10 Bí quyết quản lý sự căng thẳng trong công việc hiệu quả

Quản lý sự căng thẳng trong công việc là bí quyết giúp bạn tìm thấy niềm vui trong công việc của mình, từ đó làm việc hiệu quả và năng suất hơn.

Vậy những bí quyết đó là gì? Mời bạn đọc tham khảo các nội dung mà Box.edu chia sẻ qua bài viết dưới đây.

👉 Xem thêm: 10 Cách cân bằng giữa đam mê và công việc khiến bạn hạnh phúc

👉 Xem thêm: 10 Cách thay đổi giúp bạn yêu thích công việc hiện tại của mình

Mục lục bài viết

Bí quyết quản lý sự căng thẳng trong công việc?

Nâng cao kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp bạn tránh bị căng thẳng trong công việc. Điều này được minh chứng bằng việc lên các kế hoạch cho từng công việc cụ thể, sắp xếp chúng theo các mức độ ưu tiên. Sau đó sử dụng thời gian hiệu quả để thực hiện chúng.

Đây là một trong những bí quyết vô cùng hiệu quả giúp bạn biết được chắc chắn rằng công việc bạn đang làm và từ đó giúp bạn tập vào công việc. Chính bạn mới là người hiểu rõ về bản thân mình nhất. Do vây, hãy sắp xếp các công việc theo một cách hiệu quả và logic nhất. Ngoài ra, cũng đừng quên dành ra những khoảng thời gian trống để thư giãn và nghỉ ngơi sau những giờ làm việc đầy mệt mỏi nhé. 

quan-ly-thoi-gian (1)Nâng cao kỹ năng quản lý thời gian

Chăm sóc bản thân nhiều hơn

Bí quyết quản lý sự căng thẳng trong công việc là dành thời gian để quan tâm tới sức khỏe của bản thân nhiều hơn. Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học để đảm bảo sức khỏe của mình. 

Trang tạp chí Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm đã từng thực hiện các cuộc nghiên cứu có liên quan đến các nhóm thực phẩm có thể giúp bạn giảm stress hiệu quả. Cụ thể: 

  • Socola đen: Socola đen là một loại đồ ăn vặt có tác dụng giảm mức độ Hormore căng thẳng trong cơ thể theo 2 cách là tác động hóa học và tác động cảm xúc. Thực tế, chỉ cần được thưởng thức một miếng Socola cũng khiến bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn rất nhiều.
  • Trà xanh: Hàm lượng Caffeine có trong trà xanh giúp bạn tỉnh táo để làm việc hiệu quả hơn.
  • Các loại hạt (hạt óc chó, hạt dẻ cười): Các loại hạt có chứa axit béo, magie, vitamin B có tác dụng kiểm soát lo âu hiệu quả.
  • Trái cây (bưởi, cam..): Lượng Vitamin C có trong các loại trái câu này có thể giúp bạn giảm bớt mức độ căng thẳng và tăng cường sức đề khang.
  • Sữa chua: Vi khuẩn có lợi có trong sữa chua cho có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu được thực hiện bới tạp chí University Healthy News cho thấy, sức khỏe đường ruột có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của bạn. Vì thế đừng bỏ qua sữa chua nếu bạn muốn cải thiện tâm trạng của mình tốt hơn.

Ngoài một số loại thực phẩm đã kể trên, bạn cần chú ý tránh xa các loại thức uống có cồn như rượu, bia, chất kích thích vì chúng là nguyên nhân khiến bạn trở nên mệt mỏi và căng thẳng hơn rất nhiều.

Xác định nhiệm vụ ưu tiên của bạn

Để quản lý sự căng thẳng trong công việc, việc cần thiết là lập một danh sách các công việc cần phải làm trong mỗi ngày và khoảng thời gian dự kiến để bạn hoàn thành công việc đó.

Tùy vào mức độ quan trọng để bạn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên hàng đầu. Từ đó, bạn sẽ biết công việc nào thực hiện trước, công việc nào thực hiện sau để không dẫn tới quá tải trong công việc. 

Lap-danh-sach-cong-viec (1)Lập danh sách và ưu tiên những nhiệm vụ quan trọng

Yêu cầu sự giúp đỡ của đồng nghiệp

Có những lúc công việc quá nhiều khiến bạn mệt mỏi và cảm thấy chán nản. Lúc này, đừng cố gắng chịu đựng, hãy chia sẻ điều đó với đồng nghiệp của bạn. Hoặc bạn cũng có thể nói chuyện với sếp của mình về những gì đang xảy ra và yêu cầu sự giúp đỡ của họ.

