Payoneer là gì? Tổng quan điều cần biết về thẻ Payoneer

Với những người kiếm tiền online thì thuật ngữ thẻ Payoneer sẽ không quá qua lạ. Đối với những người chưa biết hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu Payoneer là gì? ưu – nhược điểm, cách sử dụng thẻ Payoneer ra sao với Box bạn nhé. 

Mục lục bài viết

Thẻ Payoneer là gì?

Thẻ Payoneer được sử dụng như thẻ Mastercard, nhìn nó giống như thẻ ATM mà bạn được liên kết tài khoản Payoneer. Bạn sẽ dùng tài khoản Payoneer để thanh toán và dùng Thẻ Payoneer để rút tiền.

the-payoneer-la-giThẻ Payoneer là gì?

Thẻ Payoneer thuộc công ty Payoneer chuyên cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ, thanh toán online, chuyển tiền xuyên quốc gia cho các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu trực tuyến.

Người dùng khi tham gia hệ thống của Payoneer sẽ nhận được những thứ sau:

Tài khoản ngân hàng quốc tế

Nếu bạn đăng ký Payoneer thành công bạn sẽ được mở tài khoản tại Mỹ, Eu,… để thực hiện việc nhận và gửi tiền từ các tài khoản khác khắp nơi trên thế giới. Đồng thời tài khoản này cũng được liên kết với một tài khoản ngân hàng tại Việt Nam để bạn có thể rút tiền từ khoản khoản ngân hàng.

Thẻ Payoneer Mastercard

Bạn có yêu cầu, Payoneer sẽ gửi cho bạn một chiếc thẻ Mastercard có logo, vai trò nó như một thẻ ATM để rút tiền từ tài khoản quốc tế qua các cây tại Việt Nam.

Ưu – nhược điểm khi sử dụng Payoneer

Nếu bạn sử dụng thẻ Payoneer ngoài những ưu điểm thì cũng có những nhược điểm sau đây:

Ưu điểm

  • Phạm vi thanh toán rộng.
  • Dễ dàng rút tiền từ nước ngoài về Việt Nam.
  • Tiết kiệm chi phí.
  • Không giới hạn tài khoản.
  • Tính bảo mật cao, an toàn.
  • Lệnh rút tiền nhanh chóng.
  • Hỗ trợ nhiệt tình, tiện lợi.

Nhược điểm

  • Thời gian chờ lấy thẻ khá lâu thường khoản 2 – 4 tuần.
  • Bạn không thể tự ý thay đổi thông tin tài khoẳn mặc dù bạn là chủ.
  • Không hỗ trợ nhiều Email thanh toán như Paypal.
  • Payoneer không hỗ trợ thanh toán các trò chơi trực tuyến, tổ chức phi lợi nhuận, tiền ảo, dược phẩm,…
  • Giới hạn rút và thành toán không quá 10.000 USD/ngày và 30.000 USD/tháng.

Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Payoneer

Bước 1: Đầu tiên bạn cần truy cập vào trang web Payoneer >> Chọn Sign Up.

dang-ky-tai-khoan-payoneerNhấn Sign Up

Bạn có thể đăng ký với tư các cá nhân hoặc công ty tuỳ theo mục đích sử dụng. Điền đầy đủ các thông tin như họ tên, địa chỉ email để được xác thực.

Bước 2: Điền thông tin chi tiết liên hệ

Bạn cần điền thông tin như địa chỉ, số điện thoại của mình thật chính xác, bởi đây là thông tin Payoneer dùng để liên hệ với bạn gồm:

dang-ky-tai-khoan-payoneer-1Điền thông tin liên hệ

+ Địa chỉ: Tách địa chỉ làm hai dòng và điền theo địa chỉ nơi bạn ở hoặc trên chứng minh nhân dân.

+ Di động: Điền số điện thoại của mình vào, bỏ số 0 ở đầu vì đã có +84

Bước 3: Điền chi tiết bảo mật

Chính là thiết lập mật khẩu cho tài khoản của bạn, bạn cần điền mật khẩu ít nhất 7 ký tự và có ít nhất 1 chữ cái Latin (A – Z) và 1 chữ số.

dang-ky-tai-khoan-payoneer-2

Bước 4: Kết nối ngay tài khoản ngân hàng của bạn với Payoneer.

