Với những bạn tham gia vào thị trường đầu tư chứng khoán. Thì không thể không biết đến sàn giao dịch hose. Một trong những sàn chứng khoán lớn nhất nước ta. Đồng thời cũng là nơi mà được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để trao đổi, giao dịch và tin tưởng trong nhiều gần đây. Vậy sàn hose là gì và đặc điểm, ý nghĩa của nó thế nào thì mời các bạn theo dõi hết bài viết này nhé!
Mục lục bài viết
Tổng quan về sàn hose
Sàn hose là gì?
Hose chính là tên viết tắt của Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Đây được coi là sàn giao dịch trực thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và được thành lập từ tháng 7 năm 2000. Nhiệm vụ chính của sàn giao dịch chứng khoán Hose. Là quản lý tất cả các giao dịch chứng khoán được niêm yết tại Việt Nam.
Từ khi thành lập cho đến ngày 07/08/2007. Sàn này có tên gọi là Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSTC). Sau đó bắt đầu từ 08/08/2007 đến nay mới chính thức có tên gọi như hiện tại. Đây có thể nói là sàn chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam. Thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm và tham gia vào. Đồng thời cũng là nơi để các doanh nghiệp niêm yết. Và phân phối các sản phẩm chứng khoán ra bên ngoài thị trường.
Đặc điểm
- Đợt 1 bắt đầu: Từ 9h00 – 9h15 sáng là giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa (ATO)
- Đợt 2: tiếp theo 9h15 – 11h30 là giao dịch khớp lệnh liên tục đợt 1
- Nghỉ giữa giờ từ 11h30 – 13h
- Đợt 3: thời gian 13h – 14h30 là giao dịch khớp lệnh liên tục đợt 2
- Đợt 4: cuối cùng 14h30 – 14h45 là giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (ATC)
Tất cả các giao dịch thỏa thuận sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian: 9h – 11h30, 13h – 15h (gồm cả cổ phiếu + trái phiếu) hose (hay HSX) chiếm tỷ trọng vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam (tới 90%), quy tụ nhiều cổ phiếu Blue chip đăng ký niêm yết. Điều kiện để được niêm yết trên sàn Hose chặt chẽ hơn so với sàn HNX.
Chức năng của sàn hose là gì?
Ngoài những đặc điểm trên thì việc sàn Hose. Đem được nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư cũng góp phần thúc đầy được nhiều người. Thực hiện đăng ký tham gia và đầu tư trên sàn Hose. Giúp cho cac hoạt động trên thị trường sàn này luôn sôi động hơn rất nhiều. Cụ thể chức năng chính của sàn hose là:
- Liên tục cập nhật giá và thị trường chứng khoán mỗi ngày
- Luôn sắn sàng cung cấp các nền tảng cơ chế đặt lệnh hoặc khớp lệnh tự động cho thị trường chứng khoán
- Được biến đến là thị trường thứ cấp phát hành trái phiếu hiện hữu
- Chịu trách nhiệm đối với việc phát triển thị trường vốn cũng như cấp giấy phép niêm yết chứng khoán cho các công ty và giấy phép hoạt động cho các công ty chứng khoán đồng thời ban hành các quy định
- Đồng thời cũng là nơi cung cấp tất cả các mã chứng khoán của các công ty và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
- Cuối cùng sẽ là nơi phân phối chứng khoán cho các công ty thành viên, đại lý chứng khoán trên khắp toàn quốc
Các cổ phiếu có trên sàn hose
- Điều kiện vốn hóa: Phải có số vốn trên 10.000 tỷ VND
- Chiếm khoảng 15% tổng số cổ phiếu niêm yết, nhưng lại chiếm hơn 80% vốn hóa trên thị trường
- Đặc điểm khác đó là: các sản phẩm trên sàn chứng khoán này đóng vai trò dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên do quy mô lớn và dần đi vào ổn định hơn nên không có sự tăng trưởng đột biến trong tương lai, mà thay vào đó có sự phù hợp hơn cho nhà đầu tư nắm giữ lâu dài với lợi nhuận ổn định và rủi ro thấp hơn. Một vài mã cổ phiếu tiêu biểu đó là: VCB, HPG, NVL, TCB…
