hãy nhớ bạn cần phải ngồi thẳng lưng và lựa chọn tư thế phù hợp cho mình. Không ép chặt hai chân vào và cũng đừng dạng ra quá rộng. Như vậy sẽ khiến cho bạn thể hiện sự vô duyên và không tôn trọng đối phương. Việc giữ thẳng lưng cũng sẽ giúp bạn đẩy được ngực cao hơn. Bờ vai cũng cần được để thoải mái tạo cảm giác tự tin, dễ chịu. 

Chào tạm biệt lịch thiệp

Kết thúc buổi phỏng vấn bạn cũng cần phải chú ý. Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Chủ động tới bắt tay và bày tỏ sự biết ơn vì đã tạo cơ hội để bạn có buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Sau đó hãy nở một nụ cười thật tươi và thể hiện sự thoải mái và tự tin của bản thân. 

Điều giúp bạn có thể thể hiện một buổi nói chuyện cởi mở và cảm thấy vui vẻ vì được trao thêm cơ hội này. Cách này cũng giúp bạn truyền tải được năng lượng tích cực của bản thân với nhà tuyển dụng. 

Tình huống sử dụng ngôn ngữ cơ thể 

Buổi hẹn hò

Trong những buổi hẹn hò đầu tiên của bạn với nửa kia bạn cần phải đọc những tín hiệu cơ thể. Để làm gì ư? Nó sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu thêm về đối phương và nắm bắt được tâm lý của họ. 

Đặc biệt đàn ông thường có xu hướng nói nhiều vào những buổi hẹn hò đầu tiên. Họ rất ít khi quan tâm đến phụ nữ. Và đặc biệt bạn cũng quan tâm tới người đó và giao tiếp bằng ánh mắt với họ. Hãy lắng nghe toàn bộ những điều họ nói để hiểu họ hơn và nắm bắt được chủ đề của cuộc trò chuyện. 

Nếu một trong hai người ở trong buổi hẹn đầu tiên có dấu hiệu không quan tâm và nhìn xung quanh thì chắc chắn đó là một rắc rối rồi. Đối phương sẽ cảm thấy nghi ngờ bạn và đặt ra câu hỏi sao lại có những hành động khó hiểu như vậy. Hoặc họ sẽ đánh giá là bạn không tôn trọng và coi thường người còn lại. 

Chính vì thế bạn cần phải chủ động thể hiện tình cảm và giữ thái độ ở mức độ vừa phải. Đừng vồ vập, thái quá khiến họ nghĩ bạn sẽ có ý đồ xấu. Giữ khoảng cách vừa phải, đứng quá gần cũng đừng xa cách quá. 

Phỏng vấn, đi xin việc

Chắc chắn khi đi xin việc thì ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp kết hợp với kỹ năng giao tiếp và thể hiện trình độ chuyên môn là những điều cần thiết. Bạn cần bỏ túi cho mình những kỹ năng cần thiết để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy tham khảo phần “Tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể khi phỏng vấn” bên trên để hiểu chi tiết hơn.

Ăn tối cùng gia đình thông gia, họ hàng

Các bữa cơm cùng gia đình, người thân, gia đình bên thông gia. Tưởng chừng chỉ là những buổi họp mặt đơn giản. Nhưng lại là nơi đòi hỏi bạn phải trang bị kỹ năng giao tiếp chuẩn chỉnh.

Tinh-huong-su-dung-ngon-ngu-co-the

Tình huống sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Hãy tận dụng những kỹ năng mềm cần thiết kết hợp với ngôn ngữ cơ thể nhuần nhuyễn để kéo giữ khoảng cách, tình cảm với mọi người. Và cũng để thể hiện tình cảm, lòng kính trọng của bản thân với họ. 

Đặc biệt là với những người chuẩn bị lập gia đình hoặc đã có gia đình khi ngồi nói chuyện với bên nhà vợ/chồng. Đặc biệt cần chú ý đến việc giao tiếp với phụ huynh nhà vợ/chồng. Hãy chứng minh cho họ thấy bạn là một người xứng đáng để chăm sóc và quan tâm con cái của họ. Đừng để mất điểm và làm mất đi sự tự tin và phong thái của bản thân nhé!

Tổng kết

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp. Với những kiến thức, tuyệt chiêu trên bạn cần phải rèn luyện song song cho mình thêm nhiều kỹ năng giao tiếp khác. Như vậy sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân và gây được ấn tượng với những người xung quanh. Hoặc bạn có thể tham gia các khoá học giao tiếp trên Box, các giảng viên sẽ bật mí cho bạn những phương pháp, kỹ năng để bạn có thể áp dụng vào trong quá trình giao tiếp hiệu quả hơn.

Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)
Xin chào các bạn! Mình là Hà Nguyên Phương Hiện đang là tác giả của Box.edu.vn website nổi tiếng chuyên review, đánh giá, giới thiệu các khóa học hay nhất hiện nay.