11 Phép lịch sự trong giao tiếp giúp bạn nâng cao giá trị bản thân

Phép lịch sự trong giao tiếp là điều tối thiểu bạn cần phải ghi nhớ để học giao tiếp hiệu quả hơn. Khi bạn là người lịch sự, bạn sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng. Vậy phép lịch sự bao gồm những khía cạnh nào? Mời bạn đọc cùng Box.edu tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết

Phép lịch sự trong giao tiếp là gì?

Giao tiếp lịch sự là việc đối tượng giao tiếp hiểu về cách cư xử, các phong tục, tục lệ của đời sống xã hội để giao tiếp hiệu quả.

Một người giao tiếp lịch sự luôn làm cho người đối diện cảm thấy hài lòng. Họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và được tôn trọng khi trò chuyện với những người đó. 

Khi giao tiếp với người lạ ở nơi đông người, người lịch sự thường ăn nói kín đáo, kiệm lời, không bộc lộ cuộc sống đời tư của mình. Đặc biệt họ không nói chuyên dông dài và không đề cập đến các vấn đề tế nhị như: tôn giáo, sắc tộc, giới tính hoặc chính trị.

Còn đối với những người đã kết thân, họ thường chia sẻ nhiều câu chuyện hơn. Cách nói rõ ràng, mạch lạc và lắng nghe những gì đối phương nói. Khi kết thúc cuộc hội thoại, họ thường đưa ra lời đề nghị về những lần gặp gỡ tiếp theo để cải thiện mối quan hệ theo chiều hướng tốt đẹp hơn. 

Vì thế, tùy theo từng môi trường, hoàn cảnh mà phép lịch sự trong giao tiếp sẽ được thể hiện ở những khía cạnh khác nhau. Chính vì thế mà chúng ta vẫn thường có câu “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Hàm ý của câu này nghĩa là chúng ta nên sử dụng những lời nói dễ nghe, vui vẻ để thuận vừa cả đôi bên, khiến cả người nói lẫn người nghe đều cảm thấy dễ chịu. 

Các phép lịch sự trong giao tiếp

Phép lịch sự trong ăn uống

Ăn uống là một trong những phép lịch sự tối thiểu mà bạn cần ghi nhớ. Thông qua cách bạn ăn uống, người khác có thể đánh giá về con người và tính cách của bạn. Vì thế, đừng để mất điểm trong mắt người khác chỉ vì những hình ảnh không đẹp trong lúc ăn uống nhé.

Để giữ được phép lịch sự trong ăn uống, bạn cần tuân thủ các quy tắc như sau: 

  • Chú ý đế tư thế ngồi trên bàn ăn trước khi bắt đầu. Bạn không nên cúi gập đầu xuống bàn ăn, không ngồi xiên xẹo hoặc gác chân lên ghế, không được gắp lia lại thức ăn. Tư thế chuẩn trong một bữa ăn bao gồm các yếu tố như sau: Lưng thẳng, đầu giữ ngang tầm mắt, chân đặt vuông góc, tay đặt trên mặt bàn.
  • Không bắt đầu các món ăn khi chủ nhân chính chưa khai tiệc.
  • Khi ăn, nên giữ các dụng cụ như đũa thìa, dao kéo gần với miệng. Không nên di chuyển tay quá rộng sang hai bên vì bạn có thể chạm vào người ngồi bên cạnh hoặc gây đổ vỡ các đồ vật trên mặt bàn.
  • Không gây nên tiếng động khi ăn. Không chép miệng vì người khác sẽ nghĩ rằng bạn đang không hài lòng về các món ăn và tỏ thái độ về chúng.
  • Không vừa nói vừa ăn vì đây là hình ảnh thiếu sự tôn trọng người khác.
  • Ăn vừa phải với tốc độ ổn định, không nên ăn quá nhanh.
  • Trong khi ăn, nếu bạn cần rời bàn ăn vì bất cứ lý do gì thì nên nói lời xin lỗi. 
  • Không sử dụng điện thoại trong bữa ăn
  • Không đặt các đồ dùng trang điểm ở bàn ăn.
  • Không dùng đũa để gắp các món như canh, súp. Hãy dùng thìa một cách lịch sự để đảm bảo vệ sinh. 

