Văn hóa giao tiếp là gì? Bí quyết cải thiện văn hóa trong giao tiếp

Văn hóa giao tiếp là gì và làm thế nào để có thể hình thành cho bản thân. Văn hóa giao tiếp trong đời sống hoặc môi trường công sở. Cùng Box.edu tìm hiểu những nội dung chi tiết qua bài viết để có thể tìm được câu trả lời cho mình. 

Mục lục bài viết

Văn hóa giao tiếp là gì?

Văn hóa giao tiếp là một trong những khía cạnh không thể thiếu trong cuộc sống và công việc. Hiểu một cách đơn giản, văn hóa giao tiếp là cách bạn sử dụng nó để trò chuyện với mọi người. Văn hóa giao tiếp tốt luôn giúp bạn tiếp nhận và truyền đạt thông tin một cách tốt hơn.

Những người có văn hóa giao tiếp luôn thể hiện thái độ chân thành. Cởi mở, thiện chí, tôn trọng nhau dựa trên hành vi, cách ứng xử và lời nói. 

Với mỗi một quốc gia, vùng miền sẽ có văn hóa giao tiếp khác nhau. Thế nhưng, nhìn chung sự văn minh trong cách giao tiếp đều được thể hiện qua những lời nói khéo léo để làm hài lòng nhau. 

Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người việt?

Văn hóa giao tiếp là gì? Người việt có những nét đẹp nào trong văn hóa giao tiếp? Mời bạn đọc tìm hiểu các đặc điểm chính như sau: 

Trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện, Người Việt luôn xác định rõ ràng về vai vế của các đối tượng trong cuộc giao tiếp. Đối với những người lớn tuổi hơn, lời nói phải thể hiện sự tôn trọng để thể hiện văn hóa kính trên, nhường dưới. 

Người Việt thường có xu hướng thể hiện sự rụt rè trong cách giao tiếp của mình. Đối với những quen, họ sẽ giao tiếp tốt và tự tin hơn rất nhiều. Ngược lại, họ chọn cách lắng nghe hoặc hạn chế giao tiếp khi tiếp xúc với người lạ. 

Người Việt trọng tình nghĩa, ngay cả trong cách ứng xử và giao tiếp hằng ngày. Minh chứng là việc họ sử dụng nhiều câu ca dao, tục ngữ để thể hiện sự biết ơn với các thế hệ đi trước. Đồng thời làm nổi bật cách giao tiếp của mình.

Văn hóa giao tiếp của người Việt thể hiện ở việc nhường cho những người cao tuổi hoặc có địa vị trong xã hội. Thế nhưng một số người lại có lối suy nghĩ bảo thủ, nghĩa là trên nói dưới phải nghe, đặc biệt là đối với người lớn tuổi.

Người Việt ưa sự tế nhị và ý tứ trong giao tiếp. Vì thế khi không hài lòng về một vấn đề nào đó, họ thường nói giảm, nói tránh. Hoặc có khi sử dụng ẩn ý để nói về một điều gì đó. Chính điều này đã tạo nên cách nói chuyện khá dài dòng vì sợ làm mất lòng người nghe. 

Người Việt đặt nặng vấn đề tình cảm trong giao tiếp. Tục ngữ có câu rằng “Yêu nhau yêu cả đường đi – ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”. Với những người mà họ yêu quý, họ sẽ luôn cởi mở, vui vẻ trong mỗi lần trò chuyện. Còn đối với những người mà họ cảm thấy không có cảm tình, họ thường tỏ thái độ khó chịu trong giao tiếp. 

Văn hóa giao tiếp là gì? Văn hóa giao tiếp của Người Việt là họ có thói quen quan sát, đánh giá các sự vật xung quanh cuộc giao tiếp. Vì thế, trong vài cuộc giao tiếp, hiệu quả sẽ không đạt được như mong muốn. 

van-hoa-giao-tiep (1)Hiểu được văn hóa giao tiếp giúp bạn phát triển và mở rộng các mối quan hệ

Bí quyết giúp bạn cải thiện văn hóa giao tiếp

Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Trong giao tiếp, đôi khi việc lắng nghe bị hạn chế rất nhiều bởi các yếu tố bên ngoài tác động làm cho “lời nói gió bay”. Vì thế, việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể sẽ là yếu tố giúp cho đối tượng giao tiếp ghi nhớ nhanh hơn và lâu hơn. Đặc biệt trong lần gặp gỡ đầu tiên, nếu bạn biết sử dụng linh hoạt những ngôn ngữ hình thể ấn tượng thì bạn sẽ tạo được thiện cảm từ người đối diện.

Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng trong các mối quan hệ xã giao, trong cuộc sống và công việc. Từ đó giúp bạn ghi điểm trong lòng khách hàng, đối tác để phát triển mối quan hệ lâu dài, bền vững hơn. 

Một số loại hình ngôn ngữ cơ thể bạn cần quan tâm đến trong các cuộc trò chuyện như: ánh mắt linh hoạt, gật đầu để thể hiện sự đồng ý, bắt tay để thể hiện sự cởi mở, vuốt tóc để thể hiện sự duyên dáng. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý không sử dụng những cử chỉ khiếm nhã, thiếu tôn trọng đối phương như đảo mắt liên tục, nhìn chăm chăm vào cơ thể họ. Tuyệt đối không được khoanh tay, không cắn móng tay hoặc siết chặt tay với nhau. 

