Đối với một doanh nghiệp thì khái niệm thặng dư vốn cổ phần không còn xa lạ nữa. Bắt buộc công ty nào cũng phải quan tâm đến yếu tố này. Ngoài ra, đây cũng là điều mà các nhà đầu tư quan tâm khi tìm hiểu về một công ty. Để đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không. Thặng dư vốn cổ phần là gì và công thức tính. Quy định thế nào thì mời các bạn đón đọc bài viết này nhé!
Xem thêm: vốn chủ sở hữu là gì
Xem thêm: Vốn lưu động là gì
Xem thêm: phân biệt tài sản và nguồn vốn
Mục lục bài viết
Thặng dư vốn cổ phần là gì?
Tổng quan
Khái niệm này được hiểu là khoản chênh lệch mệnh giá cổ phần. So với giá thực tế khi công ty phát hành cổ phần để chào bán. Cũng được xem là thặng dư vốn tại các công ty cổ phần. Và được ghi nhận trên báo cáo tài chính của công ty. Hay nói cách khác thặng dư vốn cổ phần chính là thặng dư của vốn. Và được tính theo công thức là:
Thặng dư vốn cổ phần được tính = (Giá phát hành – mệnh giá) x Số lượng cổ phần phát hành
Trong đó:
- Phát hành cổ phiếu: là hoạt động kêu gọi vốn. Từ các nhà đầu tư vào doanh nghiệp, để giúp doanh nghiệp gia tăng được nguồn vốn sẵn có.
- Mệnh giá của cổ phiếu: được hiểu rằng khoản giá trị được doanh nghiệp quy định sẵn, hay còn gọi là giá trị danh nghĩa.
- Giá phát hành cổ phiếu: biết đến là giá trị thực tế mà các nhà đầu tư cần bỏ ra để sở hữu được cổ phiếu đó.
Ví dụ:
Một công ty A phát hành được 200.000 cổ phần. Và chào bán với mức giá 15.000 đồng/cổ phần. Sau đó, do nhận thấy tiềm năng phát triển của công ty A. Nên nhiều nhà đầu tư mua cổ phần với giá cao hơn là 20.000 đồng/cổ phần. Từ đó bạn có thể tính thặng dư vốn cổ phần trong trường hợp này sẽ bằng: (20.000 – 15.000) x 150.000 = 750.000.000 đồng.
Ý nghĩa của thặng dư vốn cổ phần
Thặng dư vốn cổ phần là gì? Sau khi đã trả lời được câu hỏi này. Thì bạn cũng đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của yếu tố này. Đến với cả doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư nói chung.
Đây là một hình thức để các công ty cổ phần huy động vốn. Nhằm tăng vốn điều lệ để có thể hoạt động cho công ty. Với các công ty cổ phần thì thặng dư vốn cổ phần càng nhiều thì càng có lợi cho công ty. Khi đó thì các công ty sẽ có thể sử dụng vốn để đầu tư. Thêm vào việc hoạt động kinh doanh của công ty để giúp tăng lợi nhuận.
Thặng dư vốn cổ phần chiếm phần lớn trong vốn chủ sở hữu. Khi thặng dư lớn thì vốn cho các hoạt động kinh doanh và việc cạnh tranh cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Quy định chung về thặng dư cổ phần
Sau khi giải đáp thắc mắc về thặng dư vốn cổ phần là gì? bạn cũng nên quan tâm về các quy định được đưa ra về yếu tố này. Cụ thể đó là:
Đầu tiên thì tất cả các khoản chênh lệch tăng. Do thực hiện việc mua hoặc bán cổ phiếu quỹ hay phần chênh lệch do phát hành thêm cổ phiếu mới cao hơn. So với mệnh giá mà được hạch toán trong tài khoản về thặng dư vốn. Và sẽ không được hạch toán trong thu nhập tài chính trong doanh nghiệp.
Cụ thể là đối với các khoản thặng dư không phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hay thuế giá trị gia tăng.
Trong trường hợp giá bán của cổ phiếu quỹ bị nhỏ hơn. So với giá đã mua vào và giá được bán cổ phiếu mới phát hành thêm nhỏ hơn so với mệnh giá thì lúc này phần chênh lệch bị giảm sẽ không phải hạch toán trong chi phí, phải dùng vốn thặng dư để bù đắp mà không phải dùng lợi nhuận trước thuế.
Nếu như nguồn vốn thặng dư mà không đủ thì cần dùng lợi nhuận sau thuế cùng các quỹ trong công ty để bù đắp.
