Vốn chủ sở hữu là gì? Cách tính vốn chủ sở hữu chính xác

Trong hoạt động của một doanh nghiệp thì việc nắm được kiến thức về vốn chủ sở hữu. Là vô cùng cần thiết. Bởi đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tồn tại và phát triển của mỗi công ty. Vậy vốn chủ sở hữu là gì và cách tính vốn chủ sở hữu thế nào. Thì hãy cùng Box tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé!

👉 Xem thêm: phân biệt tài sản và nguồn vốn

👉 Xem thêm: Thặng dư vốn cổ phần là gì

👉 Xem thêm: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Mục lục bài viết

Vốn chủ sở hữu là gì?

von-chu-so-huu-la-gi.jpg
Vốn chủ sở hữu là gì?

Khái niệm

Vốn chủ sở hữu ( tên tiếng anh là Owner’s Equity). Được hiểu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Và các thành viên trong công ty liên doanh cũng như các cổ đông khác. Trong các công ty cổ phần.

Các chủ sở hữu này sẽ góp vốn để cùng nhau tiến hành một hoạt động sản xuất. Kinh doanh và cùng nhau chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động này của doanh nghiệp. Đồng thời cùng gánh chịu những khoản lãi và lỗ nếu công ty kinh doanh không có lãi.

Vốn chủ sở hữu được biết đến là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào các doanh nghiệp này ngừng hoạt động hoặc phá sản. Thì lúc này mỗi doanh nghiệp phải dùng tài sản của chính mình, trước hết ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ. Sau đó phần tài sản còn lại mới chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ.

Hiểu một cách đơn giản thì vốn chủ sở hữu sẽ bằng tổng tài sản của doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu thường sẽ được thể hiện chi tiết trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Và được huy động từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm:

  • Vốn cổ phần
  • Giá trị cổ phiếu quỹ
  • Chênh lệch quy đổi tiền tệ
  • Quỹ đầu tư phát triển
  • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
  • Lợi ích cổ đông không kiểm soát

Cách tính vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp thường được tính bằng cách xác định giá trị của nó. Bao gồm các tài sản cụ thể. Như: đất đai, nhà cửa, vốn hàng hóa, hàng tồn và các khoản thu nhập khác. Cuối cùng là lấy giá trị này trừ đi các khoản nợ và chi phí khác.

Công thức tính là: Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả

Trong đó mục tài sản sẽ được bao gồm rất nhiều hạng mục khác nhau. Chỉ cần tất cả những thứ có thể quy đổi ra thành tiền đều có thể sử dụng được như:

  • Đất đai
  • Nhà cửa
  • Vốn
  • Hàng hóa
  • Hàng tồn kho
  • Các khoản thu nhập khác

Còn khoản nợ phải trả ở đây có thể hiểu là các khoản vay của một doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Hoặc các loại chi phí được sử dụng để duy trì sự ổn định của công ty, đảm bảo sự hoạt động vền vững của doanh nghiệp. Công thức tính toán vốn chủ sở hữu này khá đơn giản. Bạn chỉ cần xác định được 2 yếu tố liên quan thì bạn sẽ dễ dàng thu được những kết quả như mong muốn.

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

phan-biet-von-chu-so-huu-va-von-dieu-le.jpg
Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Tiêu chí

Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ
Khái niệm Vốn chủ sở hữu có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vào việc vốn, các cổ đông sẽ  mua và nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu.            Vốn điều lệ thuộc quyền sở hữu của các thành viên trong công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp trước khi thành lập công ty.

 

Cơ chế hình thành Vốn chủ sở hữu có thể hình thành từ ngân sách Nhà nước, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn của cổ phần, được bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc từ những nguồn thu khác của doanh nghiệp  Vốn điều lệ thì được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định và được ghi vào trong điều lệ của công ty.
Nghĩa vụ nợ Vốn chủ sở hữu thường do Nhà nước. Cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu, do vậy nguồn vốn chủ sở hữu không được hiểu là một khoản nợ.        Vốn điều lệ chính là tổng giá trị tài sản mà các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập. Do vậy vốn điều lệ thường được coi là tài sản của công ty. Chính vì vậy mà khi doanh nghiệp bị phá sản thì vốn điều lệ có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ của doanh nghiệp.

 

Ý nghĩa – Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng, phản ánh số liệu và tình hình tăng hoặc giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.
– Vốn chủ sở hữu đại diện cho giá trị cổ phần của nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư vào một công ty. Việc sở hữu cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận vốn hoặc tăng giá cổ phiếu cũng như cổ tức cho các cổ đông công ty.
Còn vốn điều lệ chính là sự cam kết của các mức trách nhiệm của các nhà đầu tư, cá nhân hay tổ chức góp vốn. Vốn điều lệ được biết đến là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh đối với tất cả các thành viên góp vốn.

 

Nguồn vốn chủ sở hữu là gì?

Với những loại hình doanh nghiệp khác nhau, vốn chủ sở hữu cũng sẽ được hình thành từ các nguồn khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam có các loại hình vốn chủ sở hữu cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu là vốn hoạt động do nhà nước cấp phép hoặc đầu tư. Do vậy mà chủ sở hữu vốn là của nhà nước
  • Với công ty trách nhiệm hữu hạn: Nguồn vốn này được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp.
  • Công ty cổ phần: Thì vốn chủ sở hữu sẽ là vốn được hình thành từ các cổ đông. Vì vậy chủ sở hữu ở đây chính là các cổ đông
  • Với công ty hợp danh: Thường được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty. Các thành viên này là các chủ sở hữu vốn. Công ty hợp danh chính là doanh nghiệp thường phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn
  • Các doanh nghiệp tư nhân: Vốn của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp đóng góp. Vì vậy mà chủ sở hữu đương nhiên sẽ là chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
  • Doanh nghiệp liên doanh khác: Việc liên doanh công ty thường được tiến hành. Giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Vậy vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu được đóng góp bởi các thành viên góp vốn là các tổ chức, cá nhân… Do vậy mà chủ sở hữu thường là các thành viên tham gia góp vốn liên doanh. Mỗi doanh nghiệp sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nên cũng có thể có một hoặc nhiều hơn chủ sở hữu vốn. Đồng thời số vốn này được sử dụng trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp.

Trong quá trình kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Có thể được bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh thu được. Ngoài ra sẽ có các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản hoặc các quỹ của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường cũng có thể được bổ sung. Thông qua sự đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng quy mô kinh doanh. Chủ sở hữu vốn có thể là nhà nước. Cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn. Cũng có thể là các cổ đông mua hay nắm giữ cổ phiếu.

Tổng kết

Những chia sẻ từ Box mong rằng sẽ có thể giúp bạn hiểu được vốn chủ sở hữu là gì. Cũng như cách tính chính xác nhất để các doanh nghiệp nói chung. Và các nhà đầu tư có thể nhận định được tình hình phát triển của một công ty. Từ đó đưa ra được những quyết định đầu tư hợp lý nhất. Đem lại hiệu quả cao.

Rate this post
Xin chào các bạn! Mình là Hà Nguyên Phương Hiện đang là tác giả của Box.edu.vn website nổi tiếng chuyên review, đánh giá, giới thiệu các khóa học hay nhất hiện nay.