Phep-lich-su-trong-an-uongPhép lịch sự trong ăn uống khi có người lớn

Giữ phép lịch sự nơi công cộng

Phép lịch sự trong giao tiếp còn được thể hiện ở những nơi công cộng. Để học giao tiếp nơi công cộng, bạn cần ghi nhớ một số điểm như sau:

  • Không làm mất thời gian của người khác nếu bạn đang đi cùng phương tiện với họ. 
  • Chuẩn bị sẵn sàng các đồ dùng cần thiết trước khi lên đường.
  • Không lẫn chiếm không gian của mọi người trên ô tô, máy bay, hoặc tàu hỏa.
  • Khi sử dụng các phương tiện công cộng, không được duỗi chân, đạp vào ghế phía trước, không để hành lý của mình sang vị trí của người khác. 
  •  Khi nghe điện thoại, phải nói nhỏ, không nên mở loa ngoài
  • Sử dụng tai nghe nếu muốn chơi game, nghe nhạc. Đồng thời điều chỉnh âm lượng cho phù hợp.
  • Không hút thuốc lá nơi tập trung đông người, đặc biệt là nơi có trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang bầu.
  • Sẵn sàng nhường chỗ cho người già, trẻ em hoặc phụ nữ có thai.

Lịch sự trong các mối quan hệ

Phép lịch sự trong giao tiếp được thể hiện ở việc bạn xây dựng và duy trì mối quan hệ với người khác.

Để làm được điều này, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản như sau:

  • Luôn là người chủ động chào hỏi dù trong bất cứ tình huống nào.
  • Khi đang nói chuyện với người khác, bạn không nên sử dụng hoặc nghe điện thoại trước mặt họ.
  • Luôn lắng nghe những gì đối phương nói để giao tiếp hiệu quả hơn.
  • Không nên nói quá to hoặc quá nhỏ để đối phương cảm thấy được tôn trọng khi trò chuyện với bạn. 

Lịch sự khi sử dụng điện thoại

Nếu bạn là một người văn minh, lịch sự thì nên bỏ túi những “nguyên tắc” sau khi sử dụng điện thoại:

  • Sử dụng điện thoại với ấm lượng vừa phải, không nói quá to khi gọi điện
  • Không nhắn tin, gọi điện khi đang lái xe.
  • Tắt điện thoại ở những nơi như đền chùa, rạp chiếu phim hoặc các cuộc họp quan trọng.
  • Gọi lại cho đối phương nếu bạn đã bỏ lỡ những cuộc gọi của họ.
  • Không nghe điện thoại khi đang nói chuyện trực tiếp với người khác.

Lựa chọn trang phục phù hợp

Cách lựa chọn trang phục trong giao tiếp đánh giá phép lịch sự trong giao tiếp của bạn. Hãy đảm bảo rằng, bạn luôn là người lịch sự, gọn gàng, ăn mặc chỉn chu trước khi bắt đầu những sự kiện quan trọng. Không nên ăn mặc rườm rà, màu mè hoặc váy quá ngắn tại những sự kiện đông người. 

Những bộ quần áo được giặt sạch sẽ và là phẳng phiu sẽ giúp bạn gây được ấn tượng với đối phương. Đồng thời thể hiện bạn là người nghiêm túc, chuyên nghiệp và trân trọng đối phương trong giao tiếp.

Biết cách lắng nghe, trò chuyện đủ ý dễ hiểu

Nội dung bạn trình bày trong cuộc giao tiếp phải phù hợp với hoàn cảnh, độ tuổi và trình độ người nghe. Lựa chọn cách nói súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp cho đối tượng giao tiếp nắm bắt vấn đề tốt hơn.