Vốn điều lệ tại các công ty cổ phần trong các trường hợp sau được điều chỉnh tăng bao gồm:
- Việc kết chuyển phần nguồn thặng dư vốn với mục đích làm tăng vốn điều lệ, ngoài ra kết chuyển thặng dư vốn cũng cần đáp ứng đủ điều kiện về các khoản chênh lệch tăng từ giá bán so với giá vốn phải mua vào trong cổ phiếu quỹ. Do đó mà công ty có thể sử dụng toàn bộ phần chênh lệch nhằm tăng vốn điều lệ
- Nếu trong điều kiện chưa bán hết số cổ phiếu quỹ thì khi đó công ty chỉ được sử dụng khoản chênh lệch tăng trong nguồn thặng dư với tổng giá vốn của cổ phiếu mà chưa được bán, từ đó phải bổ sung tăng các khoản vốn điều lệ thêm
- Còn ngược lại khi tổng phần vốn của cổ phiếu quý chưa được bán lớn hơn hoặc bằng với nguồn thặng dư vốn, thì ngay lúc này cho thấy công ty không thể điều chỉnh để tăng vốn điều lệ từ chính nguồn vốn đó được nữa
Quy định về tăng vốn điều lệ
Khi muốn tăng vốn điều lệ từ thặng dư vốn cổ phần cần thì các doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện cụ thể là:
Có thể chuyển đổi được toàn bộ phần chênh lệch nếu như đáp ứng đầy đủ điều kiện về khoản chênh lệch tăng từ giá bán so với giá vốn trong cổ phiếu quỹ (trong trường hợp đã bán hết số cổ phiếu quỹ cần để huy động vốn).
- Nếu nguồn vốn thặng dư này được huy động nhằm mục đích cơ cấu nợ hay tăng vốn kinh doanh thì doanh nghiệp được bổ sung tăng vốn điều lệ sau 1 năm kể từ khi kết thúc đợt phát hành đầu tiên
- Còn nếu nguồn vốn thặng dư được dùng huy động để đầu tư dự án thì các công ty sẽ được sử dụng nguồn vốn chênh lệch này làm tăng vốn điều lệ sau 3 năm kể từ lúc dự án được hoàn thành hay được đưa vào khai thác và sử dụng
Với trường hợp chưa bán hết cổ phiếu quỹ thì chỉ được dùng khoản chênh lệch tăng trong thặng dư vốn cổ phần với tổng giá vốn của cổ phiếu chưa bán để gia tăng vốn điều lệ
Ví dụ như:
Công ty B phát hành thêm 15.000 cổ phiếu với mệnh giá 50.000đ/cổ phiếu, giá phát hành thực tế là 60.000đ/cổ phiếu. Trong đó công ty B này muốn tăng vốn điều lệ nhưng mới chỉ bán được khoảng 14.000 cổ phiếu, còn dư khoảng 1000 cổ phiếu. Vậy thì vốn thặng dư có thể sử dụng để tăng vốn điều lệ sẽ được tính = (60.000 – 50.000) x 14.000 – 1000 x 50.000 = 140.000.000 – 50.000.000 = 90.000.000đ
Đới với trường hợp vốn thặng dư nhỏ hơn tổng vốn cổ phiếu quỹ chưa được bán ra. Thì không thể tăng vốn điều lệ từ vốn thặng dư đó.
Thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty
Một thủ tục để có thể tăng vốn điều lệ của công ty bất kỳ. Nhìn chung sẽ đều yêu cầu những giấy tờ được quy định cụ thể bao gồm:
- Các giấy tờ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc tăng vốn điều lệ của công ty
- Quyết định của Hội đồng quản trị về việc tăng vốn điều lệ công ty
- Danh sách tất cả các cổ đông sau khi thay đổi tỷ lệ góp vốn
Nơi nộp giấy tờ: tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Thời gian bắt đầu thực hiện: trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho nội dung thay đổi, nếu không chấp thuận thì bắt buộc phải thông báo và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và đồng thời phải nêu rõ lý do.
Tổng kết
Những chia sẻ trên chắc chắn sẽ giúp cho không chỉ các doanh nghiệp. Mà cả nhà đầu tư cũng có thêm những kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình đầu tư. Thặng dư vốn cổ phần là gì? Hiểu được chính xác ý nghĩa và đặc điểm cơ bản sẽ giúp cho bạn. Có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường chứng khoán. Và các điều kiện về vốn của một công ty cụ thể.