Chỉ số ROA là gì? Chỉ số ROA thế nào là hiệu quả?

Chỉ số ROA không còn xa lạ gì với những nhà đầu tư chứng khoán lâu năm. Cũng như là người mới bắt đầu. ROA được coi là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng. Để phân tích hình hoạt động cũng như khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Còn bạn đã biết ROA là gì? chưa và chỉ số này bao nhiêu là tốt hãy cùng Box tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết

Chỉ số ROA là gì?

chi-so-roa-la-gi.jpg
Chỉ số ROA là gì?

ROA được viết tắt của cụm từ Return On Assets. Mang ý nghĩa là chỉ số về mặt lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty. Cũng có thể hiểu là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản sử dụng để kinh doanh của doanh nghiệp.

Được đánh giá là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng. Trong các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Và nó có vai trò lớn trong việc đo lường một cách chính xác. Khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn bỏ ra của một công ty, doanh nghiệp.

Do đó ROA là chỉ số vô cùng quan trọng. Và mối quan tâm của các nhà quản lý doanh nghiệp. Họ sẽ dựa vào chỉ số này để phân tích khả năng sinh lời trên tổng tài sản của mình. Để từ đó, xác định chính xác được phương pháp kinh doanh hiện tại. Của công ty mình có đi đúng hướng hay không và có thể điều chỉnh kịp thời.

Tổng quan về chỉ số ROA

Ý nghĩa của chỉ số ROA là gì?

ROA là chỉ số đo lường mức sinh lợi của một doanh nghiệp so với chính tài sản của nó. Chính vì vậy, chỉ số ROA sẽ cho biết. Một doanh nghiệp sử dụng tài sản để kiếm lợi hiệu quả như thế nào.

Chỉ số này còn thể hiện rằng với 1 đồng vốn doanh nghiệp. Đầu tư vào tài sản thì sẽ đem về được bao nhiêu lợi nhuận. Hệ số ROA càng tăng cao thì chứng tỏ được hiệu quả. Trong sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng tốt.

Ngoài ra, chỉ số ROA còn phản ánh bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp. Bao gồm khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu và quản lý hệ thống tài sản của mỗi công ty. Nếu hệ số ROA cao và càng ngày càng tăng, đây là dấu hiệu tốt chứng minh doanh nghiệp đang đi đúng hướng. Hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng và phát triển hơn.

Ngoài những ý nghĩa trên, ROA còn giúp nhà đầu tư nhận biết được. Đâu là doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong tương lai khi đặt lên bàn cân so sánh. Việc đánh giá cũng như so sánh cần đặt giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh vực hoạt động. Giữa các năm của một doanh nghiệp mới đưa ra góc nhìn tổng quát nhất. Hệ số ROA càng cao đồng nghĩa tỷ lệ nợ phải trả càng thấp, kéo theo lợi nhuận thu về cho nhà đầu tư ngày càng cao và ngược lại.

Công thức tính ROA

cong-thuc-tinh-roa-1.jpg
Công thức tính ROA

Để có thể hiểu rõ và tính chính xác được chỉ số ROA thì thường các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ sử dụng công thức dưới đây:

ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản bình quân x 100%

Tài sản của một doanh nghiệp hầu hết được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Mọi hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp đều được lấy từ hai nguồn vốn này.

ROA được coi là thước đo hiệu quả của việc chuyển hóa số vốn đầu tư thành lợi nhuận. Chỉ số ROA cung cấp thông tin những khoản lãi được sinh ra từ số vốn đầu tư (hoặc số tài sản). Chỉ số ROA càng cao tức có nghĩa là khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả.

Trong đó:

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế – Lãi vay

(Lợi nhuận sau thuế = Tổng thu – Tổng chi – Thuế TNDN)

Tài sản bình quân = (Tài sản cuối kỳ + Tài sản đầu kỳ)/2

Việc sử dụng tài sản bình quân để tính toán sẽ đánh giá chính xác hơn về khả năng sinh lời của tài sản trong kỳ.

Ví dụ như:

Một công ty có tổng tài sản là 50 tỷ và lợi nhuận ròng đạt 16 tỷ. Dựa theo công thức trên ta tính được chỉ số ROA = 16/50 x 100% = 32%

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt nhất?