Bên cạnh đó, bạn cần phải vận dụng kỹ năng lắng nghe để hiểu đối phương đang nói gì, từ đó phân tích, đào sâu vấn đề để kéo dài cuộc trò chuyện của mình. 

Ton-trong-dong-nghiep (1)Lắng nghe để thể hiện sự tôn trọng và giao tiếp hiệu quả

Lưu ý đến khoảng cách khi giao tiếp

Phép lịch sự tối thiểu đó chính là giữ khoảng cách vừa phải khi giao tiếp. Khi giao tiếp với người già, bạn nên đứng gần một chút. Vì họ có khả năng bị lãng tai do tuổi già, khó có thể nghe rõ những gì bạn nói.  Còn đối với những người khác, bạn nên nhìn thẳng, giữ khoảng cách vừa đủ để trò chuyện.

Không nên nhìn kiểu ngó nghiêng, soi mói khiến đối phương cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng. Nếu bạn đang trò chuyện ở nơi đông người. Tuyệt đối không nên thì thầm vào tai người khác và làm ra vẻ bí mật. Đây là hành động bị cho là thiếu sự tôn trọng, kém tinh tế và mất lịch sự. 

Nếu không thể nói sự thật, đừng tìm cách nói dối

Sự thật thì hay mất lòng, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải tìm cách nói dối. Hãy nói ra sự thật một cách khéo léo, tế nhị. Đối phương không những không phật ý mà còn trân trọng những góp ý và sự chân thành của bạn. 

Tránh cách nói mỉa mai, “nói mát”

Cách nói văn hoa, bóng gió, giọng điệu nguýt ngoáy khiến đối phương cảm thấy khó chịu. Lối nói mỉa mai biểu hiện bạn là con người nhỏ mọn, có thái độ thù địch và hay xét nét người đối diện.

Bản thân bạn sẽ cảm thấy không thoải mái như phải nghe những lời này từ phía người khác. Vì thế hãy bỏ ngay thói quen nói mỉa mai, “nói mát” nếu bạn muốn là người có phép lịch sự trong giao tiếp. 

Tôn trọng những điểm khác nhau

Mỗi một vùng miền, tôn giáo sẽ có những đặc điểm về lối sống, văn hóa khác nhau. Vậy nên việc làm sao để người khác tôn trọng mình chính là cách để bạn duy trì mối quan hệ của mình.

Đừng miệt thị, chia rẽ về những sự khác biệt đó. Bởi làm như vậy, bạn sẽ thể hiện mình là con người nhỏ nhen, không có phép lịch sự trong giao tiếp. 

Tôn trọng quyền riêng tư

Quyền riêng tư được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đó có thể là các thiết bị riêng tư như laptop, điện thoại, sổ sách cá nhân. Hoặc đó có thể là những câu chuyện đời tư về một ai đó.

Hãy tôn trọng quyền riêng tư của mỗi người. Không nên tự ý xâm phạm vào các đồ dùng cá nhân. Hoặc kể các câu chuyện riêng tư của một ai đó nếu bạn vô tình nghe được. Đây là một trong những hành vi khiếm nhã mà bạn cần tránh trong giao tiếp. 

Ton-trong-quyen-rieng-tu (1)Không đọc trộm tin nhắn là phép lịch sự tối thiếu

Tổng kết

Như vậy, thông qua nội dung bài viết trên Box.edu. Đã cùng bạn tìm hiểu về phép lịch sự trong giao tiếp. Đây là một trong những kỹ năng cơ bản bạn cần phải ghi nhớ. Để có thể giao tiếp hiệu quả và thành công hơn.

Để biết thêm nhiều phương pháp, các kỹ năng trong giao tiếp giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hãy cùng khám phá khóa học kỹ năng giao tiếp ứng xử trên Box, các chuyên gia sẽ hướng dẫn chi tiết từ cơ bản đến nâng cao giúp bạn vừa học vừa có thể thực hành được ngay.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

5/5 - (5 bình chọn)