Chú ý đến cách nói và thái độ khi nói

Văn hóa giao tiếp là gì và được thể hiện như thế nào? Đó chính là việc bạn lựa chọn cách nói và thái độ sao cho rõ ràng, mạch lạc. Tránh cách nói dài dòng, lê thê, không có nội dung đó chính là bí quyết giao tiếp thành công. Bởi như vậy người nghe sẽ khó nắm bắt vấn đề. 

Bên cạnh đó, bạn có thể đặt ra những câu hỏi cho đối phương khi bạn còn đang thắc mắc hoặc để hiểu hơn về họ. Như vậy bạn sẽ tiếp thu được nhiều điều mới mẻ hơn. 

Ngoài ra, bạn cũng nên có thái độ chủ động trong giao tiếp, tương tác hiệu quả và lắng nghe tích cực. Chính những điều này sẽ giúp bạn có một cuộc hội thoại chất lượng và hiệu quả hơn.

Tinh-kien-dinh-trong-giao-tiepChú ý đến cử chỉ và thái độ trong khi giao tiếp

Tập tính kiên định trong giao tiếp

Đôi khi, cuộc trò chuyện của bạn rơi vào ngõ cụt. Nguyên nhân là bởi nội dung chỉ xoay quanh những cuộc trao đổi hời hợt, nhanh vội nơi công sở. Hoặc đó có thể là bạn chưa thực hành giao tiếp kiên định bằng thái độ cởi mở hơn. 

Trong giao tiếp, sự chân thành, khéo léo luôn được đề cao. Đừng sợ khi phải nói lên những khó khăn mà bạn đang gặp phải. Vì rất có thể, khi nói ra, bạn sẽ tìm được đồng minh cho mình. Hoặc được những người xung quanh giúp đỡ một cách nhiệt tình.

Nếu bạn đang ở vị trí người lãnh đạo hoặc quản lý. Hãy cho phép nhân viên của mình bắt đầu cuộc trò chuyện bất cứ khi nào. Bởi đôi khi họ có những khó khăn hoặc cần giải quyết vấn đề ngay lập tức. Luôn sẵn sàng thảo luận và tìm ra những giải pháp hay trong công việc. Sẽ giúp cho năng suất tăng lên gấp nhiều lần. 

Rèn luyện tính kiên nhẫn trong giao tiếp

Văn hóa giao tiếp là gì? Đó chính là rèn luyện tính kiên nhẫn khi giao tiếp. Bạn không nên vội vàng, thiếu tính kiên nhẫn bởi như vậy sẽ làm cho cuộc hội thoại bị gián đoạn. Thậm chí nó còn gây mất thiện cảm với đối phương bởi thái độ thiếu tôn trọng. Điều đó cũng giúp bạn tạo thiện cảm trong giao tiếp

Bạn cần phải chuẩn bị tâm lý cho bản thân, hít thở thật sâu. Để bắt đầu những cuộc trò chuyện dài. Trong trường hợp đối phương trình bày không rõ ràng. Nói chuyện dài dòng và không đi sâu vào vấn đề làm mất thời gian. Bạn có thể nói chuyện nhẹ nhàng với họ để bắt đầu nội dung chính cho cuộc giao tiếp. 

Một số sai lầm thường gặp khi giao tiếp

Trong giao tiếp, đôi khi bạn sẽ gặp một vài lỗi cơ bản như sau. Chính những lỗi này đã làm bạn bị mất điểm hoặc bị đánh giá là thiếu văn hóa trong giao tiếp. Nhất là đối với sinh viên khi mới ra trường cần phải nắm bắt được cách để cải thiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên.

  • Thiếu sự tự tin, chuyên nghiệp trong giao tiếp khiến cho cuộc giao tiếp trở nên thất bại. Các đối tượng trong cuộc giao tiếp không đạt được kết quả như mong muốn.
  • Trong giao tiếp, bạn không biết cách lắng nghe hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân giúp cho người nói và người nghe không hiểu ý nhau. 
  • Giao tiếp lệch nhau do không cùng quan điểm hoặc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp không đúng đối tượng. 
  • Sự bất đồng về ngôn ngữ hoặc giao tiếp kém cũng là nguyên nhân làm gián đoạn cuộc trò chuyện. 

Nếu bạn muốn học giao tiếp hiệu quả thì chắc chắn phải khắc phục được. Những lỗi trên và tạo được văn hóa giao tiếp riêng cho mình. Bạn đọc tham khảo thêm khoá học kỹ năng giao tiếp ứng xử của chúng tôi để có được những phương pháp và kỹ năng giao tiếp giúp bạn tự tin hơn.

Tổng kết

Với những chia sẻ của Box.edu liên quan đến văn hóa giao tiếp là gì. Chúng tôi hy vọng bạn có thể trang bị cho mình những kiến thức. Và kỹ năng nhất định để giao tiếp hiệu quả hơn. 

5/5 - (5 bình chọn)