ROA đạt thế nào là tốt sẽ phụ thuộc vào những điều sau:

  • Công ty đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nào?
  • So sánh chỉ số ROA của các đối thủ cùng ngành
  • Tiến hành so sánh chỉ số ROA với kết quả của công ty trong quá khứ

Thông qua công thức tính ROA, bạn sẽ tính được tỷ số ROA – Khả năng sinh lời của tài sản. Phân tích cụ thể hệ số này như sau:

Với kết quả của chỉ số ROA, sẽ cho chúng ta biết được rằng: với một đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu ROA càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng lớn, hay nói cách khác, khả năng sinh lời của tài sản doanh nghiệp càng lớn.

Khi đưa ra kết luận về ROA, bạn cần so sánh ROA của kỳ này với kỳ các trước, giữa thực tế với kế hoạch, của doanh nghiệp với trung bình ngành.

Theo tiêu chuẩn quy định thì một doanh nghiệp được cho là hoạt động hiệu quả khi đạt mức ROE từ 15% trở lên và hệ số ROA đạt từ 7.5% trở lên. Tuy nhiên thì trên thực tế việc xác định chỉ số ROA bao nhiêu là tốt cho mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau nhất định.

Điều này còn phụ thuộc vào: lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động là gì? so sánh ROA với các đối thủ cùng ngành, so sánh ROA cùng kết quả trong quá khứ. Và một điểm cần chú ý, nhà đầu tư nên xem xét và phân tích chỉ số ROA của một doanh nghiệp trong ba năm liên tiếp để thấy rõ được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ví dụ, với các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng như: sản xuất, chế biến thép, xi măng, lắp ráp ô tô…đòi hỏi nguồn tài sản cố định rất lớn. Chính vì vậy chỉ số ROA thường khá thấp. Ngược lại, với các công ty kinh doanh lĩnh vực dịch vụ, công nghệ thông tin, truyền thông…yêu cầu về tài sản cố định thường thấp hơn, kéo theo ROA cao. Do vậy nhà đầu tư không nên so sánh ROA giữa các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau.

Ngoài ra nhà đầu tư có thể tham khảo công thức dưới đây để đánh giá chỉ số ROA của một doanh nghiệp chính xác hơn:

ROA > 7.5% + ROA ngày càng tăng + Duy trì ít nhất trong 3 năm = Doanh nghiệp tốt

Lưu ý: Điều này sẽ không đúng với tất cả các lĩnh vực liên quan đến tài chính như bảo hiểm, ngân hàng hay chứng khoán…

Ngành ngân hàng mà duy trì được tỷ lệ ROA > 2%, cũng đã là khá tốt. Vì đòn bẩy tài chính của ngân hàng thường khá cao.

Một vài lưu ý khi phân tích chỉ số ROA

mot-vai-luu-y-khi-phan-tich-chi-so-roa.jpg
Một vài lưu ý khi phân tich chỉ số ROA

Khi tính toán và phân tích hệ số ROA cần lưu ý một số nội dung sau đây:

  • Dữ liệu phân tích (được thực hiện dựa trên sự đáng tin cậy của báo cáo tài chính của doanh nghiệp)
  • Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Với những lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì ROA được nhận định khác nhau
  • ROA có sự tăng trưởng qua các năm là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên nếu tăng giảm thất thường thì cũng sẽ là đáng lưu ý
  • Khi phân tích ROA thì cần phân tích cùng các hệ số như: ROE, ROS và đòn bẩy tài chính để có cái nhìn toàn diện hơn

Tổng kết

Nhìn chung thì ROA có thể nói là một chỉ số quan trọng. Để phân tích tình hình tài chính. Cũng như đo lường khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp bất kỳ. Nắm được ROA là gì cũng như biết được chỉ số này bao nhiêu là hiệu quả nhất sẽ giúp ích cho nhà đầu tư rất nhiều trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh và lựa chọn doanh nghiệp phù hợp. Mong rằng những chia sẻ này từ Box sẽ cũng cấp những kiến thức cần thiết. Để bạn có thể vận dụng luôn vào thực tế. Công việc đầu tư chứng khoán sinh lời của bản thân.

3.7/5 - (61 bình chọn)
Xin chào các bạn! Mình là Hà Nguyên Phương Hiện đang là tác giả của Box.edu.vn website nổi tiếng chuyên review, đánh giá, giới thiệu các khóa học hay nhất hiện nay.