12 Thói quen xấu trong giao tiếp và ứng xử bạn cần lưu ý

Những thói quen xấu trong giao tiếp sẽ biến bạn trở thành một người kém duyên, thô lỗ. Vì vậy bạn cần khắc phục ngay những lỗi cơ bản này để trở thành một người giao tiếp thông minh, lịch sự và gây được thiện cảm từ những người xung quanh. 

Mục lục bài viết

Thói quen xấu trong giao tiếp bạn cần bỏ ngay

Liên tục sử dụng “tôi” thay vì nói “chúng ta”

Khi làm việc nhóm, rất nhiều người có thói quen sử dụng các đại từ nhân xưng như: “Theo tôi”, “tôi nghĩ”, “tôi muốn”, “tôi cần”…Cách nói này giống như một sự khẳng định về “cái tôi” khiến người khác lầm tưởng rằng bạn đang khẳng định vị trí bản thân mình. Hoặc người khác nghĩ rằng bạn luôn đúng.

Thế nhưng bạn nên nhớ rằng, mình đang làm việc trong một tập thể và là một thành viên của nhóm. Cộng tác với nhau để thực hiện mục tiêu chung chứ không phải trở thành một người hùng hay thể hiện mình là người giỏi nhất trong một tập thể.

Nhìn sang hướng khác khi nói chuyện

Một trong những thói quen xấu trong giao tiếp là nhìn sang một hướng khác khi nói chuyện. Đây là một lỗi thường gặp ở nhiều người trong giao tiếp. Bạn cần phải tìm cách loại bỏ thói quen xấu này đi.

Bạn hãy nhớ lại xem, đã bao lần bạn dán mắt vào điện thoại hoặc máy tính mỗi khi trò chuyện với bạn bè, người thân hay đồng nghiệp của mình. Dù là vô tình hay cố ý nhưng chắc chắn người đối diện sẽ cảm thấy không hài lòng bởi hành động này của bạn. 

Bạn có thể đặt vị trí và cảm xúc của mình vào tình huống này. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu, bực tức, thậm chí là muốn nói thằng cho họ biết là bạn không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện này. Và họ cũng vậy.

Ngoài việc nhìn chăm chăm vào điện thoại, hành động quay lưng với người đối diện trong cuộc giao tiếp cũng là một trong những điều cấm kỵ mà rất nhiều người đã mắc phải. Hành động này ám chỉ rằng bạn đang không cảm thấy thoải mái trong cuộc trò chuyện.

Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen nhìn quá nhiều vào đồng hồ khi nói chuyện với người khác. Đây là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng, mất kiên nhẫn trong khi phải trò chuyện với người khác. Cử chỉ này như muốn gửi đến một thông điệp với người đối diện rằng, họ đang quan tâm việc khác hơn là nói chuyện với họ. 

Ngắt lời người khác 

Khi đối phương đang nói mà bạn có hành động ngắt lời là một thói quen xấu trong giao tiếp. Nếu bạn muốn học giao tiếp hiệu quả, khôn khéo thì cần bỏ ngay lỗi cơ bản này.

Ngắt lời đối phương có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do đối phương chưa biết cách nói chuyện cuốn hút, truyền cảm hoặc đơn giản là bạn đang nóng lòng muốn đưa ra ý kiến, quan điểm của riêng mình. 

Theo nghiên cứu, nam giới thường có thói quen ngắt lời người khác khi họ muốn khẳng định uy quyền của mình. Ngược lại, nữ giới muốn ngắt lời người khác vì họ sợ sẽ quên mất điều mà họ định nói ra.

Dù bất kể lý do gì đi chăng nữa thì hành động này cũng chứng tỏ rằng bạn quan trọng hơn và bạn phải được trình bày ý kiến trước. 

Ngat-loi-nguoi-khacKhông nên ngắt lời người khác khi đang giao tiếp

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách thừa thãi

Ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể giúp người nói dễ dàng biểu đạt tâm trạng, cảm xúc. Thế nhưng, nếu quá lạm dụng việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể thì bạn đã vô tình tạo nên thói quen xấu trong giao tiếp.

 Có thể kể đến một vài loại ngôn ngữ cơ thể không phù hợp trong giao tiếp như: lắc đầu, bắt tay quá nhiều, bịt tai, đảo mặt liên tục, nhìn chăm chăm vào các bộ phận trên cơ thể, nhắm mắt, bắt chéo chân. Tất cả những hành động mang tính tiêu cực này cho người khác thấy rằng bạn đang không thoải mái và thực sự chú ý đến vấn đề mà họ đang nói. 

Trả lời một cách bâng quơ

Bạn đang dành thời gian của mình để cố gắng trò chuyện với một ai đó. Nhưng sau cùng bạn chỉ nhận lại sự thờ ơ, thiếu tập trung của đối phương. Lúc này bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu bởi họ thật sự không để tâm đến những điều bạn đã nói. 

Khi được hỏi, đối phương chỉ “uh” hoặc “vâng” để nhanh chóng kết thúc câu chuyện. Trong trường hợp này, hãy cố gắng nói thêm vài câu khác để khuyến khích sự tương tác của họ. Chọn cách nói dài hơn để chứng tỏ rằng bạn không chỉ nghê những lời đối phương nói mà còn cố gắng diễn đạt lại để nói với họ rằng bạn đã nghe chúng. 