Bạn cần chọn tên ngân hàng tương ứng và số tài khoản ngân hàng tại đây. Khi tài khoản đã có số dư và đã được kết nối với Payoneer thì bạn đã có thể rút tiền ngay về tài khoản của mình hoặc thêm một tài khoản ngân hàng khác để rút tiền trong tài khoản của bạn.

dang-ky-tai-khoan-payoneer-3Kết nối tài khoản ngân hàng với tài khoản Payoneer

+ Bank name: Nếu bạn không tìm thấy ngân hàng nào phù hợp thì bạn chọn other (khác) và điền tên ngan hàng của bạn vào với tối đa 100 ký tự.

+ Điền số tài khoản ngân hàng chứ không phải số thẻ ATM/tín dụng.

+ Điền tên ngân hàng bằng tiếng Anh đầy đủ, không viết tắt, nên kiểm tra các kỹ năng các thông tin về ngân hàng của bạn để lấy thông tin chính xác tránh các trường hợp sai sót về sau.

Khi liên kết tài khoản ngân hàng bạn đã hoàn tất phần đăng ký bạn cần chờ Payoneer duyệt tài khoản của ban 1 – 7 ngày và bạn có thể liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng để kiểm tra tài khoản của mình.

Các bước xác thực tài khoản Payoneer

Bước 1: Sau khi đăng ký tài khoản 2 – 3 ngày bạn sẽ nhận được email xác thực tài khoản đăng ký. Có 2 cách để bạn verify Payoneer, bạn có thể chọn cách Upload CMND để xác thực thông tin.

xac-thuc-tai-khoan-payoneerXác thực tài khoản Payoneer

Bước 2: Nhấn nút Upload Document để bắt đầu. Nếu bạn loại giấy tờ là CMND thì bạn có thể chọn tương tự với loại giấy tờ đó:

xac-thuc-tai-khoan-payoneer-1Xác thực tài khoản Payoneer 1

+ Category: Chọn Government Issued Photo ID. Nếu bạn dùng CMND thì chọn mục này.

+ Document Type: Chọn National Government ID. Đây là CMND

+ Country: chọn quốc gia mà bạn sinh sống.

Tiếp bạn chọn Select file để upload CMND >> Chọn SUBMIT để hoàn thành.

Hướng dẫn kích hoạt thẻ Payoneer

Khi đã tạo được tài khoản thì bước tiếp theo bạn cần kích hoạt tài khoản để sử dụng tiện lợi nhất.

Nhấn chọn Activate >> chọn Card 

kich-hoat-tai-khoan-payoneerNhấn Activate >> Chọn Card

Bạn sẽ chuyển sang trang tiếp theo và nhập số thẻ (gồm 16 số nằm ngay mặt trước của thẻ) và mã pin (4 số – bạn chọn 4 số này để dùng làm mật khẩu khi rút tiền ở cây ATM) >> Xác nhận lại 4 số mã PIN >> Nhấn Activate.

kich-hoat-tai-khoan-payoneer-1Tiến hành Activate

Sau khi hoàn thành bước này, bạn sẽnhaanj được thông báo đã Active và được Payoneer gửi email xác nhận và thông báo có thể sử dụng thẻ để giao dịch.

Một số lưu ý khi sử dụng thẻ Payoneer

Để sở hữu tấm thẻ Payoneer sử dụng an toàn, tránh rủi ro, vướng mắc khi sử dụng cần lưu ý những điểm sau:

  • Không chia sẻ hình ảnh chiếc thẻ: Nếu bạn vô tình chia sẻ hình ảnh thẻ Payoneer lên mạng xã hội thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị người khác sử dụng và tiêu tiền như thẻ của chính họ vậy.
  • Không sử dụng thẻ tại các quầy bán lẻ không tên tuổi
  • Không nạp tất cả các quỹ của bạn cùng một lúc.
  • Không đăng ký chương trình khuyến mãi dùng thử.

Tổng kết

Payoneer là một dịch vụ thanh toán được nhiều người tin dùng và đánh giá cao. Vậy bạn đọc đã có được câu trả lời cho mình Payoneer là gì rồi, cũng như cách sử dụng thẻ Payoneer sao cho hiệu quả nhất. Hi vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều hữu ích.

Chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)