Khi nhận được những lời khuyên chân thành từ cấp trên hoặc đồng nghiệp, bạn có thể tháo gỡ những khó khăn của mình. Bởi đôi khi, chỉ một gợi ý nhỏ của đồng nghiệp cũng giúp bạn có thể giải quyết triệt để các vấn đề mà mình đang gặp phải. Do vậy, đừng ngần ngại chia sẻ để giảm bớt áp lực trong công việc. Khi đó hiệu quả công việc sẽ được tăng lên rất nhiều lần. 

Không để cảm xúc cá nhân xen vào công việc

Đôi khi sự mệt mỏi, căng thẳng không xuất phát từ công việc bạn đang làm mà nó xuất phát từ chính những vấn đề trong cuộc sống. Khi không thể kiểm soát được tâm trạng, cảm xúc của bản thân thì chúng sẽ chi phối và ảnh hưởng đến công việc của bạn.

Do vậy, hãy kiểm soát cảm xúc bản thân bằng cách công tư phân minh, nghĩa là không để cảm xúc cá nhân xen vào công việc. 

Lúc này, bạn có xin nghỉ để tập trung giải quyết các công việc cá nhân hoặc tạm gác mọi vấn đề không thật sự quan trọng để tập trung vào công việc. 

Học cách nói không

Bí quyết để quản lý sự căng thẳng trong công việc là học cách nói không. Nếu lượng công việc của bạn đang quá tải khiến bạn “ngập đầu ngập cổ” và không có thời gian để nghỉ ngơi. Đã đến lúc bạn học cách từ chối thêm các công việc mới để hoàn thành tốt công việc hiện tại của mình. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm tốt rất nhiều công việc cùng một lúc. Thế nhưng phải biết sắp xếp cho mình một kế hoạch làm việc phù hợp để có thể hoàn thành khối lượng công việc mà bạn đang cảm nhận. Có như vậy thì bạn mới cảm thấy thật sự hạnh phúc và thoải mái với công việc mình đang làm. 

Cười thật nhiều

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Vì vậy đừng tiết kiệm nụ cười của mình. Những lúc mệt mỏi, căng thẳng, hãy nở nụ cười thật tươi. Nghiên cứu đã chứng minh rằng nụ cười sẽ làm tăng tiết các hooc-môn tích cực giúp bạn điều hòa tâm trạng của mình. Vì vậy, hãy dành thời gian để xem một bộ phim giải trí, nghe một bản nhạc vui hoặc tán gẫu với bạn bè. Những việc làm đơn giản này sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng vô cùng hiệu quả.

Viết ra những yếu tố gây căng thẳng

Bí quyết để quản lý sự căng thẳng trong công việc là hiểu về các yêu tố tạo nên những căng thẳng đó. Một trong những nguyên nhân có thể là những yếu tố khách quan, ví dụ như không gian làm việc gò bó, không thật sự thoải mái. 

 Bạn có thể ghi chép lại những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trong công việc và những phản ứng của bạn với chúng. Nội dung có thể bao gồm địa điểm, công việc, con người và những phản ứng liên quan về thể chất, cảm xúc và tinh thần.

Khi bạn viết ra những yếu tố gây căng thẳng, hãy tự hỏi những điều như sau:

  • Phản ứng của mình khi phải đối mặt với những căng thẳng đó? ( khóc lóc, chán nản hay bỏ đi)
  • Những yếu tố này khiến bạn cảm thấy như thế nào? (đau đớn, giận dỗi, sợ hãi)
  • Cách giải quyết vấn cho vấn đề này là? (nghỉ việc, tiếp tục cố gắng hoặc từ bỏ).

Đôi khi cần bỏ qua sự hoàn hảo

Bạn đang có cố gắng làm thêm giờ mỗi ngày để hoàn thành các công việc đã đề ra một cách nhanh nhất. Thế nhưng điều này lại khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Vyaaj thì bạn nên ngưng lại và suy ngẫm về nó. 

Mặc dù sự cầu toàn trong công việc là tốt, thế nhưng nó có thể dẫn tới stress và căng thẳng. Sự kỳ vọng quá mức vào chất lượng công việc cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).

Tổng kết

Với những bí quyết quản lý sự căng thẳng trong công việc, Box.edu hy vọng bạn đọc có thể áp dụng những phương pháp mà chúng tôi chia sẻ để làm việc và học tập hiệu quả hơn. Và quan trọng hơn hết, những bí quyết này sẽ giúp bạn tìm thấy niềm vui, sự hạnh phúc trong công việc hiện tại của mình.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

5/5 - (5 bình chọn)