Tỏ ra là người “biết tuất”

Đừng tỏ ra là người biết tuất khi nói chuyện với ai đó. Bởi kiến thức là vô hạn, những gì bạn biết chỉ là hạt muối bỏ biển mà thôi. 

Có thể những điều đối phương nói là những điều bạn đã biết. Thế nhưng hãy vẫn cứ lắng nghe họ nói. Thái độ tôn trọng và sự khiêm tốn chắc chắn sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm trong giao tiếp. 

To-ra-la-nguoi-biet-tuatĐừng tỏ ra là người biết tuất

Không để cảm xúc chi phối những điều bạn

Một trong những thói quen giúp bạn có cách giao tiếp tốt chính là để cảm xúc chi phí những lời nói và hành động là một thói quen xấu trong giao tiếp. Bởi nếu bạn không học được cách kiềm chế cảm xúc. Thì rất có thể bạn sẽ làm ảnh hưởng đến công việc. Và các mối quan hệ thông qua lời nói và cách hành xử của mình.

Một cuộc tranh luận có thể đang diễn ra tốt đẹp. Thế nhưng nếu chỉ vì những cảm xúc tiêu cực nhất thời. Hoặc cái tôi quá lớn sẽ gây phản cảm trước mặt đối phương. Tất cả những thói quen xấu này cần phải thay đổi để giúp bạn trở thành một người lịch thiệp, tinh tế hơn trong khi giao tiếp. 

Không thể hiện ý muốn lắng nghe trong giao tiếp

Khi được hỏi, đừng trả lời những câu ngắn cụt ngủn. Đây là minh chứng cho việc bạn đang không còn hứng thú với câu chuyện và muốn kết thúc nó. 

Hãy đặt ngược lại câu hỏi với người được hỏi hoặc đưa ra những ý kiến, quan điểm của mình. Biểu hiện này là một cách giao tiếp khá hay. Để khiến đối phương hiểu rằng bằng đang thực sự muốn nghe tiếp câu chuyện hoặc vấn đề mà họ trình bày. 

Kể về câu chuyện của mình một cách thường xuyên

Liên tục kể về những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp của mình là một thói quen xấu trong giao tiếp. Trong một cuộc giao tiếp, bạn có thể kể liên tục về các câu chuyện liên quan đến cuộc sống gia đình. Và các mối quan hệ xung quanh. Nhưng bạn cần chắc chắn một điều rằng liệu đối phương có cảm thấy thật sự hứng thú.

Với những điều bạn đang chia sẻ hay không. Hãy để cho người khác có cơ hội được nói và đừng bao giờ coi mình là trung tâm của mỗi cuộc giao tiếp nhé. 

Đừng quá quan tâm đến tính cách của người khác mà không lắng nghe họ nói

Khi ai đó đang trò chuyện với bạn, bạn nên cố gắng lắng nghe và tương tác với họ. Thay vì cố gắng độc vị tính cách đối phương thì việc lắng nghe sẽ giúp ích cho bạn hơn rất nhiều. 

Hiểu được tính cách của người khác để có thể ứng xử phù hợp. Là một điều điều tốt nhưng cũng không nên quá lạm dụng chúng. Bởi đối phương sẽ cảm thấy không thoải mái khi bạn không thật sự tập trung vào câu chuyện mà họ đang kể.

Dùng quá nhiều từ “nhưng”

Từ “nhưng” mang ý nghĩa là sự phản biện, thế nhưng bạn cũng không nên sử dụng nó quá nhiều. Đại loại những câu như: “ Đây thực sự là một ý kiến hay nhưng…”, hoặc “Tôi thấy bạn rất tốt nhưng…”. Thay vì nói “nhưng”, bạn có thể sử dụng cách diễn đạt mang tính kiên định và chắc chắn hơn.

Không giao tiếp bằng mắt

Giao tiếp bằng mắt giúp bạn đạt được hiệu quả tốt hơn. Bạn có thể sử dụng ánh mắt để thể hiện cảm xúc và sự đồng cảm của mình. Thế nên thật là sai lầm nếu bạn bỏ qua yếu tố này trong giao tiếp.

Thế nhưng, bạn nên lưu ý rằng không nên giao tiếp bằng mắt. Theo kiểu nhìn chằm chằm vào người đối diện hoặc đảo mắt liên tục. Điều này sẽ khiến cho đối phương cảm thấy bạn là người thiếu sự tin cậy. Và đang muốn giấu diếm một điều gì đó. 

Tổng kết

Với những thói quen xấu trong giao tiếp Box.edu đã chia sẻ. Nếu bạn đang gặp một trong những tình trạng như trên thì hãy khắc phục nó. Để trở thành một người có văn hóa trong giao tiếp nhé. 

Nếu bạn muốn biết thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn hoàn thiện hơn trong giao tiếp hãy nhanh tay đăng ký vào theo dõi các khoá học giao tiếp trên Box để có cơ hội khám phá những phương pháp cũng như kỹ thuật mới nhất giúp giao tiếp thành công.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

3.3/5 - (43 bình chọn)