- Điều kiện vốn hóa: sẽ bắt đầu từ 1.000 đến 10.000 tỷ VND
- Điều này sẽ chiếm khoảng 42% tổng số cổ phiếu niêm yết và chiếm khoảng 10% vốn hóa trên thị trường
- Nhóm mã cổ phiếu Mid Cap này có tiềm năng tăng trưởng khá tốt trong xu hướng thị trường tích cực, do đó có thể đem lại nhiều lợi nhuận cao hơn trong đầu tư trung và dài hạn. Tuy nhiên do quy mô chưa ổn định nên đồng thời cũng chứa những tiềm ẩn rủi ro khi đầu tư. Các mã tiêu biểu như là: IJC, NTL, ANV, AAA…
- Điều kiện vốn hóa yêu cầu là 100 đến 1.000 tỷ VND
- Được coi là nhóm chứng khoán có số lượng mã nhiều nhất. Chiếm khoảng 44,4% tổng số cổ phiếu niêm yết, nhưng chỉ chiếm có hơn 2% vốn hóa của thị trường
- Ngoài ra nhóm còn có mức độ tăng trưởng khá nhanh. Tuy nhiên, do có vốn hóa nhỏ và tính thanh khoản không ổn định. Nên nhóm cổ phiếu này rất dễ dàng bị đầu cơ và chi phối. Các mã tiêu biểu đó là: AAM, BRC, HAP, HTI…
Điều kiện niêm yết của sàn hose
- Với các công ty đã niêm yết thì yêu cầu phải có lãi liên tục trong vòng hai năm (còn yêu cầu này đối với sàn HNX chỉ là 1 năm)
- Tiếp theo vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký niêm yết ít nhất là 120 tỷ đồng (tính trên giá trị sổ sách kế toán). Ngược lại thì con số này chỉ ở mức 30 tỷ đồng đối với sàn HNX, và 10 tỷ trên sàn Upcom
- Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) tính ở năm gần nhất tối thiểu là 5%, ngoài ra sẽ không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm hay không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết
- Tất cả các công ty chứng khoán chấp thuận thực hiện việc kiểm toán. Và công khai các báo cáo tài chính đều đặn theo từng quý trong năm. Để các nhà đầu tư có thể theo dõi được chính xác nhất
- Tính đến thời điểm tháng 10/2021, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên tới 35.109 tỷ đồng
- Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm đều có sự tăng trưởng đáng kể. Lợi nhuận sau thuế (LNST) năm 2019 đạt 10.075 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2018. Đến năm 2020, lợi nhuận sau thuế tăng thêm 22% tỷ đồng, đạt 12.325 tỷ đồng. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở thời điểm hiện tại là 21,5%. Tốt hơn nhiều so với chỉ số của toàn ngành là 19,28%
Các phương thức giao dịch trên sàn hose
Trên thực tế từ trước đến nay các phương thức giao dịch của sàn hose vẫn được giữ nguyên. Do vậy, các nhà đầu tư dù mới hay đã làm lâu năm. Thì cũng cần tìm hiểu để có thể dễ dàng nắm bắt. Cụ thể đó là:
- Khớp lệnh định kỳ: Được thực hiện dựa trên cơ sở khớp lệnh mua và bán chứng khoán tại một thời điểm nhất định. Để có thể xác định được giá phải thực hiện đúng theo nguyên tắc. Mức giá thực hiện chạm đến khối lượng giao dịch cao nhất. Trong trường hợp nhiều mức giá cùng lúc đáp ứng được điều kiện này. Thì lấy mức giá khớp lệnh chọn gần nhất.
- Khớp lệnh liên tục: Việc thực hiện bằng khớp lệnh mua hay bán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống.
- Giao dịch thoả thuận: Bắt đầu thao tác khi các thành viên tự thoả thuận với nhau về tất cả các điều kiện giao dịch. Sau khi đã thống nhất, những thành viên trong ban đại diện. Sẽ tiến hành nhập thông tin vào hệ thống để ghi nhận.
Khi mọi người đã chọn được cổ phiếu thích hợp để đầu tư. Bạn cũng cần tìm hiểu thêm về đường Ema là gì. Nó cũng giúp các nhà đầu tư tính toán được đường đi của cổ phiếu khá chính xác. Từ đó mà các quyết định về mua thêm hay bán ra được thực hiện phù hợp hơn.